Có nhiều người than phiền rằng học mãi không giỏi. Vậy làm cách nào để chúng ta đạt được hiệu quả tốt nhất trong học tập?

  1. Giáo dục

Học tập, ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất đối với từ các em học sinh, đến sinh viên, tất cả mọi người còn ngồi trên ghế nhà trường.vThế nhưng, cách học tập, cách ôn thi mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh, sinh viên mà thành tích đạt được cũng không được như ý muốn.

Vậy rất mong mọi người chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp học tập của mình?

Từ khóa: 

sinh viên

,

giáo dục đại học

,

ôn thi

,

thi cử

,

học đại học

,

giáo dục

-Với sinh viên:

+Thường ngày xưa với những môn suy luận, cần tư duy thì em thường học công thức thôi rồi áp dụng vào nhiều dạng bài khác nhau. 

+Còn những cần phải học thuộc lòng thì ngoài nghe giảng em nghĩ phải dành thời gian ôn tập từ trước đó 4-5 ngày. Có vài lần ngày mai thi hôm nay ôn bài thì em không nhớ gì cả, kiến thức thì rối tung cả lên.

Với học sinh:

+Ngày xưa em khá học "lệch", nhất là năm 12. Học lệch ở đây là chỉ học 3 môn Toán, Văn, Anh cần thiết cho kỳ thi còn những môn như Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa,v.v... thì vẫn học bài trả bài bình thường, chỉ là em không dành thời gian nghiên cứu tìm hiểu sâu và làm bài tập thêm, dừng ở mức độ nghe-hiểu bài trên lớp. Btw em không khuyến khích và cổ xúy cho việc học lệch này vì tùy vào định hướng của mỗi bạn nữa, có thể có bạn học đều và giỏi cả 8,9 môn rồi nhất lớp hay đứng nhất khối và thi đậu ĐH vẫn là chuyện bình thường, chỉ là bản thân em không thể phân sức ra học quá nhiều thứ vào lúc đó.

+Về thời gian phân bổ em thường chia ra đều các môn trong ngày và trong tuần, ví dụ thứ hai tối sẽ học Toán từ 7-9 giờ và Tiếng Anh từ 9-11h. Thứ Ba học Văn từ 7-9 giờ và Toán từ 9-11 giờ. Đặc biệt nên đảm bảo ngủ đủ giấckhoảng 7 tiếng. Chỉ trường hợp cần thiết và khẩn cấp lắm mới thức khuya. Chưa bao giờ em thấy thức khuya có lợi cả, vừa nhức đầu, vừa không tập trung được và sáng ra thì buồn ngủ vật vờ cả ngày.

+Đến những kỳ kiểm tra quá tải em thường chia ra học trước cho ngày mai nếu hôm nay rảnh, ví dụ thứ 4 có 3 bài kiểm tra hóa, địa, sinh,v.v... thì em học bài Hóa, Sinh vào thứ 2 và học Địa vào thứ 3. Nên ưu tiên chọn ôn những môn cảm thấy chưa tự tin.

Trả lời

-Với sinh viên:

+Thường ngày xưa với những môn suy luận, cần tư duy thì em thường học công thức thôi rồi áp dụng vào nhiều dạng bài khác nhau. 

+Còn những cần phải học thuộc lòng thì ngoài nghe giảng em nghĩ phải dành thời gian ôn tập từ trước đó 4-5 ngày. Có vài lần ngày mai thi hôm nay ôn bài thì em không nhớ gì cả, kiến thức thì rối tung cả lên.

Với học sinh:

+Ngày xưa em khá học "lệch", nhất là năm 12. Học lệch ở đây là chỉ học 3 môn Toán, Văn, Anh cần thiết cho kỳ thi còn những môn như Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa,v.v... thì vẫn học bài trả bài bình thường, chỉ là em không dành thời gian nghiên cứu tìm hiểu sâu và làm bài tập thêm, dừng ở mức độ nghe-hiểu bài trên lớp. Btw em không khuyến khích và cổ xúy cho việc học lệch này vì tùy vào định hướng của mỗi bạn nữa, có thể có bạn học đều và giỏi cả 8,9 môn rồi nhất lớp hay đứng nhất khối và thi đậu ĐH vẫn là chuyện bình thường, chỉ là bản thân em không thể phân sức ra học quá nhiều thứ vào lúc đó.

+Về thời gian phân bổ em thường chia ra đều các môn trong ngày và trong tuần, ví dụ thứ hai tối sẽ học Toán từ 7-9 giờ và Tiếng Anh từ 9-11h. Thứ Ba học Văn từ 7-9 giờ và Toán từ 9-11 giờ. Đặc biệt nên đảm bảo ngủ đủ giấckhoảng 7 tiếng. Chỉ trường hợp cần thiết và khẩn cấp lắm mới thức khuya. Chưa bao giờ em thấy thức khuya có lợi cả, vừa nhức đầu, vừa không tập trung được và sáng ra thì buồn ngủ vật vờ cả ngày.

+Đến những kỳ kiểm tra quá tải em thường chia ra học trước cho ngày mai nếu hôm nay rảnh, ví dụ thứ 4 có 3 bài kiểm tra hóa, địa, sinh,v.v... thì em học bài Hóa, Sinh vào thứ 2 và học Địa vào thứ 3. Nên ưu tiên chọn ôn những môn cảm thấy chưa tự tin.