Có phải áp lực PHẢI GIÀU lên người đàn ông nhiều hơn phụ nữ?
Phụ nữ lấy được chồng giàu sẽ đổi đời, đàn ông làm gì để đổi đời ngoài việc bản thân phải tự cố gắng? Đó có phải lý do giàu có áp lực lên người đàn ông nhiều hơn phụ nữ?
xã hội
,tâm sự cuộc sống
Thường là thế bạn ạ. Nhưng hiện mình thấy XH cũng thay đổi dần rùi, nữ giới hiện nay cũng có nhu cầu độc lập về cả sự nghiệp lẫn tài chính như đàn ông. Có chăng chỉ là sự khác biệt về "quy mô thành công" giữa 2 vợ chồng.
Mình đồng ý với 1 bình luận phía dưới là phụ nữ dù đẹp đến đâu nhưng nếu chỉ biết dùng sắc đẹp để đổi lấy tài sản của người đàn ông thì mqh đó chắc chắn ko thể bền lâu. Về cơ bản, sắc đẹp và tuổi trẻ của người phụ nữ sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi tài sản của đàn ông, nhất là những người biết làm ăn, thì giá trị sẽ càng gia tăng theo thời gian. Nên ta thấy nhiều đàn ông "giàu đổi bạn, sang đổi vợ" là vậy, nếu như hôn nhân giữa vợ chồng họ vốn chỉ dựa trên sự trao đổi sắc đẹp & tài sản.
Một khía cạnh khác: tài chính vững mạnh thường kéo theo việc có tiếng nói trong gia đình. Đối với người vợ người chồng nào có khả năng nhẫn nhịn tốt thì có vẻ ko thành vấn đề. Nhưng những ai vừa muốn là người được cung phụng, lại còn ko muốn phải trở thành trụ cột kinh tế, thì về lâu dài hôn nhân đó cũng khó mà ổn định.
Nên đúng là nhìn chung áp lực phải giàu là lớn hơn ở đàn ông. Tuy nhiên chiều hướng này đang dần thay đổi, và mình nghĩ nó là một thay đổi tốt, cần có trong XH. Có chăng là nó sẽ gây trở ngại khi 2 vợ chồng quyết định có con. Cả 2 cùng bận đảm đương việc nước thì khó mà có thời gian để mắt đến con cái.
Woo Map
Thường là thế bạn ạ. Nhưng hiện mình thấy XH cũng thay đổi dần rùi, nữ giới hiện nay cũng có nhu cầu độc lập về cả sự nghiệp lẫn tài chính như đàn ông. Có chăng chỉ là sự khác biệt về "quy mô thành công" giữa 2 vợ chồng.
Mình đồng ý với 1 bình luận phía dưới là phụ nữ dù đẹp đến đâu nhưng nếu chỉ biết dùng sắc đẹp để đổi lấy tài sản của người đàn ông thì mqh đó chắc chắn ko thể bền lâu. Về cơ bản, sắc đẹp và tuổi trẻ của người phụ nữ sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi tài sản của đàn ông, nhất là những người biết làm ăn, thì giá trị sẽ càng gia tăng theo thời gian. Nên ta thấy nhiều đàn ông "giàu đổi bạn, sang đổi vợ" là vậy, nếu như hôn nhân giữa vợ chồng họ vốn chỉ dựa trên sự trao đổi sắc đẹp & tài sản.
Một khía cạnh khác: tài chính vững mạnh thường kéo theo việc có tiếng nói trong gia đình. Đối với người vợ người chồng nào có khả năng nhẫn nhịn tốt thì có vẻ ko thành vấn đề. Nhưng những ai vừa muốn là người được cung phụng, lại còn ko muốn phải trở thành trụ cột kinh tế, thì về lâu dài hôn nhân đó cũng khó mà ổn định.
