Có phải càng lớn càng không thích Tết?

  1. Tâm lý học

  2. Văn hóa

Hồi nhỏ mỗi khi Tết đến trong lòng thật háo hức, thật vui vẻ. Bây giờ lớn lên sao mà mình chẳng muốn đến Tết nữa, chẳng còn một chút cảm giác phấn khích như xưa.

Đã 7 tháng của năm 2021 trôi qua, lại sắp Tết đến nơi.

Có phải con người càng trưởng thành càng thấy Tết không còn vui nữa?

Có ai giống mình không?

https://phongthuylersi.com/wp-content/uploads/2021/01/136398165_4142137595852198_7676248609056257403_n-678x381.jpg
Từ khóa: 

tết

,

tâm lý học

,

văn hóa

Không phải là càng lớn càng không thích tết mà là hình như càng lớn người ta càng “sợ” Tết…đó bạn .Phải chăng bởi vì khi bước chân vào thế giới người lớn , mọi thứ không còn mang màu sắc đơn thuần như trong kí ức trẻ thơ , hay bởi mỗi năm qua đi , thấy vết chân chim hiện lên trên khóe mắt mẹ , thấy tóc cha bạc pha màu mái tóc cha , chúng ta lại sợ tàn nhẫn, sợ quy luật nhân sinh nghiệt ngã cướp đi những thứ quan trọng.

Hồi còn bé dường như đứa trẻ nào cũng đều mong ngóng và háo hức mỗi bận năm hết Tết đến. Đó là khi được mẹ dắt tay đi mua quần áo mới - những bộ quần áo rực rỡ màu sắc, phẳng phiu và đẹp đẽ. Tết là quãng thời gian không phải làm bài tập, được vui chơi thoải mái và nhận lì xì trong những chiếc phong bao tươi thắm. Tết trong mắt trẻ thơ vốn dĩ đơn thuần vô ngần

Thế nhưng, khi đã lên chuyến tàu rời bến tuổi thơ để đến với sân ga mang tên người trưởng thành, dư vị của Tết có lẽ cũng có sự thay đổi nhất định.

Chúng ta tất bật với guồng quay cuộc sống, với những toan tính mệt nhọc, để rồi chẳng biết từ bao giờ chúng ta cũng đánh rơi mất sự hồn nhiên từ ngay trong ánh mắt.

Ai cũng mong lớn thật nhanh, nhưng lớn rồi chỉ mong bé lại. Bởi

thế giới
của người lớn quá chật chội và vội vã.

Mỗi khi nói lời giã từ với một năm tháng cũ, tôi thường có thói quen ngoái đầu nhìn lại, để nhớ một chút rằng rốt cuộc ở đoạn đường đó tôi là ai và đã trở thành ai?

Tất nhiên, có những điều nuối tiếc, những dự định dù nhỏ nhoi thôi nhưng cũng chưa kịp thực hiện. Và thế là một năm trôi vèo đi như chớp mắt, nhanh đến nỗi có khi người ta còn chưa kịp thích nghi.

Người ta “sợ” Tết có chăng vì Tết nay đã khác Tết xưa hay bởi bản thân chúng ta đã không còn là những đứa trẻ năm nào, vô tư, hồn nhiên để cảm nhận trọn vẹn niềm vui của ngày Tết?

Với những cô dâu mới về nhà chồng, ngày Tết cũng có phút yếu lòng, tủi thân và nhớ nhà. Hay những người con xa xứ, vì cuộc sống mưu sinh mà đành lòng đón Tết xa quê. Phút giây đón năm mới ở một nơi xa rất xa vô cùng tủi thân và cô đơn. Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta rồi sẽ trải qua cảm giác chông chênh như thế.

Và đôi khi Tết cũng là lúc chúng ta có những nỗi sợ vô hình khi nhìn thấy dấu vết thời gian in hằn lên mắt mẹ, lên vai cha. Chúng ta vẫn luôn hiểu quy luật tuần hoàn của nhân sinh, nhưng chỉ cần nghĩ đến cũng đủ để sợ hãi. Chúng ta chẳng thể làm gì khác ngoài chấp nhận và trân trọng những gì đang có ở thực tại.

