Có nên mua thiết bị điện tử like new (cũ)?
Mua hàng điển tử như laptop, điện thoại cũ thì cần phải lưu ý những gì các bác nhỉ? Mê con lap này mà mua mới đắt ghê ko đú được, mua hàng cũ thì rẻ hơn nhiều mà sợ ko chất lượng :(
công nghệ thông tin
,phong cách sống
Mua đồ cũ bất kể là đồ gì mình thầy là nên. Nhưng để xác định có mua hay không thì phải xác định đặc tính nữa, cụ thể là phải phân biệt cái "được" và "mất" khi mua đồ cũ.
Đồ điện tử có đặc điểm là phụ thuộc vào thời gian cao bởi vì công nghệ thay đổi từng ngày nên gần như nếu bạn mua đồ cũ khả năng cao sẽ sử dụng cộng nghệ cũ. Để xác định có nên mua món đó hay không thì phải phân tích cụ thể hơn. Sau đây mình mô tả các đặc điểm của các món đồ điện tử:
Phần cứng
Đồ cũ thường có phần cứng của những năm trước, nên bạn phải so sánh phần cứng hiện tại so với phần cũng của thiết bị định mua. Phần cứng thiết bị cũ có lỗi thời quá so với thời điểm hiện tại, chênh lệch nhau có nhiều không?
Phần mềm
Đồ cũ phần mềm có thể sẽ khác so với các thiết bị mới, ngoài ra còn các phần mềm hỗ trợ xung quanh. Giống như iphone 5s sẽ không được support lên hệ điều hành ios mới nhất nữa, tương lai một vài phần mềm cũng sẽ ngưng support
Độ bền
Các thiết bị cũ sẽ có ưu điểm là các người dùng khác sẽ có khoảng thời gian trải nghiệm đủ lớn, bạn có thể lên google kiểm tra thiết bị định mua có mắc phải các lỗi nào không, ví dụ như iphone X dễ bị sọc màn hình
Độ mạo hiểm
Tùy từng dòng thiết bị mà độ hiểu biết của mình khác nhau. Các thiết bị sẽ có trạng thái khác nhau. Vì vậy, khi mua cần phải xem xét kỹ các đặc tính mà mình có thể nắm bắt được những cam kết mà người bán đưa ra.
Thời gian bảo hành
Một vài thiết bị mua cũ nhưng cũng sẽ còn bảo hành, vì vậy đây cũng là điều đáng quan tâm. Thiết bị còn bảo hành thường chưa bị người dùng đem đi sửa bên ngoài vì thường có hư hay lỗi gì thường sẽ đem đi bảo hành. Vì vậy, cho dù thiết bị còn bảo hành 1 ngày giá trị cũng sẽ khác với thiết bị đã hết bảo hành
Bề ngoài của sản phẩm
Phải kiểm tra thật kỹ bề ngoài của sản phẩm định mua cụ thể như các vết xước, vết cấn, vỏ, màn hình, ... Nói chung là tất cả bên ngoài có thể nhìn được bởi vì nó phản ánh đồ bền còn lại của thiết bị. Ví dụ: bề ngoài bị cấn -> đã bị va đập, rơi, vỡ; bị thay vỏ -> bị rơi vỡ
Phần cứng bên trong sản phẩm
Mục đích để kiểm tra thiết bị đã bị thay thế, sữa chữa chưa. Cái này thường những bạn kỹ thuật mới kiểm tra được vì yêu cầu phải mở xem bên trong thiết bị.
Ngoài ra còn một số yêu tố khác bởi vì nó phụ thuộc vào các loại sản phẩm cụ thể
Mình cũng hay mua đồ cũ, sau đây là những tiêu chí cơ bản mình hay áp dụng
Với điện thoại đã mua cũ thường chỉ mua các flagship:
Android: Phạm vi trong 2 năm trở lại, thường mua trong 1 năm trở lại ưu tiên còn bảo hành chính hãng. Điều kiện tiên quyết là phải còn box và các phụ kiện
IOS: Phạm vi trong 3 năm trở lại, thường chỉ mua người quen hoặc các shop lớn.
Với máy tính:
Window: Chỉ mua máy cũ đã sử dụng trong 1 năm trở lại, yêu cầu còn bảo hành chính hãng. Ưu tiên các hãng lớn có trung tâm bảo hành gần nhà.
Mac: Mua máy trong 3 năm trở lại, yêu cầu còn bảo hành Apple toàn cầu. Ưu tiên còn box và có bảo hành dài, cấu hình phải đủ lớn
Với tai nghe
Chỉ mua tai nghe còn fullbox và có bảo hành chính hãng, thời gian đã sử dụng nhỏ hơn 1 năm. Thường mình chỉ mua cãi hãng lớn như: Sony, Samsung, Sennheiser
Tóm lại mua hay không với mình so sánh chi phí tiết kiệm được so với cái mất của mình là chủ yếu. Thường phải tiết kiệm ít nhất 30% so với sản phẩm mới, chứ ít hơn 30% thì phải xem xét rất kỹ. Chúc bạn chọn được món đồ ưng ý nhé.
