Có phải Mỹ đang thống trị thế giới?
Mn không cần đọc những phân tích của các chuyên gia, chỉ cần nhìn lại một ngày bình thường của mn cũng thấy hầu hết các thiết bị đều từ Mỹ cung cấp: iPhone, Macbook, iPad. Còn không thì là Dell. Nếu sử dụng máy tính/Laptop của TQ thì bạn vẫn sử dụng các phần mềm của Microsoft, chip của Intel, AMD, Facebook, Twitter, Gmail/Google, Amazon, Netflix...
Đó mới là cá nhân thôi. Còn khi đi làm thì các công ty thì sẽ là những gia công, sử dụng phần mềm, chăm sóc khách hàng, viết SEO, xuất khẩu, thanh toán tiền hay huy động vốn đều từ Mỹ ...
Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của rất nhiều nước. Nó thành công không phải vì nó đã ép cta sử dụng sản phẩm và dịch vụ của nó. Cta hoàn toàn tự nguyện, vì những thứ đó Mỹ làm quá tốt.
chuyện chính trị
,xã hội
Nói Mỹ thống trị thế giới là không đúng.
Nhưng các Công ty Mỹ thống trị thế giới thì đúng.
Nhưng nói các Công ty Mỹ, thật ra cũng không đúng lắm, bản thân Tư bản không có quốc tịch, nhìn từ thực tế nó có vẻ như thuộc về các ông chủ, nhưng lịch sử đã chứng minh rồi, các ông chủ có ra đi thì các Công ty vẫn phát triển, như Goldman Sachs, ngày nay ai còn nhớ ông chủ đầu tiên của Goldman là ai? Hay Intel? Hay 3M. Còn nói thật, Google, Apple nhìn thì to, nhưng không đại diện toàn bộ cho sức mạnh của Tư bản Hoa Kỳ. Sức mạnh của Tư bản Hoa Kỳ là General Electric, là Lookheed Martin, là Exxon Mobil, là Goldman Sachs, là Berkshire Hathaway, là Intel, là 3M, là Boeing, là JPMorgan Chase, là Kroger, là Monsanto, là Mordena, là General Motor, là rất rất rất nhiều các công ty khác.
Nhìn từ bên ngoài, Big 4 hay Big 5 có vẻ sẽ hùng mạnh mãi mãi, nhưng chẳng ai quên ông tổ trái phiếu Lehman Brother hay ông trùm Yahoo nhỉ?
Tất cả các Công ty rồi sẽ có 1 ngày nào đó phá sản, nhưng tại sao chỉ ở Trung Quốc mới có Huawei, chỉ ở Mỹ mới có Google, chỉ ở Hàn mới có Samsung, chỉ ở Nhật mới có Sony, Toyota hay chỉ Phần Lan mới có Nokia?
Nếu gắn kết như thế, thì ta sẽ nghĩ đến Kalaskinov Concern, UVZ chỉ có Nga, hay BMW, Krupp chỉ có ở Đức... Những công ty mang đậm màu sắc quốc gia, đậm màu sắc văn hóa!
Thứ thống trị thế giới sau cùng là văn hóa của một quốc gia, văn hóa quốc gia là cái gì? Là cái cách những con người trên dải đất đó chung sống, suy nghĩ và gây dựng.
Văn hóa Mỹ ngày nay có vẻ vượt trội, vì thứ văn hóa đó coi trong sự phát triển, coi trọng tương lai, còn lại tất cả chỉ là quá khứ, chủng tộc, màu da, tiền sử, tất cả đều sẽ chỉ quá khứ, chỉ có chăm chỉ lao động, chỉ có tương lai tốt đẹp mới là thứ có giá trị, thứ văn hóa coi trọng hiện tại đến mức cuồng điên, tạo ra nền kinh tế tiêu dùng, tạo ra những con người cuồng điên theo đuổi tự do bất chấp lịch sử quá khứ, vì thế cùng 1 người Ấn Độ, ở Ấn Độ năm 2022 người đó chỉ là 1 gã nông nô, nhưng ở Mỹ người đó có thể là 1 CEO của 1 công ty rất lớn, vì người Mỹ không nhìn vào người đó đã làm gì trong quá khứ, họ chỉ quan tâm người đó sẽ làm được gì trong tương lai.
