Có nên ứng dụng ChatGPT vào giáo dục?

  1. Giáo dục

  2. Công nghệ thông tin

Chat GPT hiện nay có lẽ đang là cơn sốt trong giới công nghệ. Điểm đột phá mình mình thấy ở Chat GPT là khả năng xử lý và lọc thông tin rất tốt. Khi dùng Google, người tra phải đọc nhiều, tự lọc nhiều thông tin cho cùng một vấn đề, nhưng việc này đã và đang được ChatGPT xử lý. Với 1 câu hỏi ChatGPT đưa một kết quả đích, thay vì trả hàng triệu đường dẫn có liên quan như Google. Đặc biệt người học có thể sử dụng công cụ này để làm thay bài tập, đồ án, thậm chí là bài giảng, luận văn tốt nghiệp. Đây cũng là khuyết điểm có thể khiến học sinh phụ thuộc vào công cụ này.

https://cdn.noron.vn/2023/02/03/2333179934192287-1675398046.jpg

Theo mọi người có nên áp dụng Chat GPT vào giáo dục ko? Nếu có nên được áp dụng như thế nào để đạt hiệu quả?

Từ khóa: 

chatgpt

,

giáo dục

,

công nghệ thông tin

Cá nhân mình nghĩ với các thành tựu công nghệ nói chung thì nên cố gắng ứng dụng mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Công cụ chỉ có hiệu quả tích cực khi người dùng được trang bị đầy đủ nền tảng nhận thức, đạo đức và kỹ năng.

Mình tin chỉ con người mới giáo dục ra con người. Và ứng dụng công nghệ vào giáo dục không có nghĩa là biến công nghệ thành chủ đạo để thay thế con người trong giáo dục. Bởi sự phục tùng, chiều chuộng, vô cảm của máy móc có thể là một trở ngại đáng kể cho hoạt động phát triển nhân cách.

Lấy ví dụ là nếu chúng ta giao một chiếc Ipad cho trẻ em và chờ đợi trẻ em dùng chiếc Ipad đó để tự giác học Tiếng Anh (hoặc học các kiến thức bổ ích khác) thì kết quả đầu ra thường không phải là "learner" mà là "gamer" hoặc "facebooker".

Trả lời

Cá nhân mình nghĩ với các thành tựu công nghệ nói chung thì nên cố gắng ứng dụng mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Công cụ chỉ có hiệu quả tích cực khi người dùng được trang bị đầy đủ nền tảng nhận thức, đạo đức và kỹ năng.

Mình tin chỉ con người mới giáo dục ra con người. Và ứng dụng công nghệ vào giáo dục không có nghĩa là biến công nghệ thành chủ đạo để thay thế con người trong giáo dục. Bởi sự phục tùng, chiều chuộng, vô cảm của máy móc có thể là một trở ngại đáng kể cho hoạt động phát triển nhân cách.

Lấy ví dụ là nếu chúng ta giao một chiếc Ipad cho trẻ em và chờ đợi trẻ em dùng chiếc Ipad đó để tự giác học Tiếng Anh (hoặc học các kiến thức bổ ích khác) thì kết quả đầu ra thường không phải là "learner" mà là "gamer" hoặc "facebooker".

Những gì nó làm thay được cứ để nó làm thay.
Những gì nó không thể làm, sớm muộn con người cũng phải tự làm.