Có phải cuộc đời chúng ta đã được thiết kế sẵn?
Nhiều người không bao giờ nghiêm túc cho rằng mỗi cuộc đời đều có một mục đích cao cả, dù rằng họ có thể tin đắm đuối vào tử vi, bói toán, định mệnh và luân hồi… Một số nghĩ rằng mình chỉ là con rối trong một trật tự vĩ đại song lạnh lùng trong khi một số khác tin rằng mình là trung tâm thế giới. Một số nhỏ không bi quan, không lạc quan, đơn giản chỉ sống vì bản thân mình trong mọi hoàn cảnh.
Những bước ngoặt cuộc đời cho thấy cuộc sống không ngẫu nhiên. Sự kiện một người gặp khó khăn hay có những thuận lợi đặc biệt cũng không xảy ra vô tình. Mỗi đứa trẻ sinh ra dường như đã có cá tính và chọn hướng đi nào đó. Nơi bạn sinh ra, hoàn cảnh sống của bạn, khả năng kinh tế của bạn, dù bạn có nỗ lực như thế nào thì giá trị bạn đạt được không bao giờ thoả mãn mong muốn của bạn mà nó thoả mãn theo điều kiện khác dường như đã định sẵn.
Vậy có hay không bản thiết kế cuộc đời mỗi con người? Nếu có thì Ai là người thiết kế?
Làm thế nào để xem được bản thiết kế đó?
tôn giáo
,tâm linh
Cuộc đời của một người đã được "THIẾT KẾ" từ trước khi người đó sinh ra
Khi một người được sinh ra, nhiều ông thầy tử vi giỏi có thể đọc ra chính xác cuộc đời của người đó, như năm nào gặp hạn gì, giàu hay nghèo, thời gian nào thăng quan tiến chức, thời gian nào lụn bại,... Như vậy, rõ ràng cuộc đời của một con người dường như đã được thiết kế sẵn từ trước khi sinh ra, nên có ai đó giỏi về đọc ngôn ngữ lập trình cuộc đời (như thầy tướng số giỏi, thầy tử vi giỏi, thày bói giỏi v.v...) thì có thể "đọc" được "BẢN THIẾT KẾ" đã được vẽ đó.
Ở đây không phải là ta ca ngợi các khoa thuật tướng số, tử vi, bói toán nhưng rõ ràng từ những người giỏi các khoa thuật này mà ta thấy rõ một điều: CUỘC ĐỜI CỦA MỘT NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC "THIẾT KẾ" từ trước khi người đó sinh ra nên các ông thầy đó mới thấy được.
Vậy ai đã thiết kế cho cuộc đời ta?
Người thiết kế đó chính là TA và LUẬT NHÂN QUẢ.
Hương Liên
Cuộc đời của một người đã được "THIẾT KẾ" từ trước khi người đó sinh ra
Khi một người được sinh ra, nhiều ông thầy tử vi giỏi có thể đọc ra chính xác cuộc đời của người đó, như năm nào gặp hạn gì, giàu hay nghèo, thời gian nào thăng quan tiến chức, thời gian nào lụn bại,... Như vậy, rõ ràng cuộc đời của một con người dường như đã được thiết kế sẵn từ trước khi sinh ra, nên có ai đó giỏi về đọc ngôn ngữ lập trình cuộc đời (như thầy tướng số giỏi, thầy tử vi giỏi, thày bói giỏi v.v...) thì có thể "đọc" được "BẢN THIẾT KẾ" đã được vẽ đó.
Ở đây không phải là ta ca ngợi các khoa thuật tướng số, tử vi, bói toán nhưng rõ ràng từ những người giỏi các khoa thuật này mà ta thấy rõ một điều: CUỘC ĐỜI CỦA MỘT NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC "THIẾT KẾ" từ trước khi người đó sinh ra nên các ông thầy đó mới thấy được.
Vậy ai đã thiết kế cho cuộc đời ta?
Người thiết kế đó chính là TA và LUẬT NHÂN QUẢ.
Mỹ Hạnh
Cuộc đời không phải đã được lập trình sẵn nhưng nó giống như một bàn cờ mà thành hay bại, khổ hay vui... là do quyết định của người trong cuộc đi quân cờ nào, chọn nước cờ nào, với mục đích gì... (có nhiều quân cờ, nước cờ và mục đích để mỗi người tự do lựa chọn) tuỳ theo khả năng hay trình độ nhận thức và cách xử lý trong ván cờ của mình.
Nhân Tâm
Vậy số phận, số mệnh của con người hay con người có số mệnh hay không? Đây là vấn đề được đề cập và tranh luận khá nhiều trong triết học cũng như trong lĩnh vực tôn giáo từ nghìn xưa cho đến ngày nay. Vậy theo quan điểm của Phật giáo, số phận của con người được giải thích như thế nào?
Theo quan điểm của Phật giáo, nếu số phận hay số mệnh là đã đã được an bài sẵn cho cuộc đời mỗi con người thì sẽ không thể thay đổi, vậy chắc chắn chúng ta không thể nào tu hành, cải thiện cuộc sống của chúng ta thăng hoa cho đến đỉnh cao là bậc toàn giác như Đức Phật. Khi chúng ta có sự thay đổi trong suy nghĩ, lời nói, hành động của mình là chúng ta đang thay đổi nghiệp của chính mình.
