Có những cách thức thực tiễn dễ áp dụng nào để tập cho người Việt thói quen xếp hàng?

  1. Văn hóa

Mình thấy đây là một vấn đề rất nhức nhối.

Nhưng thói quen, và thậm chí cái này là một cái văn hoá, vốn sẽ cần rất nhiều thời gian để đại đa số dân mình có thể ''rèn tập'' được. Nhưng không thể cứ để không như vậy mà không có hành động gì.

Mình thấy ở một vài cửa hiệu (thường là các hiệu shopping trong các TTTM) hay xếp đặt các cọc để phân hàng (giống trong các sân bay) và khách hàng sẽ tự động xếp theo, nếu bạn xếp chúng chỉ đủ rộng cho 1 người/1 hàng đứng.

Không biết ngoài cách đó ra thì còn cách nào khác không?

Từ khóa: 

thói xấu

,

thói xấu người việt

,

thói quen xếp hàng

,

xếp hàng

,

nơi công cộng

,

văn hóa

Chuyện xếp hàng có thể nhìn từ nhiều góc độ, một là nguồn lực đang thiếu nên xếp hàng mới có được. Hai là từ góc độ tâm lý, phần lớn người Việt chúng ta hay sốt ruột, nôn nóng, lo sợ mất phần và muốn vượt trội hơn người khác, hoặc muốn có cách nhanh nhất để đạt được mục đích. Chính tâm lý đã chi phối văn hóa xếp hàng. Ở Việt Nam có hai việc xếp hàng tương đối tốt, đó là dưới một áp lực kỷ luật có giám sát, và đám đông có chung một cảm xúc thiêng liêng. Còn khi đứng trước lợi ích và rời khỏi áp lực kỷ luật, hầu như sẽ trở thành đám đông hỗn loạn. Đi sâu vào nền tảng tinh thần của người Việt, rõ ràng bản tính lo bị thiệt thòi khiến câu chuyện xếp hàng trở thành điều xa xỉ. Để xếp hàng thành một nền nếp tự nhiên của đời sống e sẽ còn rất lâu mới thiết lập được.

Mình thấy vấn đề ở đây là giáo dục, cụ thể hơn là ý thức của người dân cần phải được nhìn nhận, chấn chỉnh lại. 

Trong văn hóa xếp hàng, điểm đặc biệt là người già, phụ nữ mang thai hoặc trẻ em phải được ưu tiên. Văn hóa xếp hàng là nét văn hóa tốt đẹp đã có từ lâu đời, vì vậy chúng ta cần tiếp nối và phát triển nó. Ngày nay chúng ta cần giáo dục trẻ em ý thức cộng đồng, xếp hàng ở nơi công cộng để vừa thỏa mãn được nhu cầu của mình vừa tạo ra trật tự, nề nếp trong xã hội.
Tập quen với việc nhường nhịn người khác từ đó tạo ra thói quen xếp hàng nơi đông người. Đặc biệt, ở những nơi công cộng của các thành phố lớn với mật độ dân cư đông đúc như hiện nay cần lắm cử chỉ của văn hóa xếp hàng, nhường nhịn và ưu tiên,…
https://cdn.noron.vn/2022/08/04/49956189382274622-1659582566.jpg
Trả lời
Chuyện xếp hàng có thể nhìn từ nhiều góc độ, một là nguồn lực đang thiếu nên xếp hàng mới có được. Hai là từ góc độ tâm lý, phần lớn người Việt chúng ta hay sốt ruột, nôn nóng, lo sợ mất phần và muốn vượt trội hơn người khác, hoặc muốn có cách nhanh nhất để đạt được mục đích. Chính tâm lý đã chi phối văn hóa xếp hàng. Ở Việt Nam có hai việc xếp hàng tương đối tốt, đó là dưới một áp lực kỷ luật có giám sát, và đám đông có chung một cảm xúc thiêng liêng. Còn khi đứng trước lợi ích và rời khỏi áp lực kỷ luật, hầu như sẽ trở thành đám đông hỗn loạn. Đi sâu vào nền tảng tinh thần của người Việt, rõ ràng bản tính lo bị thiệt thòi khiến câu chuyện xếp hàng trở thành điều xa xỉ. Để xếp hàng thành một nền nếp tự nhiên của đời sống e sẽ còn rất lâu mới thiết lập được.

Mình thấy vấn đề ở đây là giáo dục, cụ thể hơn là ý thức của người dân cần phải được nhìn nhận, chấn chỉnh lại. 

Trong văn hóa xếp hàng, điểm đặc biệt là người già, phụ nữ mang thai hoặc trẻ em phải được ưu tiên. Văn hóa xếp hàng là nét văn hóa tốt đẹp đã có từ lâu đời, vì vậy chúng ta cần tiếp nối và phát triển nó. Ngày nay chúng ta cần giáo dục trẻ em ý thức cộng đồng, xếp hàng ở nơi công cộng để vừa thỏa mãn được nhu cầu của mình vừa tạo ra trật tự, nề nếp trong xã hội.
Tập quen với việc nhường nhịn người khác từ đó tạo ra thói quen xếp hàng nơi đông người. Đặc biệt, ở những nơi công cộng của các thành phố lớn với mật độ dân cư đông đúc như hiện nay cần lắm cử chỉ của văn hóa xếp hàng, nhường nhịn và ưu tiên,…
https://cdn.noron.vn/2022/08/04/49956189382274622-1659582566.jpg