Có nên nặn mụn hay không?
Mụn luôn là nỗi đau đầu của rất nhiều bạn trẻ nhất là trong giai đoạn dậy thì. Mỗi khi nhìn vào gương hay vô thức chạm tay lên mặt, bạn chỉ muốn nặn chúng đi ngay lập tức. Tuy nhiên, thực tế có nên nặn mụn hay không? Hãy tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Mụn hình thành như thế nào?
Mụn trứng cá là căn bệnh da liễu phổ biến nhất. Chúng xuất hiện từ việc tích tụ bã nhờn, vi khuẩn, tế bào chết trên bề mặt da do không thể thoát được đi đâu.
Tuyến bã nhờn nằm ở gốc nang lông, vùng mặt là nơi tuyến bã nhờn tồn tại nhiều nhất, cùng với sự xuất hiện của vi khuẩn, tế bào chết xâm nhập qua lỗ chân lông của bề mặt gây ra tắc chân lông gây ra hiện tượng vùng lỗ chân lông bị sưng phồng như quả bóng, bề mặt da bị chèn ép làm viêm, đau, đỏ tấy vùng mụn.
Chúng ta có thể phân mụn ra thành 2 dạng: Mụn viêm và mụn không viêm. Những loại mụn không viêm thường không gây viêm nhiễm và được biết đến như mụn đầu trắng, mụn đầu đen và sợi bã nhờn. Những loại mụn viêm sẽ gây ra tình trạng viêm, sưng và nhức tại vùng da nổi mụn, cụ thể như: mụn mủ, mụn ẩn, mụn trứng cá, mụn u nang…
Có nên nặn mụn hay không?
Nặn mụn là việc chúng ta dùng lực tác động bên ngoài để đẩy nhân mụn ( hỗn hợp gồm bã nhờn, dầu thừa, bụi bẩn…) ra ngoài.
Đối với các mụn viêm tuyệt đối không được tự ý nặn nếu bạn không muốn tình trạng da thêm tồi tệ.
Chúng ta không đảm bảo những sản phẩm chúng ta dùng để tự nặn những loại mụn viêm đã vệ sinh và vô trùng triệt để. Việc nặn mụn không đúng kỹ thuật và chuyên môn sẽ làm ảnh hưởng cấu trúc da, làm tổn thương sâu đến các tế bào da. Khi dùng lực quá mạnh để nặn mụn sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng, phá huỷ các lớp tế bào dưới da. Việc bạn tự nặn mụn không đúng cách sẽ khiến mụn lây lan sang các vùng da lân cận. Bởi lẽ, quá trình nặn mụn sẽ vô tình mang ổ vi khuẩn di chuyển sang vùng da lành lặn bên cạnh.
Phương pháp nặn mụn đúng cách
Tốt nhất là không nên nặn mụn, nhưng nếu bắt buộc phải nặn mụn, hãy đảm bảo bạn tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để hạn chế tối đa tác động của việc nặn mụn đến da.
Cách lấy nhân mụn dưới da an toàn là trước hết bạn cần xác định được những nốt mụn nên hoặc không nên nặn. Vì không phải loại nào cũng nặn được tùy từng thời điểm phù hợp nếu không sẽ gây viêm nhiễm nặng nề để lại sẹo cả đời. Chưa kể nó còn khiến tình trạng mụn diễn biến nặng nề và lây lan sang những vùng da khác. Những trường hợp cần đi lấy nhân mụn:
Phù hợp với những vết mụn đã khô cồi, phần nhân cứng đã trồi lên trên bề mặt.
Các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng lẻ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen, trồi lên bề mặt da.
Một số loại mụn khác như: mụn cám, mụn đầu đen cũng có thể nghĩ đến phương pháp lấy nhân mụn để hỗ trợ điều trị mang lại kết quả tốt nhất.
Bước 1: Rửa tay thật sạch
Hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiến hành nặn mụn bởi đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình nặn mụn bọc an toàn. Nếu tay bạn sạch sẽ hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập qua vùng bị mụn giúp giảm nhiễm trùng da
Bước 2: Chuẩn bị bông, gạc y tế sạch
Hãy chuẩn bị một ít gạc tiệt trùng và bông y tế được mua từ hiệu thuốc để đảm bảo an toàn vệ sinh sau đó quấn gạc kín các đầu ngón tay bạn sẽ dùng để nặn mụn. Bước này giúp giảm tối đa những tổn thương trên bề mặt da trong quá trình nặn mụn đặc biệt là không để móng tay làm xước da, đảm bảo an toàn cho vùng da nhạy cảm.
Bước 3: Nặn mụn an toàn
Bước này là bước quan trọng nên bạn cần hết sức nhẹ nhàng để không làm tổn thương da mặt và không tạo cảm giác đau nhức. Dùng các đầu ngón tay ấn nhẹ lực vào xung quanh mụn để đẩy dồn lực vào trung tâm của nốt mụn giúp loại bỏ nhân mụn từ bên trong. Lưu ý bạn nên nặn sao cho hết sạch nhân mụn và máu ra ngoài để làm sạch lỗ chân lông tránh để mụn bọc quay trở lại.
Bước 4: Làm sạch da mặt
Sau khi đã nặn sạch nhân mụn bạn hãy rửa sạch mặt với nước mát và sử dụng sữa rửa mặt có khả năng kháng khuẩn giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn có hại còn sót lại sau khi nặn mụn bọc. Bạn cũng có thể đắp mặt nạ ngay nhưng lưu ý hãy lựa chọn những loại mặt nạ thiên nhiên an toàn và lành tính bởi lúc này da đang bị tổn thương sẽ rất nhạy cảm.
Chọn sữa rửa mặt ngừa mụn Esunvy chính là giải pháp tốt nhất vào lúc này. Sữa rửa mặt với thành phần từ ngưu bàng, hành tây tím và lô hội thân thiện với làn da, giúp làm sạch và kháng khuẩn, chăm sóc toàn diện vùng da bị tổn thương.
Bước 5: Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Bước chăm sóc da mặt sau khi nặn mụn giúp da không để lại sẹo hay những vết thâm và ngăn không cho chúng quay trở lại. Hãy rửa mặt thật sạch với nước mát sau khi nặn mụn. Dùng một viên đá lạnh chườm trực tiếp lên những nốt mụn vừa được nặn để giảm nhanh sưng tấy làm xẹp chúng xuống một cách hiệu quả. Thoa Kem ngừa mụn Esunvy lên vùng da vừa nặn mụn sẽ giúp kháng khuẩn và làm giảm vết thâm rõ rệt.
Việc nặn mụn chỉ là giải pháp cuối cùng, và hãy luôn đảm bảo thực hiện các nguyên tắc nặn mụn ở trên để giảm thiểu tối đa thương tổn gây ra. Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nêu ra ở đầu bài. Các bạn hãy hạn chế việc nặn mụn để mụn không có cơ hội lây lan và tổn thương da lâu dài.
Mách bạn: Bộ ba sản phẩm ngừa mụn Esunvy với thành phần tự nhiên như chiết xuất rễ cây Ngưu bàng, Hành tây, Lô hội… giúp chăm sóc da mụn nhẹ nhàng, kháng viêm tái tạo da và cực kì lành tính. Đặc biệt, trong bộ ba có Viên uống ngừa mụn giúp thanh nhiệt, giải độc từ bên trong. Bộ ba ngừa mụn Esunvy sẽ giúp các bạn đánh bay lũ mụn hiệu quả mà không cần nặn mụn