Dù “sợ” Tết nhưng không ai có thể phủ nhận ý nghĩa thiêng liêng khi được sum vầy bên những người thân yêu. Tết là dịp chúng ta cùng nhìn nhận những gì đã làm được, những gì còn dở dang để tiếp tục hành trình phía trước. Tết cũng là khi con người ta xóa bỏ mọi lỗi lầm và hy vọng về những điều tốt đẹp.

Tết sẽ vẹn nguyên hơn khi mỗi chúng ta đón chờ với một trái tim nồng ấm và gạt bỏ hết muộn phiền để cười vui bên gia đình, trao cho nhau những câu chúc năm mới.

Và chắc chắn, khi ấy bạn sẽ không còn cảm thấy Tết “nhạt” nữa đâu…

Trả lời

Không phải là càng lớn càng không thích tết mà là hình như càng lớn người ta càng “sợ” Tết…đó bạn .Phải chăng bởi vì khi bước chân vào thế giới người lớn , mọi thứ không còn mang màu sắc đơn thuần như trong kí ức trẻ thơ , hay bởi mỗi năm qua đi , thấy vết chân chim hiện lên trên khóe mắt mẹ , thấy tóc cha bạc pha màu mái tóc cha , chúng ta lại sợ tàn nhẫn, sợ quy luật nhân sinh nghiệt ngã cướp đi những thứ quan trọng.

Hồi còn bé dường như đứa trẻ nào cũng đều mong ngóng và háo hức mỗi bận năm hết Tết đến. Đó là khi được mẹ dắt tay đi mua quần áo mới - những bộ quần áo rực rỡ màu sắc, phẳng phiu và đẹp đẽ. Tết là quãng thời gian không phải làm bài tập, được vui chơi thoải mái và nhận lì xì trong những chiếc phong bao tươi thắm. Tết trong mắt trẻ thơ vốn dĩ đơn thuần vô ngần

Thế nhưng, khi đã lên chuyến tàu rời bến tuổi thơ để đến với sân ga mang tên người trưởng thành, dư vị của Tết có lẽ cũng có sự thay đổi nhất định.

Chúng ta tất bật với guồng quay cuộc sống, với những toan tính mệt nhọc, để rồi chẳng biết từ bao giờ chúng ta cũng đánh rơi mất sự hồn nhiên từ ngay trong ánh mắt.

Ai cũng mong lớn thật nhanh, nhưng lớn rồi chỉ mong bé lại. Bởi

thế giới
của người lớn quá chật chội và vội vã.

Mỗi khi nói lời giã từ với một năm tháng cũ, tôi thường có thói quen ngoái đầu nhìn lại, để nhớ một chút rằng rốt cuộc ở đoạn đường đó tôi là ai và đã trở thành ai?

Tất nhiên, có những điều nuối tiếc, những dự định dù nhỏ nhoi thôi nhưng cũng chưa kịp thực hiện. Và thế là một năm trôi vèo đi như chớp mắt, nhanh đến nỗi có khi người ta còn chưa kịp thích nghi.

Người ta “sợ” Tết có chăng vì Tết nay đã khác Tết xưa hay bởi bản thân chúng ta đã không còn là những đứa trẻ năm nào, vô tư, hồn nhiên để cảm nhận trọn vẹn niềm vui của ngày Tết?

Với những cô dâu mới về nhà chồng, ngày Tết cũng có phút yếu lòng, tủi thân và nhớ nhà. Hay những người con xa xứ, vì cuộc sống mưu sinh mà đành lòng đón Tết xa quê. Phút giây đón năm mới ở một nơi xa rất xa vô cùng tủi thân và cô đơn. Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta rồi sẽ trải qua cảm giác chông chênh như thế.