Nên đúng là nhìn chung áp lực phải giàu là lớn hơn ở đàn ông. Tuy nhiên chiều hướng này đang dần thay đổi, và mình nghĩ nó là một thay đổi tốt, cần có trong XH. Có chăng là nó sẽ gây trở ngại khi 2 vợ chồng quyết định có con. Cả 2 cùng bận đảm đương việc nước thì khó mà có thời gian để mắt đến con cái.
Võ Thanh Vĩ
- Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, mọi lo toan, gánh nặng đều do đàn ông ưu tiên nhằm gây dựng nền tảng gia đình vững chắc, sau này tương lai đẹp, hạnh phúc dài lâu. Đó là điều mà ai cũng khao khát như vậy.
- Tuy nhiên, đàn ông PHẢI GIÀU để đáp ứng mong muốn của phụ nữ thì chưa chắc. Phụ nữ cũng có người this, người that. Cái mà người phụ nữ muốn nhất của người đàn ông vừa lo cho chính mình, vừa lo đc cho gia đình, đi cùng họ trên chặn đường hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn đến cuối cuộc đời.
- Có người đàn ông rất giàu nhưng chuyện giữ lửa tình cảm gia đình lại tệ, Giàu đồng nghĩa vs việc người đàn ông phải trả giá, phải đánh đổi mất đi khoản thời gian vun đắp tình yêu sâu đậm bên người phụ nữ ít đi, để họ tập trung phát triển công việc và sự nghiệp. Đến khi người đàn ông có đc tất cả về sự hào quang của thành công, nhưng nhìn lại phía sau mình là đống vụn vỡ tình cảm của phụ nữ.
- Ví dụ luôn cho bạn thấy rõ.
- Một người đàn ông nghèo kiết xác, lo bản thân chưa xong.
- Một người đàn ông lương tháng 20 triệu đủ sống thoải mái, lo được cho gia đình, có phút giây hạnh phúc bên vợ.
- Một người đàn ông giàu nứt đổ vách nhưng anh ta không hoàn toàn dành thời gian cho bữa cơm gia đình, người vợ lúc nào trong trạng thái thổn thức đợi chồng.
Nếu bạn là nữ bạn sẽ chọn ai để làm chồng?.
Vĩ Content - Sứ Giả Content
👉 Cho mình xin lượt follow nha. Thank you 😄
Nguyễn Thị Thu Hương
Đàn ông lấy vợ giàu thì cũng đổi đời vậy.
Nhìn Cái Gì?
Bạn nói vậy thì mấy bạn nam có ý định khởi nghiệp bằng hôn nhân rén rồi 🤣🤣
Đùa chứ đừng có suốt ngày phân biệt nam nữ, ai khổ hơn, ai áp lực hơn nữa được không?
Nếu yêu ai đó thực lòng, mình cho người ta bao nhiêu vẫn không thấy đủ, sống vậy không uổn kiếp người.
Còn cứ hơn thua, so đo mãi thì thôi, giải tán. Cuộc sống đâu quá khó khăn mà phải cuốn lấy nhau, để rồi dằn vặt, làm hỏng cuộc đời nhau?
Nguyễn Thu Huyền
Không chỉ đàn ông phải giàu mà phụ nữ mới tập tễnh vào đời mà chữ PHẢI GIÀU đã chặn ngang phía trước. Bởi chúng tôi không chỉ giàu cho riêng mình mà phải giàu để lo cho tất cả mọi người trong gia đình. Phụ nữ cũng cần tiền mới tự tin và độc lập đứng trước người đàn ông được. Lấy chồng giàu chỉ đẹp mà không não thì sớm muộn cũng bị cho ra đường.
Linhhalav
Utca
Thực ra mình thấy nam hay nữ thì đều có thể "đổi đời" theo cách lấy một người hôn phối giàu hơn mình. Nhất là trong thời kì bao cấp, cấm vận, việc tự mình làm giàu bị hạn chế rất nhiều, khi đó áp lực tiền bạc còn nặng nề hơn bây giờ và nên sự lựa chọn "đổi đời" theo cách đó khá phổ biến. Tỉ lệ nam nữ thế nào thì mình không rõ.
