Có phải AI có khả năng tự học siêu việt nhưng khả năng nhận thức lại không bằng con chó con mèo?

  1. Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển, đánh bại các luật sư trong cuộc thi pháp lý, đánh bại kỳ thủ số 1 thế giới Lee Sedol, có khả năng xử lý ngôn ngữ và dịch văn bản tuyệt vời và còn nhiều thành tựu khác chưa kể đến. Nhưng khi nói đến khả năng nhận thức, AI không ý thức được những hành động mà mình làm, thắng kiện tướng cơ vây thế giới nhưng không giải thích và hiểu được những nước cờ chung cuộc mà mình đánh. Con người có khả năng tặt tên cho mọi sự, kể cả cho chính mình, và các bộ phận của mình.Vậy mà AI lại chưa và có lẽ sẽ không thể có năng lực tâm trí ở đẳng cấp này, dù rằng việc đặt tên như vậy tưởng như rất đơn giản.

Từ khóa: 

trí tuệ nhân tạo

Mình gợi ý bạn một vài câu hỏi để bạn tự nghiên cứu nhé:

Định nghĩa "nhận thức"? Tiếng anh họ dùng thuật ngữ gì? Họ định nghĩa như thế nào?

Tương tự, định nghĩa "ý thức"? Tiếng anh họ dùng thuật ngữ gì? Họ định nghĩa như thế nào?

Khoa học luôn làm việc với các định nghĩa chính xác. Hoặc nếu có một khái niệm chưa định nghĩa được chính xác, ví dụ như "sự sống" (trước đây), "trí thông minh", thì họ sẽ đề xuất các tính chất cần thiết của khái niệm đó rồi cứ làm rõ dần lên.

Bàn một tí về ví dụ bạn đưa ra: việc đặt tên thật ra là nó đơn giản thật, chứ ko chỉ là "tưởng như". Các thuật toán unsupervised learning đã tự nhận dạng được các concept khác nhau trong dữ liệu, và đó là bước quan trọng nhất, còn cái tên (nhãn, label) thì không quan trọng, nó chỉ là một ký hiệu (symbol) gán cho concept đó để thay thế nó thôi. Ví dụ như cùng là khái niệm "chó", nhưng người Mỹ gọi là "dog", người Trung Quốc gọi là "狗". Bước khó khăn tiếp theo ở đây chính là thao tác tư duy, suy luận trên các ký hiệu đó, mà đỉnh cao là năng lực ngôn ngữ ở người (các loài vật cũng có ngôn ngữ và bộ từ vựng của chúng nhé).

Bạn có nói đến việc "giải thích" và "hiểu". Nếu như AI có thể liên kết các khái niệm "chân", "4", "sủa", động vật", "động vật có vú",... lại để tạo thành một câu: "Chó là một loài động vật có vú 4 chân, biết sủa", thì bạn có chịu thừa thận là nó có thể "hiểu" khái niệm "chó" không? Mà quay lại con người, làm sao bạn đánh giá mức độ hiểu của một người đối với một khái niệm? Có phải là khả năng liên kết khái niệm đó với những khái niệm, kiến thức khác có sẵn trong não họ không?

Theo mình tìm hiểu thì "hiểu" được các nhà khoa học xếp vào một trong các tính chất của "nhận thức" (

nguồn
).

Vậy còn ý thức thì sao? Giả sử bạn phản biện rằng: "Nhưng AI sẽ không thể nào hiểu được tình yêu là gì. Cho dù nó có thể phun ra tất cả những hiểu biết của con người về tình yêu, từ sinh lý học, tâm lý học, sinh học tiến hóa, vd như 'tình yêu là một phản ứng của cơ thể xảy ra khi lượng oxytocin trong não tăng cao...', thì nó cũng sẽ không bao giờ biết yêu, không có cảm xúc như con người!". Lúc này bạn đã chạm đến câu hỏi về ý thức. Đây là một chủ đề còn hóc búa và nặng tính triết học hơn cả chủ đề nhận thức.