Trên thực tế, những điều không may xảy đến cho con người ngoài ý muốn của họ, hoặc điều tốt đẹp mà người được hưởng cũng không do họ tính toán được, thì theo Phật giáo, định mệnh ấy vẫn thật có. Nhưng cái định mệnh, số mệnh ấy không nằm trong bàn tay quyết định của vị thần linh nào khác, mà nó tuỳ thuộc ở hành động và ý tưởng của chính người ấy, thường được gọi là nghiệp. Số phận hay số mệnh chính là hình bóng của nghiệp, số phận tốt hay xấu tuỳ theo nghiệp tốt hay xấu. Chính vì vậy, đạo Phật thường khuyên chúng ta tu để chuyển nghiệp, tức thay đổi số phận.
Do nghiệp nhân trong quá khứ mà con người phải sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào, ở đâu, vào lúc nào; Do nghiệp nhân trong quá khứ với nghiệp nhân hiện tại tạo nên thân phận, đời sống con người, giàu sang, nghèo khó, hạnh phúc hoặc khổ đau v.v..
Trong Trung Bộ kinh (Majjhima Nikàya), Đức Phật cho biết: “Với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, vượt tri kiến phàm tục, ta thấy cách chúng hữu tình sinh tử như thế nào. Ta thấy rõ cao quý hay hạ liệt, thông minh hay ngu đần, mỗi chúng sinh được tái sinh cõi lành hay cõi dữ tùy theo hạnh nghiệp của mình”.
Một số cuộc đối đáp giữa Đức Phật và các ngoại đạo sư hoặc những người đi tìm cầu chân lý được ghi lại trong kinh Phật giúp người ta hiểu rõ hơn về Nghiệp theo quan niệm của đạo Phật:
Có một người tên Sudha hỏi Đức Phật rằng: “Do nguyên nhân nào trên thế gian có quá nhiều sự chênh lệch, bất đồng, như: người chết yểu, người sống thọ; người bệnh hoạn, người khỏe mạnh; người xấu xí, người xinh đẹp; hạng người làm gì cũng không ai ủng hộ, không ai làm theo, nói gì cũng không ai nghe; hạng người làm gì cũng có người ủng hộ, cũng có người làm theo, nói gì cũng có người nghe; người nghèo khổ, người giàu sang; người sinh ra trong gia đình bần cùng, người sinh ra trong dòng dõi cao quý; người khôn, kẻ đần…”.
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
Đức Phật nói với một đệ tử của đạo sư Mahàvìra (phái lõa thể); “Như Lai kịch liệt chỉ trích sát sinh, lấy của không cho (trộm cướp), tà hạnh trong các dục, nói láo. Vị đệ tử đặt lòng tin vào đạo sư, bèn suy nghĩ: “Nay ta đã sát sinh, việc ấy là không đúng, như vậy là không tốt. Phải luôn ghi nhớ rằng hành động ác kia ta đã lỡ làm, nay ta hãy ăn năn hối cải”. Và do suy nghĩ như vậy, vị ấy từ bỏ sát sinh, và bằng cách này vị ấy vượt qua ác nghiệp” (Kinh Tương Ưng IV). Ở đây Đức Phật cho biết nghiệp quả của một hành động xấu ác có thể được khắc phục nhờ ăn năn hối cải và sửa đổi hành vi, lối sống, tu tập đạo đức (đạo Phật gọi là chuyển nghiệp). Điều này cũng có nghĩa là Nghiệp không phải bất di bất dịch, con người có thể làm thay đổi nghiệp.
Con người có thể làm chủ nghiệp nhân (tùy ý lựa chọn suy nghĩ, lời nói, hành động của mình) và có thể thay đổi nghiệp quả (khắc phục hậu quả, làm giảm hiệu năng kết quả của suy nghĩ, lời nói, hành động). Trong Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ, tương đương với kinh Tăng Nhất A Hàm), Đức Phật có nói vấn đề này như sau:
– Này các tỳ kheo, một người không biết khép mình vào nền nếp, kỷ cương của thân, của đạo lý, của tâm, của trí tuệ, người kém đạo đức, kém giới hạnh, người đó sẽ sống đau khổ. Dù một hành động tầm thường của người đó cũng đủ tạo quả (nghiệp quả) đưa vào cảnh khổ. Nhưng một người có nếp sống kỷ cương về phương diện vật chất cũng như về phương diện tinh thần, đạo đức, trí tuệ, người có đạo đức cao thượng, biết làm điều thiện, lấy tâm từ vô lượng đối xử với tất cả mọi chúng sinh, người như thế dù có một hành động lầm lạc tầm thường, hành động ấy không tạo quả (nghiệp quả) trong hiện tại hay trong kiếp vị lai”.
Ví như có người kia sớt một muỗng muối vào bát nước. Này hỡi các tỳ kheo, các thầy nghĩ như thế nào? Nước trong bát có trở nên mặn và khó uống không?