Lê Văn Đức
Mua đồ cũ bất kể là đồ gì mình thầy là nên. Nhưng để xác định có mua hay không thì phải xác định đặc tính nữa, cụ thể là phải phân biệt cái "được" và "mất" khi mua đồ cũ.
Đồ điện tử có đặc điểm là phụ thuộc vào thời gian cao bởi vì công nghệ thay đổi từng ngày nên gần như nếu bạn mua đồ cũ khả năng cao sẽ sử dụng cộng nghệ cũ. Để xác định có nên mua món đó hay không thì phải phân tích cụ thể hơn. Sau đây mình mô tả các đặc điểm của các món đồ điện tử:
Phần cứng
Đồ cũ thường có phần cứng của những năm trước, nên bạn phải so sánh phần cứng hiện tại so với phần cũng của thiết bị định mua. Phần cứng thiết bị cũ có lỗi thời quá so với thời điểm hiện tại, chênh lệch nhau có nhiều không?
Phần mềm
Đồ cũ phần mềm có thể sẽ khác so với các thiết bị mới, ngoài ra còn các phần mềm hỗ trợ xung quanh. Giống như iphone 5s sẽ không được support lên hệ điều hành ios mới nhất nữa, tương lai một vài phần mềm cũng sẽ ngưng support
Độ bền
Các thiết bị cũ sẽ có ưu điểm là các người dùng khác sẽ có khoảng thời gian trải nghiệm đủ lớn, bạn có thể lên google kiểm tra thiết bị định mua có mắc phải các lỗi nào không, ví dụ như iphone X dễ bị sọc màn hình
Độ mạo hiểm
Tùy từng dòng thiết bị mà độ hiểu biết của mình khác nhau. Các thiết bị sẽ có trạng thái khác nhau. Vì vậy, khi mua cần phải xem xét kỹ các đặc tính mà mình có thể nắm bắt được những cam kết mà người bán đưa ra.
Thời gian bảo hành
Một vài thiết bị mua cũ nhưng cũng sẽ còn bảo hành, vì vậy đây cũng là điều đáng quan tâm. Thiết bị còn bảo hành thường chưa bị người dùng đem đi sửa bên ngoài vì thường có hư hay lỗi gì thường sẽ đem đi bảo hành. Vì vậy, cho dù thiết bị còn bảo hành 1 ngày giá trị cũng sẽ khác với thiết bị đã hết bảo hành
Bề ngoài của sản phẩm
Phải kiểm tra thật kỹ bề ngoài của sản phẩm định mua cụ thể như các vết xước, vết cấn, vỏ, màn hình, ... Nói chung là tất cả bên ngoài có thể nhìn được bởi vì nó phản ánh đồ bền còn lại của thiết bị. Ví dụ: bề ngoài bị cấn -> đã bị va đập, rơi, vỡ; bị thay vỏ -> bị rơi vỡ
Phần cứng bên trong sản phẩm
Mục đích để kiểm tra thiết bị đã bị thay thế, sữa chữa chưa. Cái này thường những bạn kỹ thuật mới kiểm tra được vì yêu cầu phải mở xem bên trong thiết bị.
Ngoài ra còn một số yêu tố khác bởi vì nó phụ thuộc vào các loại sản phẩm cụ thể
Mình cũng hay mua đồ cũ, sau đây là những tiêu chí cơ bản mình hay áp dụng
Với điện thoại đã mua cũ thường chỉ mua các flagship:
Android: Phạm vi trong 2 năm trở lại, thường mua trong 1 năm trở lại ưu tiên còn bảo hành chính hãng. Điều kiện tiên quyết là phải còn box và các phụ kiện
IOS: Phạm vi trong 3 năm trở lại, thường chỉ mua người quen hoặc các shop lớn.
Với máy tính:
Window: Chỉ mua máy cũ đã sử dụng trong 1 năm trở lại, yêu cầu còn bảo hành chính hãng. Ưu tiên các hãng lớn có trung tâm bảo hành gần nhà.
Mac: Mua máy trong 3 năm trở lại, yêu cầu còn bảo hành Apple toàn cầu. Ưu tiên còn box và có bảo hành dài, cấu hình phải đủ lớn
Với tai nghe
Chỉ mua tai nghe còn fullbox và có bảo hành chính hãng, thời gian đã sử dụng nhỏ hơn 1 năm. Thường mình chỉ mua cãi hãng lớn như: Sony, Samsung, Sennheiser
Tóm lại mua hay không với mình so sánh chi phí tiết kiệm được so với cái mất của mình là chủ yếu. Thường phải tiết kiệm ít nhất 30% so với sản phẩm mới, chứ ít hơn 30% thì phải xem xét rất kỹ. Chúc bạn chọn được món đồ ưng ý nhé.