Mình hỏi bạn một câu đơn giản: Làm sao bạn biết con chó nhà bạn có cảm xúc với bạn, có vẻ như là nó thích bạn hơn những người khác trong nhà? Hoặc khó hơn, làm sao bạn biết ny bạn đang yêu bạn thật lòng, cảm xúc của cô ấy dành cho bạn là thật, chứ ko phải cô ấy đang đào mỏ bạn? Rõ ràng, bạn ko thể chui vào đầu con chó hay ny của bạn để biết được họ nghĩ gì, mà bạn chỉ có thể:

  1. quan sát hành động, lời nói, cử chỉ của họ, VÀ

  2. bạn thấy họ rất giống bạn, từ cấu tạo cơ thể cho đến các phản xạ lại đối với môi trường, VÀ

  3. bạn biết rõ mình có ý thức, có suy nghĩ, có một thế giới nội tâm

=> họ cũng có ý thức, suy nghĩ và một thế giới nội tâm giống như của bạn.

Sự phân biệt giữa thế giới bên ngoài và thế giới bên trong này dẫn tới một tình huống: nếu như có một con robot giống y chang ny bạn, cư xử y chang ny bạn, thì bạn nghĩ nó có ý thức không? Bạn có thể nói "Không, vì cấu trúc bên trong nó ko phải là các tế bào, các neuron sinh học như của tôi, ny tôi, và con chó của tôi." Nghe cũng có lý, nhưng đó là bạn đang mặc định rằng con robot này do con người chế tạo ra. Thế nếu như thay con robot bằng người ngoài hành tinh với cấu trúc bên trong hoàn toàn khác hẳn chúng ta, hoặc thậm chí ta ko được mổ xẻ họ ra để xem bên trong họ ntn, mà chỉ quan sát hành vi của họ, và ngạc nhiên hơn, ta thấy họ nói cùng thứ tiếng giống ta, có cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt giống ta trong cùng một tình huống (thấy rắn thì chạy, thấy gái đẹp thì đỏ mặt, nghe chuyện vui thì cười), thì ta có chấp nhận là họ cũng có ý thức và cảm xúc không?

Chúng ta cho rằng con tôm không có cảm xúc vì nó không run rẩy khi thấy cảnh mặt trời lặn diễm lệ, con vi khuẩn không có ý thức vì nó không biết nó là vi khuẩn, nhưng tất cả những cái "cho rằng" đó đều đang quy chiếu về một level của ý thức: level con người. Rất có thể ý thức có rất nhiều level, từ thấp đến cao, và giữa các level đó không thể hiểu được nhau vì không chung một bộ từ vựng. Và nếu một ngày AI có một bộ từ vựng riêng thì khả năng con người không hiểu được AI sẽ là hiển nhiên.

Để kết luận, mình nêu quan điểm của mình ý thức: Theo mình thì ý thức chỉ là một trạng thái nội tại của một hệ thống (sinh học hoặc phi sinh học, hệ thống đó phải có khả năng nhận, xử lý, và phản hồi thông tin, chứ không phải trơ trơ như 1 hòn đá, và trong bộ từ vựng của nó - bản chất là một bộ ký hiệu để hệ thống đó mã hóa các thông tin input - có các concept liên quan đến chính nó, giúp nó tự biết mình và vị trí của mình trong thế giới bên ngoài). Trạng thái đó phải có tính liên tục, nhưng cũng có thể ngắt quãng (vd như con người lúc ngủ ko mơ, lúc hôn mê sâu, thì ko có ý thức). Và quan trọng hơn là, không có cách gì để bên ngoài hệ thống truy cập và quan sát được trạng thái đó một cách đầy đủ. (Trừ khi thu thập toàn bộ dữ liệu của tất cả các hạt cấu tạo nên hệ thống đó, và giả lập lại, hoặc tính toán ra, vốn đã được

nguyên lý bất định
chứng minh là không thể).

Định nghĩa này tự nó tạo ra rào cản khiến khoa học ko thể thiết kế một thí nghiệm có thể khảo sát toàn diện các tính chất của ý thức của một hệ thống. Trong trường hợp đó, khoa học sẽ tự đào thải khái niệm "ý thức" ra khỏi domain, cũng như các khái niệm tâm linh "ma", "quỷ", và tập trung vào các câu hỏi có thể xác thực hơn. Lúc đó "ý thức" chỉ là một từ ngữ để các triết gia, thần học và thiền sư ngồi đàm đạo với nhau.

Và, cho dù có chế tạo ra một con AI thông minh y như chúng ta, hiểu biết đầy đủ về ta, về nó, và về thế giới y như chúng ta, cũng không thể khẳng định được nó có ý thức hay không, cùng lắm là chỉ có thể kết luận: có thể có, nhưng không giống con người. Nhưng lúc đó, giống hay khác có còn quan trọng không?