Thế nhưng, sự đổi đời đích thực chỉ nằm ở nỗ lực chính bản thân mình mà ra. Cho nên mình nghĩ, một con người của thời đại mới, với tư tưởng độc lập, thì cả nam và nữ đều có áp lực trong việc phải tự cố gắng làm giàu bởi sức mình.
Nhưng mà cái chữ PHẢI GIÀU, thứ nhất, nó có thể đang thể hiện một tham vọng lớn, bằng mọi giá phải đạt được để nhận lại sự ngưỡng mộ, quyền lực trong xã hội, áp lực sợ ai đó vượt qua mình, sợ bị bỏ lại phía sau,... nhiều hơn là một mong ước chính đáng, vậy cho nên ai mà có áp lực PHẢI GIÀU bởi động cơ này thì mình nghĩ nỗ lực đó không hẳn là thuần khiết đâu, dù cho có ở dạng nào đi chăng nữa, cũng đôi chỗ làm cho người khác tổn thương sâu sắc trước khi đi tới được cái đích của mình. Thứ hai, một ai đó đã có áp lực PHẢI GIÀU cũng có thể là do họ có nhiều gánh nặng cần tới họ phải gánh vác chứ không riêng gì bản thân họ. Tức là họ cũng phải hi sinh nhiều thứ để đạt được mục đích đấy không chỉ vì riêng họ. Khi này thì lấy người giàu cũng là một sự lựa chọn của những ai không đủ khả năng tự lực cánh sinh hoặc không tin vào năng lực của bản thân. Khi một người lựa chọn như vậy, ai dám chắc rằng người đó không đau khổ đằng sau vẻ hạnh phúc kia. Về lâu về dài, sự lệ thuộc sẽ dẫn đến nhiều cay đắng.
Vậy cho nên từ áp lực giàu có này phân tích ra: có hai sự lựa chọn là tự mình cố gắng và dựa vào người khác, có hai động cơ là tham vọng lớn và gánh nặng. Ngoài ra còn có động cơ giàu có là để phân phát của cải cho người nghèo tuy nhiên mình không tính vào đây vì nó là trường hợp hiếm hoi của xã hội.
Nếu bạn nằm ở nhóm động cơ gánh nặng + tự mình cố gắng thì bạn là tiêu chuẩn của xã hội.
Bạn thuộc nhóm gánh nặng + dựa vào người khác thì sau này bạn sẽ càng đau khổ, mặc dù có thể được thông cảm một chút vì bạn ít gây hại cho xã hội hơn, chỉ giàu là đủ hài lòng rồi.
Bạn thuộc nhóm tham vọng lớn + tự mình cố gắng thì rất nguy hiểm, vì bạn có tài mà không có đức. Thêm vào đó còn ham muốn quyền lực.
Bạn thuộc nhóm tham vọng lớn + dựa dẫm có lẽ là cũng nguy hiểm tương đương trường hợp trên vì bằng mọi cách bạn sẽ chi phối những người giàu làm hộ điều mà bạn muốn. Nếu ai đó không đủ giàu với bạn, bạn sẽ chạy theo người giàu hơn. Muốn làm được điều này bạn cũng cần phải có tài năng và rất nhiều chiêu trò, bởi vì những người giàu có thì cũng phải rất giỏi nên họ không dễ dàng bị chi phối. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.
Kết luận, về tham vọng thì nam hay nữ nhiều hơn không ai dám chắc. Về tài năng thì nam hay nữ nhiều hơn cũng không biết rõ. Về hoàn cảnh khó khăn thì nam hay nữ nhiều hơn cũng chưa có số liệu thống kê. Tóm lại là cái áp lực PHẢI GIÀU này nó tác động như thế nào tới nam giới hay nữ giới cũng không chắc nốt. :))) Nhưng mình phân tích để mọi người hiểu là áp lực thì cũng có nhiều loại, và không phải áp lực nào cũng trong sáng như cái cách nó thường được miêu tả.