Có nhất thiết phải đầu tư vào Marketing hay không?

  1. Marketing

seo1

Ảnh: Nshapefitness.vn

Các doanh nghiệp có quyền không theo triết lý hay xu hướng Marketing hiện đại. Không nhất thiết phải theo lối mòn của sách vở hay giáo trình mới có thể thành công. Nếu doanh nghiệp không muốn đầu tư vào Tiếp thị, họ vẫn có thể dành nguồn vốn của mình đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Thương hiệu lúc nào cũng bắt nguồn từ sản phẩm. Một sản phẩm tốt là nền tảng quan trọng nhất để đầu tư ngân sách & trí tuệ, từ đó xây dựng thương hiệu. Bất cứ ngành nghề, quy mô & hình thức khởi nghiệp nào, sản phẩm luôn là đầu câu chuyện. Chiến dịch truyền thông quảng cáo hay đến mấy cũng khó có thể khiến khách hàng yêu thích một sản phẩm tệ.

Tuy nhiên, không hẳn cứ có sản phẩm chất lượng là việc xây dựng thương hiệu sẽ dễ dàng. Nguyên lý: "brand is perceived by customers" - thương hiệu được cảm nhận bởi khách hàng sẽ không bao giờ thay đổi. Khách hàng chính là những người quyết định liệu có nên mua và tiếp tục ủng hộ sản phẩm của thương hiệu, đặc biệt là trong thời đại kết nối. Trong quá khứ, đã có những thương hiệu không tập trung vào mảng Marketing, ví dụ như trường hợp của Sony , chuyên cung cấp dòng laptop phân khúc cao cấp cho khách hàng (VAIO), trước đó họ còn sở hữu thị phần về mảng máy nghe nhạc MP3 Walkman, rất rõ ràng khi Sony là một thương hiệu gần như chiến lĩnh thị trường mảng về sản phẩm kĩ thuật số ở Việt Nam trong khoảng từ 2000-2010, và họ có đủ tiềm lực để đánh bại Apple từ trong trứng nước, trước khi Apple tung ra một chiến dịch Marketing tuyệt vời, khi họ với iPod và MacBook. Và Sony đã thất bại khi phải bán lại thương hiệu VAIO và mảng máy tính cá nhân, kết thúc 17 năm "chinh chiến".


u0zc63pfsvjoubfev4d1

Ảnh: Complex.com

Ngược lại, cũng có những thương hiệu nhờ vào chiến dịch Marketing đúng đắn đã hồi sinh, dù sản phẩm của họ không có gì nổi bật, thậm chí có phần thua kém đối thủ. Khách hàng đa phần không phải là những chuyên gia, họ không phải lúc nào cũng định giá giá trị sản phẩm và tính toán chi phí tạo nên sản phẩm. Họ thường chi trả căn cứ theo giá trị mà họ cảm nhận/nhận thức về sản phẩm. Đặc biệt với dòng sản phẩm cao cấp, giá trị trong nhận thức của khách hàng (Perceived Value), tức mức giá họ cho rằng “đáng để móc hầu bao”, thường cao hơn giá trị cấu thành nên sản phẩm. Trong trường hợp của Piaggio, nổi tiếng với sản phẩm xe Vespa, khi đầu tư vào thị trường Việt Nam vào những năm 2000, hãng phải cạnh tranh với một Honda vốn đã in sâu vào tâm trí người dùng với sự an toàn, truyền thống; hay là Yamaha ở sự trẻ trung, phá cách. Có thể nói khi bước chân vào thị trường, so sánh với các đối thủ cạnh tranh có thể thấy Piaggio đang thất thế ở mọi mặt. Tuy nhiên, họ đã rất thông minh khi quyết định không thể gia nhập thị trường với tư cách là một chiếc xe máy thông thường, mà phải trở thành một sản phẩm thời trang. Với tâm lý con người, khi họ được mang bên mình một sản phẩm thời trang thì giá cả không còn là vấn đề nữa. Họ tham dự cùng những show diễn của tạp chí Đẹp như một thành viên trong đội ngũ sáng tạo. Mỗi nhà thiết kế tham dự chương trình khi trình bày bộ sưu tập phải trình bày trên xe Vespa và có 1 thiết kế riêng cho Vespa. Nhờ vậy mà Vespa được khoác lên mình nhiều bộ cánh, rất thời thượng, mới mẻ. Bỗng dưng Piaggio trở thành người đi đầu, người tiên phong, cập nhật phong cách thời trang. Hình ảnh những chiếc Vespa xuất hiện trên báo chí như những tác phẩm nghệ thuật, được rất nhiều người quan tâm. 

054-vespa-primavera

Ảnh: Vespa.com

Tóm lại, nếu muốn phát triển theo hướng lâu dài và xây dựng thương hiệu mang tính bền vững, việc đầu tư vào Marketing là điều cần thiết, vì không phải bạn, mà chính khách hàng mới là người đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn, đặc biệt là khi phân khúc khách hàng trẻ bắt đầu tự chủ về kinh tế và chiếm lĩnh thị trường. Việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng - điều mà Marketing có thể chi phối, sẽ giúp sự phát triển của thương hiệu diễn ra thuận lợi.

Từ khóa: 

marketing

,

hướng nghiệp

,

xu hướng marketing

,

marketing