Và đôi khi Tết cũng là lúc chúng ta có những nỗi sợ vô hình khi nhìn thấy dấu vết thời gian in hằn lên mắt mẹ, lên vai cha. Chúng ta vẫn luôn hiểu quy luật tuần hoàn của nhân sinh, nhưng chỉ cần nghĩ đến cũng đủ để sợ hãi. Chúng ta chẳng thể làm gì khác ngoài chấp nhận và trân trọng những gì đang có ở thực tại.

Dù “sợ” Tết nhưng không ai có thể phủ nhận ý nghĩa thiêng liêng khi được sum vầy bên những người thân yêu. Tết là dịp chúng ta cùng nhìn nhận những gì đã làm được, những gì còn dở dang để tiếp tục hành trình phía trước. Tết cũng là khi con người ta xóa bỏ mọi lỗi lầm và hy vọng về những điều tốt đẹp.

Tết sẽ vẹn nguyên hơn khi mỗi chúng ta đón chờ với một trái tim nồng ấm và gạt bỏ hết muộn phiền để cười vui bên gia đình, trao cho nhau những câu chúc năm mới.

Và chắc chắn, khi ấy bạn sẽ không còn cảm thấy Tết “nhạt” nữa đâu…

Đúng là con người khi càng lớn, càng trưởng thành thì niềm hân hoan chờ đón tết sẽ không còn được như lúc còn nhỏ nữa.

Bởi vì lúc còn nhỏ vô lo vô nghĩ, chỉ có học với chơi hay phụ việc nhà cho bố mẹ. Nên rất thích tết để được nghỉ học, được ăn nhiều món ăn ngon hơn ngày thường, và lại có tiền mừng tuổi nữa.

Nhưng khi lớn lên,phải gánh vác trên vai chuyện cơm áo gạo tiền, bao nhiêu thứ phải lo. Lúc đó cái cảm giác phấn khích khi tết đến cũng vơi đi phần nào.

Tết đến phải mua sắm bao nhiêu thứ, sửa soạn nhà cửa, rồi lo đi chúc tết, biếu quà bên nội bên ngoại, đi tết các sếp, rồi ăn uống tụ tập lại chén chú chén anh. Làm gì được tận hưởng hương vị tết giống như lúc nhỏ nữa.

Nhưng dù không còn cái cảm giác háo hức như ngày xưa nữa nhưng mình vẫn mong đến tết. Bởi chỉ có tết thì gia đình mới có thời gian quây quần đầy đủ bên nhau. Chỉ thế là cũng đủ vui rồi.

https://cdn.noron.vn/2021/09/19/5395182052657572-1632051603_1024.jpg

Đúng là không còn cảm cảm giác háo hức, hồ hởi như thời trẻ con nữa. Nhưng vẫn mong đến Tết vi được về nhà, về quê, quây quần cùng gia đình. Quãng thời gian này không có quá nhiều gánh nặng về việc đi học, đi làm, deadline,... mà chỉ chủ yếu dành thời gian cho người thân, bạn bè. Nói chung Tết vẫn luôn rất thiêng liêng, ấm cúng và là khoảnh khắc đặc biệt.

https://cdn.noron.vn/2021/08/18/5395400614425098-1629262921.jpg
Lúc nhỏ Tết đến được bố mẹ sắm đồ mới, chở đi thăm nhà người thân, lúc đó chỉ đơn thuần thấy vui vẻ không lo nghĩ gì cả. Còn lớn lên, đặc biệt khi đi học xa nhà thì thấy nó không có nhiều cảm giác như lúc nhỏ nữa, nào công việc, học tập, thi cử, và đặc biệt lớn lên mình còn có thêm cái tính "lười", lười đi đây đi đó, chỉ muốn ở nhà nhiều hơn nên bản thân sẽ thấy Tết rất chán, không khác gì ngày thường là bao, nhưng mình rất muốn Tết đến sớm để mình có thể với về nhà với bame, người thân của mình với một đứa đi học xa nhà năm về nhà chỉ có 1-2 lần. Tết về cả nhà sẽ sum họp, giúp nhau làm việc nhà này kia và làm mâm cỗ ăn cùng nhau.Cảm giác mọi người chỉ đợi đến Tết thật mau để chào đón mình về nhà gặp mặt thì vui lắm, hạnh phúc lắm, cảm giác vẫn háo hức như ngày nào.

