Có phải đọc sách chữ thì tốt hơn đọc truyện tranh?

  1. Sách

Mình có rất nhiều truyện tranh, và đọc truyện tranh mình cũng hiểu ra khá nhiều điều: lịch sử, văn hóa, cách ứng xử, truyền cảm hứng, động lực sống... Nhưng tại sao lại có những người đánh giá đọc truyện tranh thì là trẻ con, tào lao; muốn có tri thức thực sự phải đọc sách chữ.

Từ khóa: 

sách

Mình nghĩ truyện tranh có sức hấp dẫn riêng. Hãy thoải mái tận hưởng điều mà bạn thích, vì khi làm điều bạn thích thì bạn sẽ nhận được giá trị tích cực (ít nhất là về mặt cảm xúc). 

Tri thức thực sự không nằm trong sách chữ, cũng không nằm ở nơi nào khác bên ngoài mà nằm ở bên trong nhận thức của mỗi con người. Nếu truyện tranh giúp bạn nhận ra điều gì đó có ích, thì chứng tỏ chúng có tri thức.

Chia sẻ thêm là người đọc sách chữ cũng thường được người sử dụng Internet góp ý là phải lướt web thì mới có tri thức thực sự :))

Trả lời

Mình nghĩ truyện tranh có sức hấp dẫn riêng. Hãy thoải mái tận hưởng điều mà bạn thích, vì khi làm điều bạn thích thì bạn sẽ nhận được giá trị tích cực (ít nhất là về mặt cảm xúc). 

Tri thức thực sự không nằm trong sách chữ, cũng không nằm ở nơi nào khác bên ngoài mà nằm ở bên trong nhận thức của mỗi con người. Nếu truyện tranh giúp bạn nhận ra điều gì đó có ích, thì chứng tỏ chúng có tri thức.

Chia sẻ thêm là người đọc sách chữ cũng thường được người sử dụng Internet góp ý là phải lướt web thì mới có tri thức thực sự :))

Ko, chẳng liên quan gì cả. Chữ hay tranh + chữ nó cũng chỉ là phương tiện truyền tải thông tin thôi, cái quan trọng là nội dung ở trong là gì, có thỏa mãn được nhu cầu của người đọc hay ko, đọc xong thu được cái gì.

Có cái quan niệm kia chủ yếu là vì "truyện tranh" nó thường là truyện, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu giải trí. Những sách khoa học cơ bản như sách giáo khoa phổ thông, sách khoa học thường thức, sách chuyên ngành, cung cấp kiến thức chuyên sâu, cần cho công việc thường là chỉ có chữ và 1 ít hình ảnh minh họa thôi.

Cần có cái nhìn bao quát giữa sách chữ và truyện tranh. Thường thì người ta cho rằng sách chữ hay truyện chữ là phương tiện tốt nhất để phát triển văn hóa đọc nói chung. 

Truyện chữ thường diễn đạt một vấn đề, hay một câu chuyện “có đầu có đuôi” - đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, diễn đạt dễ hiểu, trong sáng. Quan niệm truyện chữ tốt hơn truyện tranh là một hiểu lầm khá phổ biến. 

Không thể phủ nhận giá trị nọi dung cũng như kiến thức mà sách chữ mang lại. Nhưng không phải sách chữ nào cũng hay, cũng có giá trị, lại càng không phải cứ càng nhiều chữ thì càng tốt. Đôi khi 1 cuốn sach toàn chữ cũng gây cho người đọc cảm giác nhàm chán và rất khó để hình dung, thấu hiểu hết giá trị mà nó muốn đem lại.

Không thiếu những truyện chữ "chỉ thuần túy là giải trí". Thâm chí tệ hơn còn không thể giải trí nổi. Bạn phải dồn rất nhiều tâm trí để đọc một cuốn sách đầy chữ, không còn gì thấy chán nản hơn khi đọc xong mà thấy thực sự không đáng đọc tẹo nào.

TS. Giáp Văn Dương cũng đã từng chia sẻ rằng ọc truyện tranh không phải là xấu, và ngay cả đọc truyện chữ cũng không phải hoàn toàn tốt. Mỗi thể loại đều có cái hay, cái dở, cái hạn chế và vấn đề là chúng ta phải điều chỉnh như thế nào."

Còn về truyện tranh, mình nghĩ cái đánh giá mà người ta cho rằng đọc truyện tranh là trẻ con và tào lao một phàn cũng xuất pjhast từ cái tên gọi của nó và đương nhiên, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Họ cho rằng những bộ truyện tranh thì chủ yếu nhằm mục đích giải trí hay không mang nặng bất kì một nội dung, giá trị nhân văn hay đáng giá nào.

Mỗi người có sở thích và khả năng tiếp thu là khác nhau. Có người tiếp thu rất tốt qua phương pháp đọc và có thể tự học, họ dễ dàng hình dung qua những con chữ mà không cần bất kì hình ảnh minh họa nào. Lại có người tiếp thu rất tốt qua phương pháp nghe và có người tiếp thụ qua phương pháp có hình ảnh trực quan sinh động. Đó là lý do khiến có những người chỉ đọc truyện tranh mà không thể đọc truyện chữ, đơn thuần vì truyện chữ cho họ cái nình cụ thể, sinh động và chân thực nhất. 
Như mình để ý thì ngày nay, các bộ sách về học tập cũng được xây dựng dựa trên sơ đồ tư duy, tích hợp cả hình ảnh lẫn những mẩu truyện ngắn để giúp người đọc dễ dàng tiếp thu, ví dụ như sách "Mind Map English" hay "90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ"
Vậy nên để đánh giá giữa truyện tranh và sách chữ là vô cùng khập khiễng^^