Có phải học kinh tế có cơ hội nhiều hơn ngành khác?
Sinh viên kinh tế có con đường rộng mở hơn sinh viên các ngành khác. Mọi người nghĩ sao về nhận định này?
kinh tế
,hướng nghiệp
Nếu một người thật sự có năng lực thì dù học gì tương lai cũng rộng mở, họ có thể đạt thành tựu ở những ngành hoàn toàn khác với ngành học trước kia.
Nếu nói về người bình thường thì cá nhân mình thấy học công nghệ - kỹ thuật mới là con đường rộng mở.
Ngày trước mình học công nghệ, khi ra trường thì về cơ bản là chọn chỗ làm chứ không phải vất vả đi xin việc, và các bạn mình nói chung cũng được chọn chỗ làm, bởi vì nhu cầu nhân lực công nghệ cao hơn nguồn cung. Lương khởi điểm mình cũng thấy cao hơn hẳn lương khởi điểm của các bạn học kinh tế, phổ biến là cao gấp rưỡi.
Bạn cũng có thể nhìn vào danh sách những người giàu nhất thế giới, và thử đếm xem trong top 10 có bao nhiêu người thuộc lĩnh vực công nghệ. Đây là danh sách theo thời gian thực, và vào thời điểm mình xem thì 70% của top 10 là những người làm công nghệ. Bạn cũng có thể tìm hiểu xem người giàu nhất VN ngày xưa học kinh tế hay kỹ thuật. Không biết điều này có làm mọi người bất ngờ không (vì nó nghe có vẻ hiển nhiên), nhưng phần nhiều các vị trí quản lý trong các tập đoàn công nghệ thuộc về những người có background công nghệ.
Ngay từ thời mình đi học mình đã thấy các khối ngành kinh tế rất "thịnh hành" trong các bạn học sinh. Một học sinh cuối cấp nếu giỏi mà không có định hướng tương lai rõ ràng, rất có thể sẽ học kinh tế, các bạn ấy nghĩ học kinh tế nhất định sau này tiền đồ rộng mở.
Vấn đề ở đây là, tư duy đó là của thế hệ cha anh các bạn truyền lại, và nó không còn đúng nữa. Họ sống ở thời kỳ đất nước bắt đầu mở cửa, cấu trúc kinh tế thay đổi và chuyển dần sang kinh tế thị trường. Vào thời của họ các tập đoàn nhà nước được mở rộng, chuyển sang cổ phần, các doanh nghiệp mới mọc lên như nấm, nhiều cơ hội kinh tế được mở ra. Khi ấy, nhân lực kinh tế thiếu hụt, và nếu bạn học tài chính ngân hàng hay quản trị kinh doanh, thì cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở, vì cung không đủ cầu.
Khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức nhất định, nhu cầu về nhân lực ở các nhóm ngành kinh tế giảm dần. Việc học sinh đổ xô đi học kinh tế trong thời gian trước cũng đã làm nguồn cung nhân lực tăng lên, và có lẽ đã vượt cầu. Bạn có thể đã nghe chuyện nhiều người giấu bằng đại học đi làm công nhân, chuyện đó ở thời điểm hiện tại không thể xảy ra với những người được đào tạo những ngành như IT, cơ khí, điện tử, v.v., mà thường là ở những ngành mà người ta lầm tưởng rằng sẽ có nhiều cơ hội. Với nền kinh tế của chúng ta hiện nay, để phát triển thì nhu cầu nhân lực công nghệ, kỹ thuật rất lớn. Tuy nhiên, do trong một thời gian dài các ngành này không được xã hội chú trọng, học sinh chọn học không nhiều, nên nói chung nguồn nhân lực vẫn đang ở tình trạng thiếu hụt. Nước ta đang đi theo hướng trở thành một nước có nền công nghệ tiên tiến, và cho đến lúc chúng ta có thể tuyên bố như vậy, nhu cầu nhân lực khoa học kỹ thuật sẽ luôn ở mức cao. Những gì xảy ra với các ngành đào tạo kinh tế trước đây, nay đang xảy ra với các ngành kỹ thuật. Điểm khác biệt là rất nhiều người vẫn nghĩ rằng học kinh tế mới có nhiều cơ hội.
Góc nhìn của mình có thể không toàn diện, nhưng với mình thì nếu xã hội giống như một tòa nhà thì các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ giống như nền móng, trụ cột, những bức tường, những cánh cửa, v.v, nói chung là những thứ định hình tòa nhà. Các ngành kinh tế giống như hệ thống điện, nước, internet, hệ thống quản lý tòa nhà, v.v., là những thứ khiến cho cuộc sống trong ngôi nhà diễn ra trơn tru. Vào thời điểm mà ta có một tòa nhà còn thô, các hệ thống cung cấp, quản lý còn sơ sài thì rất cần người làm kinh tế. Nhưng khi tòa nhà đã đi vào hoạt động ổn định rồi, muốn mở rộng nó, ta phải xây dựng thêm, chứ không phải là lắp thêm thật nhiều điện nước.
Tóm lại, quan điểm cá nhân của mình là học ngành nào cũng có cơ hội, nhưng nghĩ rằng học kinh tế có nhiều cơ hội hơn những ngành khác thì là một sai lầm đáng tiếc.
