Có nên mở cánh cửa vào nghề truyền thông nội bộ?

  1. Marketing

Chào mọi người

Hiện tại mình đang làm Content và nhận được một lời mời làm truyền thông nội bộ cho doanh nghiệp.

Với cá nhân mình thì đây là một mảng khá mới mẻ. Mình không chắc lắm là bản thân hiện tại có phù hợp với công việc hay không? Có anh/chị nào đang kinh qua công việc này có thể cho mình lời khuyên không ạ?

Cần lắm những comment phản bác lại những "nhận định" trong đầu về nghề truyền thông nội bộ dưới đây:

  • Truyền thông nội bộ khá giống (liên quan) đến công việc nhân sự(?!)
  • Công việc này có sáng tạo không? Em nghĩ chắc có nhưng không phải như kiểu mình làm truyền thông bên ngoài
  • Làm việc ở vị trí này sẽ học hỏi được điều gì và thêm những kỹ năng gì?
  • KPI cụ thể (nếu như em đang hiểu ở đây là sự hài lòng của nhân viên và sếp nhỉ? có vẻ hơi khó đo đạc )
  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp khi theo đuổi làm truyền thông nội bộ?
Từ khóa: 

văn hóa nội bộ

,

truyền thông

,

inbound marketing

,

marketing

Công việc đầu tiên mình lựa chọn khi bắt đầu đi làm là làm PR, và vị trí đầu tiên mình đảm nhận và chịu trách nhiệm với sếp PR của mình, thể hiện performance của mình chính là phụ trách việc làm truyền thông nội bộ. Và công việc đó đem lại cho mình rất nhiều kinh nghiệm, cơ hội hay ho mà sau này giúp ích cho mình rất nhiều trong quá trình phát triển sau này:

