Có phải ai cũng đi tu được không?
Mình mệt mỏi với cuộc sống hiện tại quá.
Hiện tại để tâm an lạc mình chỉ tìm đến thiền để thanh thản. Bây giờ mình có thể bỏ hết tất cả để đi tu được không? Đây không phải lần đầu mình nghĩ đến chuyện này mà mình đã suy nghĩ đến nó rất nhiều.
Bây giờ mình xin đi tu thật thì nhà chùa có nhận không hay phải có điều kiện gì?
tâm linh
Nghe mô tả câu hỏi của bạn thì theo mình hiểu "đi tu" mà bạn mô tả là lên chùa cạo đầu làm sư/ni cô theo đạo Phật nhỉ. Tất nhiên nếu bạn muốn thật và quyết tâm thì nhà chùa cũng nhận thật, chẳng có gì ko được cả. Tuy nhiên, điều kiện thủ tục cũng kha khá, chứ ko phải cứ lên xin 1 câu xong cạo đầu là được đâu.
Theo Điều 28 chương VI của nội quy ban Tăng sự Trung ương, bạn muốn lên chùa nào đấy xuất gia đi tu thì cần đảm bảo các thủ tục (điều kiện) sau:
a. Là công dân tốt, không vi phạm pháp luật. Tự tay viết đơn phát nguyện, ghi rõ lý do và nguyện vọng phát tâm xuất gia.
b. Người xin xuất gia phải đầy đủ các căn (bộ phận cơ thể), thể chất lành mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và có phiếu khám sức khỏe tốt.
c. Nếu Nam Nữ Phật tử dưới 16 tuổi (tính theo khai sinh), thì do cha mẹ hoặc người giám hộ làm đơn ký thác cho vị trụ trì cơ sở Tự, Viện. Nếu nam nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có giấy ly hôn do Tòa án cấp và theo các quy định tại mục a, b, c, d điều 28 chương VI của Nội quy này.
d. Thông qua ý kiến chấp thuận của Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện.
e. Được Tăng, Ni trụ trì cơ sở Tự, Viện nơi người xuất gia đến cư trú và tu hành bảo lãnh.
f. Các nam nữ Phật tử tại địa phương có nhân duyên xuất gia, tu học phải được vị trụ trì, Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện cùng (chính quyền) địa phương chấp thuận. Ban Đại diện Phật giáo phải báo trình Ban Tăng sự cấp Tỉnh được tri tường.
g. Các nam nữ Phật tử từ địa phương này đến địa phương khác (ngoài Tỉnh) xuất gia tu học, phải được Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện đề xuất, Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận.
h. Việc nhận người vào tu hành tại cơ sở Tự, Viện phải thực hiện theo quy định của điều 21 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và điều 22 mục 2 chương IV Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
i. Nam nữ Phật tử có đầy đủ thủ tục xuất gia được Ban Tăng sự cấp Tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia theo mẫu do Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN ban hành.
Ghost Wolf
Nghe mô tả câu hỏi của bạn thì theo mình hiểu "đi tu" mà bạn mô tả là lên chùa cạo đầu làm sư/ni cô theo đạo Phật nhỉ. Tất nhiên nếu bạn muốn thật và quyết tâm thì nhà chùa cũng nhận thật, chẳng có gì ko được cả. Tuy nhiên, điều kiện thủ tục cũng kha khá, chứ ko phải cứ lên xin 1 câu xong cạo đầu là được đâu.
Theo Điều 28 chương VI của nội quy ban Tăng sự Trung ương, bạn muốn lên chùa nào đấy xuất gia đi tu thì cần đảm bảo các thủ tục (điều kiện) sau:
a. Là công dân tốt, không vi phạm pháp luật. Tự tay viết đơn phát nguyện, ghi rõ lý do và nguyện vọng phát tâm xuất gia.
b. Người xin xuất gia phải đầy đủ các căn (bộ phận cơ thể), thể chất lành mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và có phiếu khám sức khỏe tốt.
c. Nếu Nam Nữ Phật tử dưới 16 tuổi (tính theo khai sinh), thì do cha mẹ hoặc người giám hộ làm đơn ký thác cho vị trụ trì cơ sở Tự, Viện. Nếu nam nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có giấy ly hôn do Tòa án cấp và theo các quy định tại mục a, b, c, d điều 28 chương VI của Nội quy này.
d. Thông qua ý kiến chấp thuận của Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện.
e. Được Tăng, Ni trụ trì cơ sở Tự, Viện nơi người xuất gia đến cư trú và tu hành bảo lãnh.