Thứ văn hóa đó quả thật là cuốn hút, mạnh mẽ và cuồng si!
Nhưng nó đang bị đe dọa, bị thế giới u ám quanh nó làm hoen ố, vì thế người Mỹ đang tự hỏi chính họ, liệu rằng văn hóa Mỹ là thứ họ đang có ư? Họ cứ tự hỏi mình như thế, và bằng cách nào đó, họ lại tự vượt qua khủng hoảng tâm lý dân tộc Mỹ - thứ dân tộc không tồn tại - và lại vươn lên.
Tại sao thủ đô Hà Nội bé tẹo, luôn chật chội trong những con đường cụt ngủn, trừ phần là vì sự lỗi thời của xây dựng thủ đô, còn là thứ văn hóa tủn mủn thích ăn sẵn, thay vì xây 1 con đường dài vài chục mét dẫn vào nhà, dùng khoảng không đổi lấy yên tĩnh, thì cứ xây mẹ nó cạnh đường cho tiện... tựa như xây nhà cạnh suối ấy, ngày thường cũng tiện đấy, mà cái xứ nhiệt đới, 12 tháng thì 9 tháng mưa với lũ, ở cạnh suối nói chung là vui.... Xong cứ bảo tại sao mình nguy với chả cơ...
Long PT
Nói Mỹ thống trị thế giới là không đúng.
Nhưng các Công ty Mỹ thống trị thế giới thì đúng.
Nhưng nói các Công ty Mỹ, thật ra cũng không đúng lắm, bản thân Tư bản không có quốc tịch, nhìn từ thực tế nó có vẻ như thuộc về các ông chủ, nhưng lịch sử đã chứng minh rồi, các ông chủ có ra đi thì các Công ty vẫn phát triển, như Goldman Sachs, ngày nay ai còn nhớ ông chủ đầu tiên của Goldman là ai? Hay Intel? Hay 3M. Còn nói thật, Google, Apple nhìn thì to, nhưng không đại diện toàn bộ cho sức mạnh của Tư bản Hoa Kỳ. Sức mạnh của Tư bản Hoa Kỳ là General Electric, là Lookheed Martin, là Exxon Mobil, là Goldman Sachs, là Berkshire Hathaway, là Intel, là 3M, là Boeing, là JPMorgan Chase, là Kroger, là Monsanto, là Mordena, là General Motor, là rất rất rất nhiều các công ty khác.
Nhìn từ bên ngoài, Big 4 hay Big 5 có vẻ sẽ hùng mạnh mãi mãi, nhưng chẳng ai quên ông tổ trái phiếu Lehman Brother hay ông trùm Yahoo nhỉ?
Tất cả các Công ty rồi sẽ có 1 ngày nào đó phá sản, nhưng tại sao chỉ ở Trung Quốc mới có Huawei, chỉ ở Mỹ mới có Google, chỉ ở Hàn mới có Samsung, chỉ ở Nhật mới có Sony, Toyota hay chỉ Phần Lan mới có Nokia?
Nếu gắn kết như thế, thì ta sẽ nghĩ đến Kalaskinov Concern, UVZ chỉ có Nga, hay BMW, Krupp chỉ có ở Đức... Những công ty mang đậm màu sắc quốc gia, đậm màu sắc văn hóa!
Thứ thống trị thế giới sau cùng là văn hóa của một quốc gia, văn hóa quốc gia là cái gì? Là cái cách những con người trên dải đất đó chung sống, suy nghĩ và gây dựng.