Hideki
Nếu một người thật sự có năng lực thì dù học gì tương lai cũng rộng mở, họ có thể đạt thành tựu ở những ngành hoàn toàn khác với ngành học trước kia.
Nếu nói về người bình thường thì cá nhân mình thấy học công nghệ - kỹ thuật mới là con đường rộng mở.
Ngày trước mình học công nghệ, khi ra trường thì về cơ bản là chọn chỗ làm chứ không phải vất vả đi xin việc, và các bạn mình nói chung cũng được chọn chỗ làm, bởi vì nhu cầu nhân lực công nghệ cao hơn nguồn cung. Lương khởi điểm mình cũng thấy cao hơn hẳn lương khởi điểm của các bạn học kinh tế, phổ biến là cao gấp rưỡi.
Bạn cũng có thể nhìn vào danh sách những người giàu nhất thế giới, và thử đếm xem trong top 10 có bao nhiêu người thuộc lĩnh vực công nghệ. Đây là danh sách theo thời gian thực, và vào thời điểm mình xem thì 70% của top 10 là những người làm công nghệ. Bạn cũng có thể tìm hiểu xem người giàu nhất VN ngày xưa học kinh tế hay kỹ thuật. Không biết điều này có làm mọi người bất ngờ không (vì nó nghe có vẻ hiển nhiên), nhưng phần nhiều các vị trí quản lý trong các tập đoàn công nghệ thuộc về những người có background công nghệ.
Real Time Billionaires
www.forbes.com
Ngay từ thời mình đi học mình đã thấy các khối ngành kinh tế rất "thịnh hành" trong các bạn học sinh. Một học sinh cuối cấp nếu giỏi mà không có định hướng tương lai rõ ràng, rất có thể sẽ học kinh tế, các bạn ấy nghĩ học kinh tế nhất định sau này tiền đồ rộng mở.
Vấn đề ở đây là, tư duy đó là của thế hệ cha anh các bạn truyền lại, và nó không còn đúng nữa. Họ sống ở thời kỳ đất nước bắt đầu mở cửa, cấu trúc kinh tế thay đổi và chuyển dần sang kinh tế thị trường. Vào thời của họ các tập đoàn nhà nước được mở rộng, chuyển sang cổ phần, các doanh nghiệp mới mọc lên như nấm, nhiều cơ hội kinh tế được mở ra. Khi ấy, nhân lực kinh tế thiếu hụt, và nếu bạn học tài chính ngân hàng hay quản trị kinh doanh, thì cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở, vì cung không đủ cầu.
Khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức nhất định, nhu cầu về nhân lực ở các nhóm ngành kinh tế giảm dần. Việc học sinh đổ xô đi học kinh tế trong thời gian trước cũng đã làm nguồn cung nhân lực tăng lên, và có lẽ đã vượt cầu. Bạn có thể đã nghe chuyện nhiều người giấu bằng đại học đi làm công nhân, chuyện đó ở thời điểm hiện tại không thể xảy ra với những người được đào tạo những ngành như IT, cơ khí, điện tử, v.v., mà thường là ở những ngành mà người ta lầm tưởng rằng sẽ có nhiều cơ hội. Với nền kinh tế của chúng ta hiện nay, để phát triển thì nhu cầu nhân lực công nghệ, kỹ thuật rất lớn. Tuy nhiên, do trong một thời gian dài các ngành này không được xã hội chú trọng, học sinh chọn học không nhiều, nên nói chung nguồn nhân lực vẫn đang ở tình trạng thiếu hụt. Nước ta đang đi theo hướng trở thành một nước có nền công nghệ tiên tiến, và cho đến lúc chúng ta có thể tuyên bố như vậy, nhu cầu nhân lực khoa học kỹ thuật sẽ luôn ở mức cao. Những gì xảy ra với các ngành đào tạo kinh tế trước đây, nay đang xảy ra với các ngành kỹ thuật. Điểm khác biệt là rất nhiều người vẫn nghĩ rằng học kinh tế mới có nhiều cơ hội.
Góc nhìn của mình có thể không toàn diện, nhưng với mình thì nếu xã hội giống như một tòa nhà thì các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ giống như nền móng, trụ cột, những bức tường, những cánh cửa, v.v, nói chung là những thứ định hình tòa nhà. Các ngành kinh tế giống như hệ thống điện, nước, internet, hệ thống quản lý tòa nhà, v.v., là những thứ khiến cho cuộc sống trong ngôi nhà diễn ra trơn tru. Vào thời điểm mà ta có một tòa nhà còn thô, các hệ thống cung cấp, quản lý còn sơ sài thì rất cần người làm kinh tế. Nhưng khi tòa nhà đã đi vào hoạt động ổn định rồi, muốn mở rộng nó, ta phải xây dựng thêm, chứ không phải là lắp thêm thật nhiều điện nước.
Tóm lại, quan điểm cá nhân của mình là học ngành nào cũng có cơ hội, nhưng nghĩ rằng học kinh tế có nhiều cơ hội hơn những ngành khác thì là một sai lầm đáng tiếc.