Có nên xử lý người tiêu dùng cố tình mua hàng giả?
Trong Quốc hội thảo luận Tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Góp ý về dự án Luật, theo đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Đình), hàng giả có nghĩa là hàng nhái thương hiệu nổi tiếng. Việc mua bán hàng giả hiện rất phổ biến với cả người mua và người bán.
"Thực tế có nhiều thương hiệu nổi tiếng được bán giả công khai và người tiêu dùng sử dụng một cách vô tư, trong pháp luật chưa có rõ trong vấn đề này. Do đó để bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững cần công bằng trong vấn đề này với cả người bán lẫn người mua", bà Hạnh nhấn mạnh
Góp ý về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) đã đưa ra đề xuất về việc xử lý người tiêu dùng cố tình mua hàng giả. Theo đó, hàng giả có nghĩa là hàng nhái thương hiệu nổi tiếng. Việc mua bán hàng giả hiện rất phổ biến với cả người mua và người bán.
Theo mọi người, có nên tiến hành triệt để việc xử lý người tiêu dùng cố tình mua hàng giả? Liệu rằng việc làm này có khả năng nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng hay không?
tin nóng
,xã hội
,luật pháp
,kinh doanh
Tại sao nhà nước phạt những đứa bán hàng giả mà nó vẫn tồn tại, vì nhu cầu người tiêu dùng dùng hàng fake của thương hiệu nổi tiếng vẫn rất nhiều, nên tiền phạt chả thấm vào đâu so với lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng giả. Nên giờ ra luật phạt thêm thằng mua cố tình xài hàng giả nữa, như thế mới làm những cửa hàng bán giả nữa, người mua sẽ phải cân nhắc khi mua hàng, sẽ chọn mua ở những cửa hàng chính hàng, ko ham hố sài hàng giả nữa. Tôi đồng ý với việc ra luật cấm này, chẳng biết có tác dụng không nhưng các bác ở trên đánh vào cả đầu vào đầu ra là hợp lí rồi.
Văn Trường
Tại sao nhà nước phạt những đứa bán hàng giả mà nó vẫn tồn tại, vì nhu cầu người tiêu dùng dùng hàng fake của thương hiệu nổi tiếng vẫn rất nhiều, nên tiền phạt chả thấm vào đâu so với lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng giả. Nên giờ ra luật phạt thêm thằng mua cố tình xài hàng giả nữa, như thế mới làm những cửa hàng bán giả nữa, người mua sẽ phải cân nhắc khi mua hàng, sẽ chọn mua ở những cửa hàng chính hàng, ko ham hố sài hàng giả nữa. Tôi đồng ý với việc ra luật cấm này, chẳng biết có tác dụng không nhưng các bác ở trên đánh vào cả đầu vào đầu ra là hợp lí rồi.
Duy Nguyễn
"Hàng giả" mà nhà nước nên cấm và có mức xử phạt hợp lý là những hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu không đủ an toàn cho người sử dụng. Ví dụ như khẩu trang giả, thuốc giả...
Còn phạm trù còn lại của "hàng giả", đó là quần áo, giầy dép fake khó mà cấm được. Bản chất người sản xuất ra những mặt hàng đó không hẳn nhằm phục vụ nhu cầu mua hàng fake, mà họ chỉ đưa vào do nó là hình đẹp, hình ưa nhìn. Bạn thử ra chợ xem, các bác, các cô bán hàng chỉ biết trên áo có hình này đẹp, hình kia đẹp chứ nào biết đó là thương hiệu nổi tiếng quốc tế. Hay những đôi giày fake, nó vẫn đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, giá cả phải chăng, thì cũng không có ảnh hưởng gì. Quan trọng, nó phù hợp với tài chính của một nhóm người trong xã hội. Kể cả giày Biti's của VN thì cũng có giá cao hơn rất nhiều so với những đôi giày "nhái" ở chợ.
Nhìn chung, "hàng giả" rất rộng, cấm hay xử phạt cũng cần rõ ràng, không thể chung chung được.
Huyền Hà
Hiến Nguyễn Công
Vấn đề là định nghĩa như nào là cố tình mua hàng giả chứ? 1 người vào hàng mua đôi Adidas fake chả hạn, mua để đi chứ ko quan tâm đến thương hiệu thì có tính ko? Đôi giày Adidas giả vẫn là đôi giày thật.
Bởi vậy mk nghĩ b nên tìm hiểu Như thế nào được coi là “hàng giả”? trước đã. Mk có lượm được thông tin trong quy định tại Khoản 7, Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về “hàng giả” gồm:
Theo như luật trên thì nó rõ ràng và xác đáng hơn rong việc xử phạt người cố tình mua hàng giả. Chứ nếu như người dân bình thường mà có nhu cầu mua hàng rẻ, hàng fake để sử dụng hằng ngày, điều đó không ảnh hưởng tới ai và cũng không vi phạm pháp lý thì k bị xử phạt nhé.