Văn hóa Mỹ ngày nay có vẻ vượt trội, vì thứ văn hóa đó coi trong sự phát triển, coi trọng tương lai, còn lại tất cả chỉ là quá khứ, chủng tộc, màu da, tiền sử, tất cả đều sẽ chỉ quá khứ, chỉ có chăm chỉ lao động, chỉ có tương lai tốt đẹp mới là thứ có giá trị, thứ văn hóa coi trọng hiện tại đến mức cuồng điên, tạo ra nền kinh tế tiêu dùng, tạo ra những con người cuồng điên theo đuổi tự do bất chấp lịch sử quá khứ, vì thế cùng 1 người Ấn Độ, ở Ấn Độ năm 2022 người đó chỉ là 1 gã nông nô, nhưng ở Mỹ người đó có thể là 1 CEO của 1 công ty rất lớn, vì người Mỹ không nhìn vào người đó đã làm gì trong quá khứ, họ chỉ quan tâm người đó sẽ làm được gì trong tương lai.
Thứ văn hóa đó quả thật là cuốn hút, mạnh mẽ và cuồng si!
Nhưng nó đang bị đe dọa, bị thế giới u ám quanh nó làm hoen ố, vì thế người Mỹ đang tự hỏi chính họ, liệu rằng văn hóa Mỹ là thứ họ đang có ư? Họ cứ tự hỏi mình như thế, và bằng cách nào đó, họ lại tự vượt qua khủng hoảng tâm lý dân tộc Mỹ - thứ dân tộc không tồn tại - và lại vươn lên.
Tại sao thủ đô Hà Nội bé tẹo, luôn chật chội trong những con đường cụt ngủn, trừ phần là vì sự lỗi thời của xây dựng thủ đô, còn là thứ văn hóa tủn mủn thích ăn sẵn, thay vì xây 1 con đường dài vài chục mét dẫn vào nhà, dùng khoảng không đổi lấy yên tĩnh, thì cứ xây mẹ nó cạnh đường cho tiện... tựa như xây nhà cạnh suối ấy, ngày thường cũng tiện đấy, mà cái xứ nhiệt đới, 12 tháng thì 9 tháng mưa với lũ, ở cạnh suối nói chung là vui.... Xong cứ bảo tại sao mình nguy với chả cơ...
Quốc Minh
Minh thấy hợp lí. Nếu nói sâu xa hơn thì có thể lấy tới ví dụ này:
Rút cục thế giới này chỉ là cuộc chơi của những ông lớn với nhau, nhưng nhất nhất ngoan như cún phải theo luật rừng của Mỹ.
Đôn Ki Hô Tê
Quốc Anh
Nhìn chiếc máy bay do Trung Quốc sản xuất đi là biết liền. Linh kiện Trung Quốc được bao nhiêu ? Linh kiện của Mỹ được bao nhiêu ? Mỹ nó cấm vận nhập khẩu linh kiện máy bay như cấm chip bán dẫn, là Trung Quốc chết ngắt. Cuộc chơi này là của Mỹ. Mỹ nó thống trị nền kinh tế, quân sự, khoa học, kỹ thuật cả trăm năm nay rồi
Hiến Nguyễn Công
Tuấn Anh
T tự hỏi nếu những công ty, phần mềm đó khai sinh ở Trung Quốc cộng sản thì thớt nó sẽ có bài viết này không? Từ khi nào sản phẩm phục vụ, kinh doanh lại trở thành thứ thống trị vậy? Ngày xưa Yahoo rất mạnh nhưng rồi cũng bị thay thế, Nokia rất mạnh nhưng rồi cũng bị thay thế, bây giờ các ứng dụng, hay những thứ của Mỹ vẫn được sử dụng bởi nó chưa bị thay thế mà thôi. Đơn giản như Trung Quốc, Nga có mạng liên lạc, xã hội riêng, thậm chí internet riêng
Văn Trường
Nguyễn Hữu Hoài
Aci Home
Sức ảnh hưởng của Mỹ đang bị đe dọa rồi. Trung Quốc, Ấn Độ, Nga đang muốn bắt tay nhau đó.