Dù vậy, cá nhân mình vẫn khá dè dặt về khả năng có thể chế ra human-level AI. Ba vấn đề giới hạn mình nghĩ là sensor, body, và computation resource. Tương ứng, cũng rất khó để thiết kế ra một hệ thống mà trong nó tự xuất hiện một trạng thái mà ta không quan sát hay tính toán đầy đủ được. Tạm thời, ta vẫn có thể tự hào rằng ta là giống loài có ý thức cao nhất trong sinh giới.

Chúc bạn nghiên cứu vui : )

Trả lời

Mình gợi ý bạn một vài câu hỏi để bạn tự nghiên cứu nhé:

Định nghĩa "nhận thức"? Tiếng anh họ dùng thuật ngữ gì? Họ định nghĩa như thế nào?

Tương tự, định nghĩa "ý thức"? Tiếng anh họ dùng thuật ngữ gì? Họ định nghĩa như thế nào?

Khoa học luôn làm việc với các định nghĩa chính xác. Hoặc nếu có một khái niệm chưa định nghĩa được chính xác, ví dụ như "sự sống" (trước đây), "trí thông minh", thì họ sẽ đề xuất các tính chất cần thiết của khái niệm đó rồi cứ làm rõ dần lên.

Bàn một tí về ví dụ bạn đưa ra: việc đặt tên thật ra là nó đơn giản thật, chứ ko chỉ là "tưởng như". Các thuật toán unsupervised learning đã tự nhận dạng được các concept khác nhau trong dữ liệu, và đó là bước quan trọng nhất, còn cái tên (nhãn, label) thì không quan trọng, nó chỉ là một ký hiệu (symbol) gán cho concept đó để thay thế nó thôi. Ví dụ như cùng là khái niệm "chó", nhưng người Mỹ gọi là "dog", người Trung Quốc gọi là "狗". Bước khó khăn tiếp theo ở đây chính là thao tác tư duy, suy luận trên các ký hiệu đó, mà đỉnh cao là năng lực ngôn ngữ ở người (các loài vật cũng có ngôn ngữ và bộ từ vựng của chúng nhé).

Bạn có nói đến việc "giải thích" và "hiểu". Nếu như AI có thể liên kết các khái niệm "chân", "4", "sủa", động vật", "động vật có vú",... lại để tạo thành một câu: "Chó là một loài động vật có vú 4 chân, biết sủa", thì bạn có chịu thừa thận là nó có thể "hiểu" khái niệm "chó" không? Mà quay lại con người, làm sao bạn đánh giá mức độ hiểu của một người đối với một khái niệm? Có phải là khả năng liên kết khái niệm đó với những khái niệm, kiến thức khác có sẵn trong não họ không?

Theo mình tìm hiểu thì "hiểu" được các nhà khoa học xếp vào một trong các tính chất của "nhận thức" (

nguồn
).

Vậy còn ý thức thì sao? Giả sử bạn phản biện rằng: "Nhưng AI sẽ không thể nào hiểu được tình yêu là gì. Cho dù nó có thể phun ra tất cả những hiểu biết của con người về tình yêu, từ sinh lý học, tâm lý học, sinh học tiến hóa, vd như 'tình yêu là một phản ứng của cơ thể xảy ra khi lượng oxytocin trong não tăng cao...', thì nó cũng sẽ không bao giờ biết yêu, không có cảm xúc như con người!". Lúc này bạn đã chạm đến câu hỏi về ý thức. Đây là một chủ đề còn hóc búa và nặng tính triết học hơn cả chủ đề nhận thức.

Mình hỏi bạn một câu đơn giản: Làm sao bạn biết con chó nhà bạn có cảm xúc với bạn, có vẻ như là nó thích bạn hơn những người khác trong nhà? Hoặc khó hơn, làm sao bạn biết ny bạn đang yêu bạn thật lòng, cảm xúc của cô ấy dành cho bạn là thật, chứ ko phải cô ấy đang đào mỏ bạn? Rõ ràng, bạn ko thể chui vào đầu con chó hay ny của bạn để biết được họ nghĩ gì, mà bạn chỉ có thể:

  1. quan sát hành động, lời nói, cử chỉ của họ, VÀ

  2. bạn thấy họ rất giống bạn, từ cấu tạo cơ thể cho đến các phản xạ lại đối với môi trường, VÀ

  3. bạn biết rõ mình có ý thức, có suy nghĩ, có một thế giới nội tâm

=> họ cũng có ý thức, suy nghĩ và một thế giới nội tâm giống như của bạn.