– Bạch Đức Thế Tôn, nước trở nên mặn và khó uống. Vì nước trong bát ít nên sẽ mặn khi cho muỗng muối vào.
– Đúng vậy. Bây giờ, này các tỳ kheo, ví như người kia đổ muỗng muối ấy xuống sông Hằng (Ganges), các thầy nghĩ sao? Nước sông Hằng có vì muối ấy mà trở nên mặn và khó uống không?
– Bạch Đức Thế Tôn, nước sông Hằng không vì muỗng muối ấy mà mặn, vì sông Hằng rộng lớn, nước nhiều, chỉ bấy nhiêu muối ấy không đủ làm mặn nước sông Hằng.
– Cũng như thế, có trường hợp người kia vì phạm một lỗi nhỏ mà chịu cảnh khổ. Người khác cũng tạo một lỗi tương tự nhưng gặt quả (nghiệp quả) nhẹ hơn, và sau khi chết quả kia (nghiệp quả) không trổ sinh nữa dù chỉ trổ một cách nhẹ nhàng.
Theo Đức Phật, chính vì mỗi người có thể cải thiện, xây dựng con người mình hay nói cách khác là thay đổi số phận, làm nên số phận mà kẻ xấu có thể trở thành người tốt, kẻ dở trở thành người hay, kẻ ngu trở thành người trí, kẻ phàm thành bậc thánh nhân. Trong vô số kiếp, con người đã tạo biết bao nghiệp lành, dữ, thiện, ác, nếu không thể chuyển nghiệp thì làm sao có hiện tượng những bậc hiền trí, thánh nhân xuất hiện trên đời.
Nếu hiểu số phận là cái tốt hoặc xấu vĩnh viễn dành cho một người thì không ai có khả năng thay đổi. Nhưng lý giải theo căn bản chuyển nghiệp, chúng ta có thể thay đổi được số phận của chính mình. Nếu nghiệp nhẹ, chúng ta có thể thay đổi số phận ấy ngay trong đời này. Trường hợp túc nghiệp của chúng ta quá nặng, tất yếu phải đời sau hay nhiều đời sau nữa mới đổi được. Ví dụ phải mang những dị tật bẩm sinh trong hiện đời, dù có cố gắng mấy, hình tướng bất toàn ấy cũng không thể thay đổi hoàn toàn, trở thành bình thường trong hiện đời.
Ý thức được khả năng chuyển nghiệp theo lời Phật dạy, chúng ta có thể từng bước cải thiện cuộc sống thành tốt đẹp. Từ nghèo khó, nhưng biết đầu tư kiến thức, công sức vào công việc, cũng có thể đạt được cuộc sống sung túc, từ ốm yếu bệnh hoạn biết điều chỉnh thể xác và tinh thần thành khỏe mạnh, từ không giỏi, nhưng siêng năng học hành cũng có thể đỗ đạt, tăng trưởng hiểu biết, đạt được vị trí cao trong xã hội, hoặc biết sửa đổi tánh tham lam hung dữ, lười biếng thành siêng năng, hiền dịu, ngay thẳng thì chắc chắn sẽ được người khác tin cậy, quý mến, hợp tác và gầy dựng được cuộc sống giàu sang. Muốn biết được tương lai đời sau như thế nào thì hãy xem việc làm hiện tại của chúng ta.
Văn Lưu
Dừng Suy Nghĩ
Có và không.
Cái mà bạn đang hỏi là về chuyện "mệnh" của con người. Mà trong chữ mệnh thì có hai nghĩa là định mệnh và vận mệnh. Định mệnh nghĩa là những trải nghiệm, đích đến, bài học bạn buộc phải trải qua trong kiếp sống, chúng mang nghĩa cố định, không thay đổi được. Ngược lại, vận mệnh ngụ ý về ý chí tự do của con người, bạn có thể chọn ngành này ngành kia, công ty này công ty khác. Nó cho phép bạn diễn tiến Định mệnh qua nhiều con đường khác nhau.
Từ đầu thì bạn chính là người xác định định mệnh của bản thân và các viễn cảnh vận mệnh có thể xảy ra trong kiếp sống đó với linh hồn hướng dẫn của mình trước khi tái sinh vào kiếp sống. Với mỗi định mệnh thì bạn sẽ sở hữu một cái tôi với nhiều tính cách khác nhau để thực hiện định mệnh của mình.
Hiện tại thì chẳng có cách nào với người trần mắt thịt để đọc được bản thiết kế đó, nhưng bạn vẫn có thể phản tư và dựa vào các công cụ huyền học để vạch ra bản thiết kế đó cho mình.
Đọc thêm về
DOIMAT
Trần Hiền
Cuộc đời của chúng ta không hẳn là được "thiết kế" sẵn, đó có thể là chúng ta đang trả nghiệp từ kiếp trước và cuộc sống tốt hay xấu thì đều phụ thuộc vào cách chúng ta đối xử với cuộc sống thế nào thôi
lê Hoàng Thái
Không mê tín nhưng đôi khi mình cũng cảm thấy như thế:( Cuộc sống vô thường khiến chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy đến
Nguyễn Quang Vinh
Trang Chau