Có những loại hình doanh nghiệp công nghệ nào phổ biến tại Việt Nam?
công ty công nghệ
,công nghệ thông tin
Câu này có khá nhiều tiêu chí để trả lời nên mình sẽ thử dựa trên kinh nghiệm từ thời gian làm chuyên viên nghiên cứu chính sách và phụ trách dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khởi nghiệp tại một Đề án quốc gia để trả lời xem sao.
Trước hết, về mặt pháp lý thì doanh nghiệp công nghệ không phải là một loại hình doanh nghiệp mà là một lĩnh vực hoạt động, như vậy, bản thân doanh nghiệp công nghệ có thể phân chia theo các tiêu chí mà luật định. Theo tiêu chí quy mô ta có: doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, doanh nghiệp vừa, và doanh nghiệp lớn. Theo tiêu chí cơ cấu doanh nghiệp ta có: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty tư nhân, và công ty hợp danh. Theo các số liệu nghiên cứu vào khoảng năm 2017 - 2018, có hơn 80% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh nghiệp vừa. Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp thường là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty tư nhân, hoặc công ty cổ phần.
Thứ hai, nếu phân loại theo tiêu chính lĩnh vực thì hiện nay tất cả các lĩnh vực trong xã hội đều đang được khuyến khích đổi mới theo hướng doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của bên mình trước kia, hiện nay các lĩnh vực mà doanh nghiệp công nghệ đang chiếm ưu thế bao gồm: công nghệ giáo dục (edtech), công nghệ tài chính (fintech), công nghệ nông nghiệp (agritech), công nghệ thông tin (IT). Một phần nguyên nhân cho sự phát triển của các doanh nghiệp này là do độ phổ biến và nhu cầu của xã hội đối với lĩnh vực này đòi hỏi sự đổi mới và áp dụng công nghệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tiến tới ứng dụng công nghệ nhiều hơn trong các ngành nghề khác như pháp luật (legaltech), giao vận, logistics, v.v.
Thứ ba, có thể phân chia doanh nghiệp công nghệ theo các loại hình công nghệ mà họ ứng dụng. Trong khoảng 5 năm trở lại đây chúng ta nghe nhiều đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với sự nổi bật của các công nghệ ứng dụng như machine learning, blockchain, AI, big data, smartcity...(có thể giờ còn nhiều hơn nữa vì cũng đã hơn 2 năm mình rút chân ra khỏi các hoạt động nghiên cứu chính sách và hỗ trợ khởi nghiệp), và công nghệ hiện nay đang được ứng dụng nhiều nhất chính là AI. Giờ đi đâu cũng thấy người người nhà nhà nói về AI, thậm chí nhiều năm về trước chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (ngày ấy là thủ tướng) cũng đã có ý tưởng và thúc đẩy việc tìm cách đưa AI vào các hoạt động của chính phủ điện tử nhằm đưa chính phủ đến gần với người dân hơn.
Nói loại hình doanh nghiệp công nghệ nào phổ biến ở Việt Nam thì khá là khó để có một câu trả lời duy nhất vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tiêu chí xem xét. Tuy nhiên, ít nhất cho đến năm 2030 - 2035, các chính sách của nhà nước từ thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp,...đều xoay quanh các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ nên nếu như bác nào đang ở trong mảng này thì nên tận dụng thời cơ và cố gắng thúc đẩy chính mình, chạy hết tốc lực trong khoảng 10-15 năm tới đây.
Lena Et Films
Câu này có khá nhiều tiêu chí để trả lời nên mình sẽ thử dựa trên kinh nghiệm từ thời gian làm chuyên viên nghiên cứu chính sách và phụ trách dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khởi nghiệp tại một Đề án quốc gia để trả lời xem sao.
Trước hết, về mặt pháp lý thì doanh nghiệp công nghệ không phải là một loại hình doanh nghiệp mà là một lĩnh vực hoạt động, như vậy, bản thân doanh nghiệp công nghệ có thể phân chia theo các tiêu chí mà luật định. Theo tiêu chí quy mô ta có: doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, doanh nghiệp vừa, và doanh nghiệp lớn. Theo tiêu chí cơ cấu doanh nghiệp ta có: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty tư nhân, và công ty hợp danh. Theo các số liệu nghiên cứu vào khoảng năm 2017 - 2018, có hơn 80% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh nghiệp vừa. Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp thường là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty tư nhân, hoặc công ty cổ phần.
Thứ hai, nếu phân loại theo tiêu chính lĩnh vực thì hiện nay tất cả các lĩnh vực trong xã hội đều đang được khuyến khích đổi mới theo hướng doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của bên mình trước kia, hiện nay các lĩnh vực mà doanh nghiệp công nghệ đang chiếm ưu thế bao gồm: công nghệ giáo dục (edtech), công nghệ tài chính (fintech), công nghệ nông nghiệp (agritech), công nghệ thông tin (IT). Một phần nguyên nhân cho sự phát triển của các doanh nghiệp này là do độ phổ biến và nhu cầu của xã hội đối với lĩnh vực này đòi hỏi sự đổi mới và áp dụng công nghệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tiến tới ứng dụng công nghệ nhiều hơn trong các ngành nghề khác như pháp luật (legaltech), giao vận, logistics, v.v.
Thứ ba, có thể phân chia doanh nghiệp công nghệ theo các loại hình công nghệ mà họ ứng dụng. Trong khoảng 5 năm trở lại đây chúng ta nghe nhiều đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với sự nổi bật của các công nghệ ứng dụng như machine learning, blockchain, AI, big data, smartcity...(có thể giờ còn nhiều hơn nữa vì cũng đã hơn 2 năm mình rút chân ra khỏi các hoạt động nghiên cứu chính sách và hỗ trợ khởi nghiệp), và công nghệ hiện nay đang được ứng dụng nhiều nhất chính là AI. Giờ đi đâu cũng thấy người người nhà nhà nói về AI, thậm chí nhiều năm về trước chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (ngày ấy là thủ tướng) cũng đã có ý tưởng và thúc đẩy việc tìm cách đưa AI vào các hoạt động của chính phủ điện tử nhằm đưa chính phủ đến gần với người dân hơn.
Nói loại hình doanh nghiệp công nghệ nào phổ biến ở Việt Nam thì khá là khó để có một câu trả lời duy nhất vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tiêu chí xem xét. Tuy nhiên, ít nhất cho đến năm 2030 - 2035, các chính sách của nhà nước từ thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp,...đều xoay quanh các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ nên nếu như bác nào đang ở trong mảng này thì nên tận dụng thời cơ và cố gắng thúc đẩy chính mình, chạy hết tốc lực trong khoảng 10-15 năm tới đây.