Có nhất thiết khi tranh luận phải chứng tỏ được mình đúng?

  1. Thinking Hub

  2. Tư duy

Từ khóa: 

tranh luận

,

thinking hub

,

tư duy

Thực ra mình cũng là người thích tranh luận với những người xung quanh và luôn cố gắng để không trở thành phe yếu lý hơn. Nhưng bây giờ mình nghĩ lại, quả thực con người chúng ta thường có xu hướng bảo vệ cái tôi của mình và hiếm khi chịu thua cuộc vì nghĩ rằng nếu chấp nhận màn thua này thì bản thân họ sẽ trở thành một kẻ thất bại về kiến thức lẫn kĩ năng phản biện. Thế nên là, dù trong quá trình phản biện, họ có nhận ra lỗi sai của bản thân thì họ cũng sẽ tiếp tục "chiến đấu'" vì quan điểm của mình. Do đó, nay thay vì mình gắng bảo vệ quan điểm của mình, mình thường lắng nghe nhiều hơn.

Trả lời

Thực ra mình cũng là người thích tranh luận với những người xung quanh và luôn cố gắng để không trở thành phe yếu lý hơn. Nhưng bây giờ mình nghĩ lại, quả thực con người chúng ta thường có xu hướng bảo vệ cái tôi của mình và hiếm khi chịu thua cuộc vì nghĩ rằng nếu chấp nhận màn thua này thì bản thân họ sẽ trở thành một kẻ thất bại về kiến thức lẫn kĩ năng phản biện. Thế nên là, dù trong quá trình phản biện, họ có nhận ra lỗi sai của bản thân thì họ cũng sẽ tiếp tục "chiến đấu'" vì quan điểm của mình. Do đó, nay thay vì mình gắng bảo vệ quan điểm của mình, mình thường lắng nghe nhiều hơn.

Bạn nên nhớ rằng, tranh luận khác với việc cãi vã trong đời sống thường ngày. Nếu như cãi vã phải giành phần thắng về mình thì bản chất của tranh luận là tìm ra sự thật, tìm ra điều đúng đắn. Vậy nên, trong quá trình tranh luận, tại sao khi nhận ra mình sai, chúng ta không dừng lại mà tiếp tục bảo về quan điểm của mình?

Thực tế cho thấy, con người thường lấy cái Tôi làm trung tâm, tin vào những điều khiến họ thoải mái và không thay đổi quan điểm, định kiến của mình. Điều này dẫn đến khi đối diện với những quan điểm trái với niềm tin và lợi ích của họ, người ta sẽ có xu hướng phản đối, phủ nhận nó, dù nó có nói gì họ cũng không quan tâm( họ không muốn quan tâm), và tư duy một cách thiên kiến để bảo vệ quan điểm của mình mặt cho sự thật như thế nào. Tuy nhiên, quan điểm của chúng ta không phải khi nào cũng đúng vì nó xuất phát từ kinh nghiệm, trải nghiệm, vốn sống riêng của mỗi người.

Do đó, hãy giữ một thái độ thoải mái, tư duy mở trong quá trình tranh luận. Phải biết chấp nhận mình sai, nếu không sẽ không tìm ra được điều đúng đắn. Cũng đừng quá tự tin vào quan điểm của mình, cũng đừng hạ bệ suy nghĩ của người khác một cách cực đoan, vì chính thái độ này sẽ khiến cả hai căng thẳng hơn và điều này là không cần thiết.