Có nên nghỉ việc khi quản lý trực tiếp không ưa bạn nhưng cấp trên lại quý bạn?

  1. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Với kinh nghiệm đi làm nhiều năm của mình thì quản lý trực tiếp rất quan trọng, thậm chí ý kiến của họ là quan trọng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến con đường thăng tiến của bạn. Nguyên tắc trong doanh nghiệp và các tổ chức là quản lý theo cấp bậc, việc báo cáo vượt cấp hay quản lý vượt cấp là một điều tối kỵ và rất hiếm khi được thực hiện trừ khi bạn được trực tiếp yêu cầu hay có vấn đề nghiêm trọng lắm. Các cấp quản lý trong doanh nghiệp được phân chia nhiệm vụ và càng ngồi ở vị trí cao thì trách nhiệm của họ càng lớn, độ bao quát của họ cũng càng lớn. Cấp trên có thể quý bạn nhưng điều đó chưa chắc đã tác động đến việc bạn có tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp không, sự thăng tiến của bạn, hay là chất lượng công việc của bạn. Bởi vì, khi xem xét về một nhân viên, ý kiến của quản lý trực tiếp bao giờ cũng sẽ được lắng nghe đầu tiên. Cấp trên hơn, do sự bao quát rộng của họ với công việc, không thể để ý đến từng cá nhân như quản lý trực tiếp nên khi này, việc họ lắng nghe và phụ thuộc và ý kiến của quản lý trực tiếp của bạn để đánh giá và hiểu về bạn là điều hết sức quan trọng. Như trong công ty mình, khi trưởng phòng của mình muốn mắng nhân viên, họ không mắng mình mà họ mắng phó phòng của mình để phó phòng mắng xuống mình, càng lên cao thì quy trình mắng càng loằng ngoằng nhé.

Với cá nhân mình, chỉ cần quản lý trực tiếp ổn là mình yên tâm làm việc, chứ còn quản lý trực tiếp mà không ổn là môi trường làm việc nó căng thẳng dữ lắm luôn, đi làm mà ngày nào cũng stress thì không làm được.

Trả lời

Với kinh nghiệm đi làm nhiều năm của mình thì quản lý trực tiếp rất quan trọng, thậm chí ý kiến của họ là quan trọng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến con đường thăng tiến của bạn. Nguyên tắc trong doanh nghiệp và các tổ chức là quản lý theo cấp bậc, việc báo cáo vượt cấp hay quản lý vượt cấp là một điều tối kỵ và rất hiếm khi được thực hiện trừ khi bạn được trực tiếp yêu cầu hay có vấn đề nghiêm trọng lắm. Các cấp quản lý trong doanh nghiệp được phân chia nhiệm vụ và càng ngồi ở vị trí cao thì trách nhiệm của họ càng lớn, độ bao quát của họ cũng càng lớn. Cấp trên có thể quý bạn nhưng điều đó chưa chắc đã tác động đến việc bạn có tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp không, sự thăng tiến của bạn, hay là chất lượng công việc của bạn. Bởi vì, khi xem xét về một nhân viên, ý kiến của quản lý trực tiếp bao giờ cũng sẽ được lắng nghe đầu tiên. Cấp trên hơn, do sự bao quát rộng của họ với công việc, không thể để ý đến từng cá nhân như quản lý trực tiếp nên khi này, việc họ lắng nghe và phụ thuộc và ý kiến của quản lý trực tiếp của bạn để đánh giá và hiểu về bạn là điều hết sức quan trọng. Như trong công ty mình, khi trưởng phòng của mình muốn mắng nhân viên, họ không mắng mình mà họ mắng phó phòng của mình để phó phòng mắng xuống mình, càng lên cao thì quy trình mắng càng loằng ngoằng nhé.

Với cá nhân mình, chỉ cần quản lý trực tiếp ổn là mình yên tâm làm việc, chứ còn quản lý trực tiếp mà không ổn là môi trường làm việc nó căng thẳng dữ lắm luôn, đi làm mà ngày nào cũng stress thì không làm được.

Câu hỏi này thực ra chưa đủ bối cảnh để trả lời cụ thể có nên hay không nên, nên chắc là mình sẽ đề xuất một hướng giúp bạn đánh giá tình hình và ra quyết định tốt hơn nhé.

Trước khi đưa ra một quyết định quan trọng nào đó trong cuộc sống cần cân nhắc kĩ để giảm thiểu khả năng quyết định sai lầm, mình hay ngồi phân tích vấn đề một cách tổng quan trước.