f. Các nam nữ Phật tử tại địa phương có nhân duyên xuất gia, tu học phải được vị trụ trì, Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện cùng (chính quyền) địa phương chấp thuận. Ban Đại diện Phật giáo phải báo trình Ban Tăng sự cấp Tỉnh được tri tường.
g. Các nam nữ Phật tử từ địa phương này đến địa phương khác (ngoài Tỉnh) xuất gia tu học, phải được Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện đề xuất, Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận.
h. Việc nhận người vào tu hành tại cơ sở Tự, Viện phải thực hiện theo quy định của điều 21 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và điều 22 mục 2 chương IV Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
i. Nam nữ Phật tử có đầy đủ thủ tục xuất gia được Ban Tăng sự cấp Tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia theo mẫu do Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN ban hành.
Đôn Ki Hô Tê
Dĩ nhiên là được người khác làm được thì bạn cũng sẽ làm được. Mình nghĩ vấn đề quan trọng không phải là bạn có tu được hay không, mà là bạn có nên đi tu hay không? Theo mình thì đi tu là hạ sách cuối cùng, nếu bạn có thể vượt qua được khó khăn này, và tìm lại được niềm động lực cho cuộc sống thì như vậy sẽ hay hơn là đi tu nhiều, hãy nhớ rằng sống là để tận hưởng chứ phải để chịu đựng.
Vũ Ngọc
Thiên Tân
Đi tu có phải sẽ được thanh thản? kể cả thiền cũng vậy. Có câu chiếc áo cà sa không làm nên nhà sư.
Hãy nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống và giải quyết và trải nghiệm để được tôi luyện để trở nên người đứng vững trong mọi nghịch cảnh bạn ạ. Thời gian qua, chuyện lùm xùm ở mấy chùa vd như Ba vàng và nội bộ phật giáo chỉ là biểu hiện của tảng băng chìm thôi. Nhiều nơi nhà sư ăn chay song lại làm đồ chay hình gà, cá, giò,.............Họ thật sự không khao khát điều gì ư? Vì sự chứa chất đầy dẫy trong lòng mới nói và làm ra. Họ dạy người ta buông bỏ, song họ lại luôn đòi giá cho các nghi lễ khi người dân vào chùa. Chẳng phải họ đang nói một đằng làm một nẻo sao.
Bản chất và cội dễ của nọi vấn đề không bao giờ thay đổi hoặc xoá sạch nếu như bạn không biết nguyên nhân cội dễ gây ra nó.
Khi còn trẻ tôi cũng đã nghĩ đên việc đi tu. Song giờ nghĩ lại thì thật cảm tạ ông Trời đã dẫn đường chỉ lối mà không vào con đường gian dối ấy.
Không Không
Những điều này mà bạn còn không biết chứng tỏ bạn chưa tiếp xúc với chùa chiền nhiều, trong gia đình cũng không có người thân tích cực theo Đạo Phật. Nếu là người thường xuyên đi chùa thì bạn hỏi nhà sư hoặc mấy người làm công quả cũng ra. Nếu gia đình có người thường xuyên đến chùa thì bạn cũng không cần lên đây hỏi. Thêm nữa, bạn có thể hỏi google là có ngay câu trả lời.
Tất cả những điều trên cho thấy: Bạn còn mù mờ về cuộc sống của 1 người tu hành, rất có thể bạn sẽ bị sốc khi thật sự đi tu. Bạn cũng không có lợi thế là một người thân sẵn sàng chống lưng cho bạn, rất có thể gia đình bạn sẽ bị sốc và phản đối khi bạn nói ra. Và cuối cùng, bạn chưa suy nghĩ, tìm hiểu chín chắn về chuyện này, quyết định của bạn chỉ là nhất thời vì bạn "quá mệt mỏi với cuộc sống hiện tại" và "tìm được an lạc khi thiền".
Nếu bạn nghiêm túc và có quyết tâm, hãy cứ thiền thật nhiều đi đã. Đồng thời đi chùa nhiều hơn để hiểu biết nhiều hơn. Nơi nào phù hợp cho bạn thì hãy sắp xếp thời gian xin vào đó ở để trải nghiệm. Cuối cùng khi đã hiểu rõ, xác định được bản thân cũng như con đường sẽ đi, những gì sẽ gắn bó trong quãng đời sau này, lúc đó bạn hãy quyết định. Tôi tin đó là lúc bạn tự tin với lựa chọn của mình, việc thuyết phục gia đình cũng sẽ dễ dàng hơn (cho cả bạn và bố mẹ). Chúc bạn thành công.