Mình thích tất cả các dịp lễ hội vì tinh thần và không khí của nó, mình chỉ không thích cách người ta đưa ra các chuẩn mực trong mùa lễ hội phải thực hiện. Tết là một ví dụ. Mình thích Tết, Tết truyền thống có bánh chưng, cúng Giao Thừa, đi lễ ngày đầu năm (dù mình khá lười nên năm đi năm không), và lì xì cho mọi người (và nhận tiền lì xì, dĩ nhiên). Nhưng mình không thích Tết biến thành một dịp mà người ta phải đau đầu chợ búa, sắm sửa, lo này lo nọ, trả lời những câu hỏi vô duyên của người khác và chuyện các anh đàn ông chén chú chén anh lê la và bắt vợ, con phải phục vụ. Mình thích tận hưởng không khí lễ hội, nhưng mình không thích tận hưởng nó với người khác. Nói chung mình vẫn thích Tết và vẫn tận hưởng nó theo cách của riêng mình, còn những chuyện khác mình sẽ né càng xa càng tốt.

Không phải là không thích, tôi nghĩ đã là người Việt thì ai cũng thích Tết cả nhưng khi lớn lên, thế giới quan của chúng ta dần thay đổi ngày một khác đi, khác rất nhiều so với một đứa trẻ con. Ví dụ như những ngày giáp Tết, trẻ con sẽ rất vui và háo hức, những ngày ăn chơi và nghỉ ngơi bắt đầu từ đó nhưng còn người lớn thì sao? Có lẽ khoảng thời gian giáp Tết chính là khoảng thời gian đáng sợ nhất năm. Người lớn phải chạy đôn chạy đáo làm việc sao cho có đủ tiền trả nợ cho kịp Tết, sao cho cái Tết này thật ấm no còn chẳng kể đến những người có gia đình nỗi lo cơm áo gạo tiền và trách nhiệm người cha người mẹ phải tăng gấp cả chục lần như vậy. Cho nên theo tôi Tết mãi là thời gian đẹp nhất trong năm tuy vậy khi lớn lên rồi tôi không còn cảm thấy nó đẹp như khi còn là một đứa trẻ!
Tết vẫn vậy chỉ có chăng hồi bé thì vô lo vô nghĩ. Hồi nhỏ tết là dịp uống cola vs ăn thứ mình thích thả ga cộng thêm kỳ nghỉ dài. Tuyệt vời đúng không nào. Còn lớn lên đi học xa đi làm thì tết là dịp xả hơi ngồi nhà ôm tivi rồi ngủ. Đến độ lập gia đình thì chúc tết đúng là ác mộng với câu hỏi như mọi năm. Có bồ chưa. Còn khi có gia đình rồi thì loay hoay vs việc tranh thủ duy trì và củng cố các mối quan hệ. Thế là chén chú chén anh nghĩ mà choáng. Túm lại cùng sự cùng người mà tâm đổi. Đúng với câu cái mông quyết định cá đầu.
Cảm ơn bạn vì có một câu hỏi rất hay. Chúng ta sẽ xét theo hai hình thái phát triển là trẻ em và người lớn. Vì sao trê em thích tết? Vì tết trẻ được nghỉ ngơi, được ăn uống thoả thích, được mặc quần áo mới, vô tư vô lo. Còn khi chúng ta trưởng thành tết lại thành áp lực, đối với người có gia đình đó là cơm áo, gạo tiền, là quà biếu, là lì xì. Còn đối với ai mới ra trường hay độc thân thì đó là áp lực về tài chính, về tình yêu, về gia đình. Chúng ta lớn không thích tết là do áp lực chứ bản thân ta vẫn rất thích tết vì đó là thời gian mà nhìn lại một năm đã qua, đoàn tụ xum họp bên gia đình.