Đầu tiên, (1) hãy xem xét lại mục tiêu bạn bắt đầu công việc này là gì, và vì sao bạn nhận công việc đó ngay từ đầu. Với mục tiêu đó, đến thời điểm hiện tại bạn đã đạt được chưa? Sau đó bạn (2) hãy viết ra một loạt các tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng làm việc và đạt mục tiêu của bạn. Chẳng hạn như: mức lương, môi trường, phúc lợi, được học hỏi đào tạo, thái độ/năng lực của quản lý trực tiếp, thái độ/năng lực của lãnh đạo (cấp trên), thái độ/năng lực của đồng nghiệp,...

Sau khi đã liệt kê được các tiêu chí, bạn (3) hãy đánh số mức độ ảnh hưởng của tiêu chí đó. Thái độ của quản lý trực tiếp có làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng đạt mục tiêu trong công việc của bạn không? Thái độ của lãnh đạo (cấp trên) thì sao? Bạn cứ tự ước lượng theo thang điểm 5 cho dễ. 1 - Rất ít; 2 - Ít; 3 - Trung bình; 4 - Nhiều; 5 - Rất nhiều. Bạn cứ tự cho điểm theo cảm xúc và bản chất con người mình thôi nhé.

Sau khi đánh số được rồi, bạn (4) hãy đánh giá về mức độ tích cực và tiêu cực của tiêu chí trong tình hình hiện tại. Nếu bạn đang trong hoàn cảnh tiêu cực, bất lợi hãy đặt dấu âm (-) trước số điểm của tiêu chí đó, và ngược lại, nếu đang tích cực, có lợi thế, bạn đặt dấu dương (+). Sau khi làm xong, bạn có thể cộng hết tất cả điểm số lại.

Cuối cùng là (5) đánh giá kết quả. Nếu điểm số tổng đang âm, tức là công việc đó đang không tạo điều kiện tốt để giúp bạn thực hiện mục tiêu của mình. Khi đó bạn nên nghỉ việc. Còn nếu vẫn dương, bạn nên ở lại và tìm cách để giải quyết những bất lợi và phát huy lợi thế trước mắt. Mình gợi ý bạn sử dụng SWOT để đánh giá tiếp tình hình và có chiến lược cải thiện tốt hơn. Nếu = 0 hoặc gần sát = 0 thì 50/50. Nếu là mình thì mình sẽ tìm một người nào đó có khả năng và kinh nghiệm sống tốt hơn mình để hỏi ý kiến (trong trường hợp của bạn thì nên nhờ một ai đó không liên quan đến công việc của bạn nhé, bố mẹ hoặc anh chị hoặc tìm tới một mentor nào đó trong ngành bạn đang làm cũng được, sẽ khách quan hơn), nhờ tư vấn để giúp ra quyết định nhanh chóng hơn. Còn không thì bạn cứ tiếp tục công việc và quan sát thêm một thời gian nữa, chắc chắn điểm số sẽ tăng hoặc giảm theo thời gian, nó sẽ không bao giờ giữ nguyên trong một thời gian quá lâu đâu.

Mặc dù chỉ bạn một cách máy móc như vậy, và mình cũng mong bạn có thể áp dụng và giúp ích được chút nào cho việc ra quyết định của bạn, nhưng đôi khi mình phải công nhận rằng có những thứ mình không tính toán chính xác được đâu. Vạn sự thường không theo ý mình, mà ý mình sẽ theo vạn sự. Đôi khi trực giác bạn bảo cảm thấy muốn nghỉ thì hãy nghỉ, còn cảm thấy tiếp tục được thì hãy kiên nhẫn tiếp tục đến khi đạt được mục tiêu. Dù bạn có quyết định thế nào thì vẫn sẽ có những bài học phải trải qua thôi. Chúc bạn luôn vui vẻ, tích cực và gặt hái được nhiều kinh nghiệm sống nha!

Không nhé!

Không ưa là việc của họ. Đừng bao giờ để ý đến họ làm gì. Mình sống, mình làm cho bản thân mình chứ có sống để chiều lòng thiên hạ đâu:))). Với có nghỉ thì nghỉ vì công việc không phù hợp chứ ở đâu ít nhiều gì chả có người nọ người kia.

Ít ra còn dc cấp trên quý, hãy cứ làm, cố gắng trau dồi, có khi cấp trên sẽ thích năng lực của bạn và cho bạn lên cấp bằng qli trực tiếp hiện tại của bạn thì sao.