Có nên vay tiền khi không có tiền?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Điểm quan trọng khi quyết định liên quan đến tài chính là câu hỏi: Khi nào bạn thoát khỏi nó? Tức là khi bạn vay tiền thì bạn nghĩ đến khi nào bạn không cần vay tiền và cũng hết nợ.

Tôi nói cho rõ không cần vay tiền và cũng hết nợ.

Tức là bạn không phải vay tiền để đảo nợ, cũng có thể sống bình thường mà không cần mượn nợ cho thứ gì khác nữa. Và bạn nên lên kế hoạch này từ trước khi vay tiền, nếu không bạn sẽ rơi vào trạng thái vay tiền trong suốt cuộc đời. Bởi vì cái cảm giác sung sướng khi được sử dụng tiền ở tương lai nó lôi cuốn đến mức chẳng có ai ngưng được (ít ra là những người mình đã gặp).

Thêm một cái nữa là kế hoạch để đạt trạng thái đó cũng cần dựa trên những gì chắc chắn, ví dụ như bạn đang không có việc làm thì không nói kiểu "giờ cứ vay khi nào có việc làm thì trả nợ", hoặc ví dụ như bạn đang làm việc bình thường thì nói kiểu "giờ vay khi nào lên chức hoặc tăng lương là trả liền ấy mà". Bởi những thứ đó thường nằm ngoài tầm kiểm soát, và nếu bạn kém may mắn một xíu là bạn sẽ kẹt trong bẫy nợ không thoát ra được.

Tái bút: Bản thân tôi cũng là người sử dụng thẻ tín dụng rất nhiều, thường duy trì ở mức gần đụng số credit limit (số tiền người ta cho mượn tối đa). Tất nhiên, tôi luôn trả đúng hạn sau vài tháng (thời gian mà credit card vẫn còn miễn phí). Lý do không phải vì tôi cần tiền hay không có tiền, tôi làm thế là để tiền vẫn trong tài khoản và mình có thể kiếm tiền lãi trong một thời gian ngắn. Khi mua một món hàng, tôi xác định rằng số tiền đó "đã chi" và phải trừ ra khi tính số tiền hiện có, mặc dù nó vẫn nằm trong tài khoản của tôi. Do đó, tôi nói tôi là người có kế hoạch rõ ràng cho việc vay tiền mua sắm của mình.

Trả lời

Điểm quan trọng khi quyết định liên quan đến tài chính là câu hỏi: Khi nào bạn thoát khỏi nó? Tức là khi bạn vay tiền thì bạn nghĩ đến khi nào bạn không cần vay tiền và cũng hết nợ.

Tôi nói cho rõ không cần vay tiền và cũng hết nợ.

Tức là bạn không phải vay tiền để đảo nợ, cũng có thể sống bình thường mà không cần mượn nợ cho thứ gì khác nữa. Và bạn nên lên kế hoạch này từ trước khi vay tiền, nếu không bạn sẽ rơi vào trạng thái vay tiền trong suốt cuộc đời. Bởi vì cái cảm giác sung sướng khi được sử dụng tiền ở tương lai nó lôi cuốn đến mức chẳng có ai ngưng được (ít ra là những người mình đã gặp).

Thêm một cái nữa là kế hoạch để đạt trạng thái đó cũng cần dựa trên những gì chắc chắn, ví dụ như bạn đang không có việc làm thì không nói kiểu "giờ cứ vay khi nào có việc làm thì trả nợ", hoặc ví dụ như bạn đang làm việc bình thường thì nói kiểu "giờ vay khi nào lên chức hoặc tăng lương là trả liền ấy mà". Bởi những thứ đó thường nằm ngoài tầm kiểm soát, và nếu bạn kém may mắn một xíu là bạn sẽ kẹt trong bẫy nợ không thoát ra được.

Tái bút: Bản thân tôi cũng là người sử dụng thẻ tín dụng rất nhiều, thường duy trì ở mức gần đụng số credit limit (số tiền người ta cho mượn tối đa). Tất nhiên, tôi luôn trả đúng hạn sau vài tháng (thời gian mà credit card vẫn còn miễn phí). Lý do không phải vì tôi cần tiền hay không có tiền, tôi làm thế là để tiền vẫn trong tài khoản và mình có thể kiếm tiền lãi trong một thời gian ngắn. Khi mua một món hàng, tôi xác định rằng số tiền đó "đã chi" và phải trừ ra khi tính số tiền hiện có, mặc dù nó vẫn nằm trong tài khoản của tôi. Do đó, tôi nói tôi là người có kế hoạch rõ ràng cho việc vay tiền mua sắm của mình.

Có vay vs có trả vì tiền vay mãi mãi không phải tiền của mình.