Có phải học Đại học ra không áp dụng được những kiến thức đã học vào việc làm?

  1. Giáo dục

có thật sự là như thế không ạ. Vậy mọi người sao vẫn chạy theo con đường này. Mọi người đang học ngành gì?

Từ khóa: 

giáo dục

không phải vậy đâu bạn, bạn đừng lo lắng quá, học đại học là học để làm nghề nên mọi kiến thức học ở đây đều được áp dụng vào công việc mà bạn chọn, chỉ có điều là bạn có biết cách áp dụng nó vào đâu hay không thôi.
Trả lời
không phải vậy đâu bạn, bạn đừng lo lắng quá, học đại học là học để làm nghề nên mọi kiến thức học ở đây đều được áp dụng vào công việc mà bạn chọn, chỉ có điều là bạn có biết cách áp dụng nó vào đâu hay không thôi.

Chào bạn, mình nghĩ đúng hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người học.

Ví dụ nếu bạn sinh viên ấy dành thời gian ở Đại học để rong chơi, nhậu nhẹt, cày game v.v... cộng thêm việc ngủ vùi ở trong phòng hoặc ngược xuôi đi làm kiếm tiền với suy nghĩ "lên giảng đường toàn lý thuyết suông" thì đương nhiên bạn ấy sẽ rất hững hờ với Đại học. Đó là trường hợp vào Đại học nhưng không thực sự học Đại học.

Ngược lại, nếu chăm chỉ học tập, giao tiếp với mọi người, có thái độ tích cực, năng động thì sẽ có kiến thức và kĩ năng cơ bản để tiếp thu những kiến thức và kĩ năng cao hơn ở môi trường làm việc.

Học là việc cả đời. Song không thể cùng lúc học rồi hiểu mọi chuyện, nên cần chia ra từng tầng bậc. Vậy nên ở Đại học trước hết là chúng ta học cách làm người tử tế, điềm đạm để sau này đi làm, nếu học thì còn có người đi trước muốn dạy. Và người ta dạy thì bản thân cũng còn biết cách để học.

Chúc bạn học hành tấn tới.

Học ĐH thì giống như xây nhà mà đổ nền móng vậy, sau này khi xây xong thì không ai hỏi cái móng có che mưa, nắng hay bảo vệ bản thân con người được không. Nhưng đó là nền tảng của ngôi nhà, là tiền đề để xây lên những tầng mới, móng có chắc thì nhà ms vững và có thể được xây lên thêm nhiều tầng, ko thể đem nó ra so sánh với những công dụng trước mắt của mái hay tường như làm đẹp, che nắng mưa. Và cuộc sống cũng vậy.

Đúng, nhưng ko phải hoàn toàn.

Đi làm thì kiến thức là 1 việc, nhưng để làm đc thì cần nhất là kinh nghiệm. Bởi vậy, nhiều khi học xong ra phải học thêm chứng chỉ này nọ mới có thể làm việc đc.

Nhưng ko phải vì vậy mà những kiến thức đó ko cần thiết. Trái lại nó lại rất cần thiết. Những kiến thức bạn học đc sẽ là nền tảng của bạn, từ nền tảng đó mà vận dụng để làm việc, để bạn học tiếp những chứng chỉ. Kiến thức rộng, hiểu sâu, hiểu kỹ thì dễ dàng vận dụng để phát triển kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm, học thêm cái mới. Bởi vậy, bạn cố gắng học cho kỹ nhé.

Ví dụ ngành nghề mình học. Hạ tầng đô thị. Lúc học thì bảng tra từ ống 50, 100, 200, 400,... Đủ cỡ. Ra đi làm. Ống 49, 90, 114, 200, 315,... Ống chính 200, rẽ nhánh thì 114, nhánh nhỏ hơn xuống 90, rồi 60, vào nhà thì ống 21. Ráp y cái đồ án hồi đi học vào thì bể lắm lắm. Cái này thì phải học tập từ ng đi trc thôi. Nhưng đi học rõ sẽ biết nhánh nào như thế nào thì học từ ng đi trước sẽ nhanh hơn là ko biết gì cả.

À mà trừ kinh tế, thực sự ko biết học để làm gì 🤣🤣

kiến thức đại học dạy rất rộng và chung chung. sau đi làm b sẽ chuyên sâu về 1 lĩnh vực 1 nhóm việc nào đó thôi. và tất nhiên b sẽ được đào tạo lại.😀 học đại học để biết được kiến thức tổng quá, có cái bằng và các mối quan hệ.

Có chứ nếu bạn ko áp dụng dk là do bạn ko học đến nơi đến chốn thôi
Còn tùy xem trong trường bạn nghe và hiểu được những gì
Thường thì kiến thức học trên trường lớp sẽ kinh nghiệm cho bạn. Mình nghĩ kỹ năng sống và làm việc, thái độ đối với công việc quyết định bạn có được việc làm không. Đại học là nền tảng cả ở đó chúng ta được học những gì liên quan đến ngành nghề. Nhà trường sẽ đào tạo ''Chuyên môn vững vàng'' cho các sinh viên, không có nền tảng vững chắc thì khí có cơ hội. Đặc biệt cuộc cách mạng 4.0 đang đến gần,nó thay đổi mạnh mẽ về công việc và cách làm việc 😊
Đúng
Không