Sự phân biệt giữa thế giới bên ngoài và thế giới bên trong này dẫn tới một tình huống: nếu như có một con robot giống y chang ny bạn, cư xử y chang ny bạn, thì bạn nghĩ nó có ý thức không? Bạn có thể nói "Không, vì cấu trúc bên trong nó ko phải là các tế bào, các neuron sinh học như của tôi, ny tôi, và con chó của tôi." Nghe cũng có lý, nhưng đó là bạn đang mặc định rằng con robot này do con người chế tạo ra. Thế nếu như thay con robot bằng người ngoài hành tinh với cấu trúc bên trong hoàn toàn khác hẳn chúng ta, hoặc thậm chí ta ko được mổ xẻ họ ra để xem bên trong họ ntn, mà chỉ quan sát hành vi của họ, và ngạc nhiên hơn, ta thấy họ nói cùng thứ tiếng giống ta, có cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt giống ta trong cùng một tình huống (thấy rắn thì chạy, thấy gái đẹp thì đỏ mặt, nghe chuyện vui thì cười), thì ta có chấp nhận là họ cũng có ý thức và cảm xúc không?

Chúng ta cho rằng con tôm không có cảm xúc vì nó không run rẩy khi thấy cảnh mặt trời lặn diễm lệ, con vi khuẩn không có ý thức vì nó không biết nó là vi khuẩn, nhưng tất cả những cái "cho rằng" đó đều đang quy chiếu về một level của ý thức: level con người. Rất có thể ý thức có rất nhiều level, từ thấp đến cao, và giữa các level đó không thể hiểu được nhau vì không chung một bộ từ vựng. Và nếu một ngày AI có một bộ từ vựng riêng thì khả năng con người không hiểu được AI sẽ là hiển nhiên.

Để kết luận, mình nêu quan điểm của mình ý thức: Theo mình thì ý thức chỉ là một trạng thái nội tại của một hệ thống (sinh học hoặc phi sinh học, hệ thống đó phải có khả năng nhận, xử lý, và phản hồi thông tin, chứ không phải trơ trơ như 1 hòn đá, và trong bộ từ vựng của nó - bản chất là một bộ ký hiệu để hệ thống đó mã hóa các thông tin input - có các concept liên quan đến chính nó, giúp nó tự biết mình và vị trí của mình trong thế giới bên ngoài). Trạng thái đó phải có tính liên tục, nhưng cũng có thể ngắt quãng (vd như con người lúc ngủ ko mơ, lúc hôn mê sâu, thì ko có ý thức). Và quan trọng hơn là, không có cách gì để bên ngoài hệ thống truy cập và quan sát được trạng thái đó một cách đầy đủ. (Trừ khi thu thập toàn bộ dữ liệu của tất cả các hạt cấu tạo nên hệ thống đó, và giả lập lại, hoặc tính toán ra, vốn đã được

nguyên lý bất định
chứng minh là không thể).

Định nghĩa này tự nó tạo ra rào cản khiến khoa học ko thể thiết kế một thí nghiệm có thể khảo sát toàn diện các tính chất của ý thức của một hệ thống. Trong trường hợp đó, khoa học sẽ tự đào thải khái niệm "ý thức" ra khỏi domain, cũng như các khái niệm tâm linh "ma", "quỷ", và tập trung vào các câu hỏi có thể xác thực hơn. Lúc đó "ý thức" chỉ là một từ ngữ để các triết gia, thần học và thiền sư ngồi đàm đạo với nhau.

Và, cho dù có chế tạo ra một con AI thông minh y như chúng ta, hiểu biết đầy đủ về ta, về nó, và về thế giới y như chúng ta, cũng không thể khẳng định được nó có ý thức hay không, cùng lắm là chỉ có thể kết luận: có thể có, nhưng không giống con người. Nhưng lúc đó, giống hay khác có còn quan trọng không?

Dù vậy, cá nhân mình vẫn khá dè dặt về khả năng có thể chế ra human-level AI. Ba vấn đề giới hạn mình nghĩ là sensor, body, và computation resource. Tương ứng, cũng rất khó để thiết kế ra một hệ thống mà trong nó tự xuất hiện một trạng thái mà ta không quan sát hay tính toán đầy đủ được. Tạm thời, ta vẫn có thể tự hào rằng ta là giống loài có ý thức cao nhất trong sinh giới.

Chúc bạn nghiên cứu vui : )