  • Truyền thông nội bộ tức là đối tượng truyền thông (đối tượng khán giả mục tiêu của bạn) chính là nội bộ nhân viên, cổ đông hoặc những người có liên quan trong nội bộ tổ chức. Nó sẽ có cùng đối tượng với nhóm đối tượng chăm sóc của HR ; nhưng vai trò chức năng khác nên nó không liên quan gì đến HR cả. Chỉ có vấn đề tổ chức, ở một số DN , người ta đặt truyền thông nội bộ cùng department với HR để đảm bảo có sự phối hợp, đồng nhất về thông điệp, chính sách đến chung đối tượng mục tiêu.
  • Công việc truyền thông nội bộ rất rất sáng tạo bạn nhé. Bạn đừng nghĩ làm truyền thông đối ngoại thì không gian sáng tạo mới lớn, còn nội bộ thì ít hơn. Bản chất hai bên nó chỉ khác nhau ở đối tượng mục tiêu nên việc sử dụng các kênh truyền thông có sự khác biệt, phạm vi nó cũng nhỏ hơn 1 chút. Nhưng nó ko ít sáng tạo hơn. Lợi thế của làm truyền thông nội bộ là bạn dễ tiếp cận với nhóm khán giả mục tiêu (chính là nội tại nhân viên, những người bên cạnh mình) nên bạn dễ dàng có được insight về khán giá của mình. Khi bạn có insight tốt thì khả năng sáng tạo của bạn càng tốt hơn nữa và hiệu quả hơn nữa nhé.
  • Các kỹ năng về truyền thông cơ bản bạn học được hết nhé; vẫn từng đó công việc: chiến lược, planning, thông điệp , triển khai event, viết bài , kênh ....Song song với đó, bạn xây dựng được kỹ năng làm việc với con người; khả năng tổ chức, làm việc đồng đội nhóm rất hiệu quả. Nói chung nếu làm truyền thông bên ngoài bạn mới đi làm rất ít có cơ hội được chủ động làm hết, được lên kế hoạch thì ở không gian nội bộ bạn có nhiều cơ hội hơn, được làm từ A-Z. Tất nhiên cái này cũng phải tùy xem quy mô công ty của bạn như thế nào, nếu <200 người thì truyền thông nội bộ thường chỉ có 1 người. Nếu >1000 người thì sẽ cả team với vô cùng nhiều việc để làm luôn. Ngoài ra làm truyền thông nội bộ bạn có cơ hội tiếp xúc gần nhất với BGD, CEO và lãnh đạo, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều thứ từ họ nếu bạn thực sự chú tâm.
  • KPI cụ thể nó tùy thuộc vào quy mô của DN bạn làm & sự phát triển của DN tới giai đoạn nào, vai trò của truyền thông nội bộ tới đâu. Sự hài lòng ko phải là KPI của bạn. Bản chất vai trò của Truyền thông nội bộ là để giúp kết nối giữa Người lãnh đạo với nhân viên; giúp cho tất cả nhân viên đều hiểu được tầm nhìn, sứ mệnh , chiến lược của công ty ; giúp xây dựng được văn hóa DN một cách rõ ràng. Ngược lại, truyền thông nội bộ cũng phải giúp lắng nghe được những phản hồi, nguyện vọng của nhân viên tới ban lãnh đạo. Vì vậy, xây dựng được các kênh truyền thông & cơ chế truyền thông tin giữa ban lãnh đạo & nhân viên là nhiệm vụ quan trọng nhất; đảm bảo thông suốt về thông tin; giúp định hình văn hóa doanh nghiệp, biến mỗi nhân viên trở thành kênh truyền thông tốt nhất cho DN chính là nhiêm vụ quan trọng nhất của truyền thông nội bộ.
  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp tùy thuộc vào lĩnh vực, công ty bạn làm việc và định hướng nghề nghiệp của bạn. Như mình trao đổi, bản chất phát triển theo hướng Chuyên viên Truyền thông (đẩy mạnh ra bên ngoài) bạn vẫn có rất nhiều cơ hội. Hoặc nếu ko theo hướng quản lý thương hiệu (do quy mô cty lớn, bạn phụ trách cả mảng truyền thông nội bộ - phụ trách Branding cho cty nếu những kiến thưc, kỹ năng branding bạn build up theo đầy đủ. Hoặc nữa, bạn có rất nhiều cơ hội làm quản lý (vì bạn rất gần các sếp, nếu bạn có tiềm năng chắc chắn các sếp sẽ push bạn & trao cho bạn nhiều cơ hội khác) . Hồi đó mình chỉ được làm truyền thông nội bộ có 2 tháng, xây dựng xong 1 kênh forum nội bộ, tạp chí nội bộ & các hoạt động nội bộ thì sếp lớn kêu mình chuyển giao việc đó cho người khác; sau đó mình vừa kiêm PR lẫn digital marketing (do sếp phát hiện ra mình học marketing ra và rất hiểu về facebook :)) ) Sau đó một thời gian sếp lại cho thử cả vị trí BD nữa, sếp bảo có khả năng đàm phán. Nên nói chung cơ hội như thế nào tùy thuộc rất nhiều vào bạn & mong muốn của bạn
Trả lời

Công việc đầu tiên mình lựa chọn khi bắt đầu đi làm là làm PR, và vị trí đầu tiên mình đảm nhận và chịu trách nhiệm với sếp PR của mình, thể hiện performance của mình chính là phụ trách việc làm truyền thông nội bộ. Và công việc đó đem lại cho mình rất nhiều kinh nghiệm, cơ hội hay ho mà sau này giúp ích cho mình rất nhiều trong quá trình phát triển sau này:

  • Truyền thông nội bộ tức là đối tượng truyền thông (đối tượng khán giả mục tiêu của bạn) chính là nội bộ nhân viên, cổ đông hoặc những người có liên quan trong nội bộ tổ chức. Nó sẽ có cùng đối tượng với nhóm đối tượng chăm sóc của HR ; nhưng vai trò chức năng khác nên nó không liên quan gì đến HR cả. Chỉ có vấn đề tổ chức, ở một số DN , người ta đặt truyền thông nội bộ cùng department với HR để đảm bảo có sự phối hợp, đồng nhất về thông điệp, chính sách đến chung đối tượng mục tiêu.
  • Công việc truyền thông nội bộ rất rất sáng tạo bạn nhé. Bạn đừng nghĩ làm truyền thông đối ngoại thì không gian sáng tạo mới lớn, còn nội bộ thì ít hơn. Bản chất hai bên nó chỉ khác nhau ở đối tượng mục tiêu nên việc sử dụng các kênh truyền thông có sự khác biệt, phạm vi nó cũng nhỏ hơn 1 chút. Nhưng nó ko ít sáng tạo hơn. Lợi thế của làm truyền thông nội bộ là bạn dễ tiếp cận với nhóm khán giả mục tiêu (chính là nội tại nhân viên, những người bên cạnh mình) nên bạn dễ dàng có được insight về khán giá của mình. Khi bạn có insight tốt thì khả năng sáng tạo của bạn càng tốt hơn nữa và hiệu quả hơn nữa nhé.
  • Các kỹ năng về truyền thông cơ bản bạn học được hết nhé; vẫn từng đó công việc: chiến lược, planning, thông điệp , triển khai event, viết bài , kênh ....Song song với đó, bạn xây dựng được kỹ năng làm việc với con người; khả năng tổ chức, làm việc đồng đội nhóm rất hiệu quả. Nói chung nếu làm truyền thông bên ngoài bạn mới đi làm rất ít có cơ hội được chủ động làm hết, được lên kế hoạch thì ở không gian nội bộ bạn có nhiều cơ hội hơn, được làm từ A-Z. Tất nhiên cái này cũng phải tùy xem quy mô công ty của bạn như thế nào, nếu <200 người thì truyền thông nội bộ thường chỉ có 1 người. Nếu >1000 người thì sẽ cả team với vô cùng nhiều việc để làm luôn. Ngoài ra làm truyền thông nội bộ bạn có cơ hội tiếp xúc gần nhất với BGD, CEO và lãnh đạo, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều thứ từ họ nếu bạn thực sự chú tâm.
  • KPI cụ thể nó tùy thuộc vào quy mô của DN bạn làm & sự phát triển của DN tới giai đoạn nào, vai trò của truyền thông nội bộ tới đâu. Sự hài lòng ko phải là KPI của bạn. Bản chất vai trò của Truyền thông nội bộ là để giúp kết nối giữa Người lãnh đạo với nhân viên; giúp cho tất cả nhân viên đều hiểu được tầm nhìn, sứ mệnh , chiến lược của công ty ; giúp xây dựng được văn hóa DN một cách rõ ràng. Ngược lại, truyền thông nội bộ cũng phải giúp lắng nghe được những phản hồi, nguyện vọng của nhân viên tới ban lãnh đạo. Vì vậy, xây dựng được các kênh truyền thông & cơ chế truyền thông tin giữa ban lãnh đạo & nhân viên là nhiệm vụ quan trọng nhất; đảm bảo thông suốt về thông tin; giúp định hình văn hóa doanh nghiệp, biến mỗi nhân viên trở thành kênh truyền thông tốt nhất cho DN chính là nhiêm vụ quan trọng nhất của truyền thông nội bộ.
  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp tùy thuộc vào lĩnh vực, công ty bạn làm việc và định hướng nghề nghiệp của bạn. Như mình trao đổi, bản chất phát triển theo hướng Chuyên viên Truyền thông (đẩy mạnh ra bên ngoài) bạn vẫn có rất nhiều cơ hội. Hoặc nếu ko theo hướng quản lý thương hiệu (do quy mô cty lớn, bạn phụ trách cả mảng truyền thông nội bộ - phụ trách Branding cho cty nếu những kiến thưc, kỹ năng branding bạn build up theo đầy đủ. Hoặc nữa, bạn có rất nhiều cơ hội làm quản lý (vì bạn rất gần các sếp, nếu bạn có tiềm năng chắc chắn các sếp sẽ push bạn & trao cho bạn nhiều cơ hội khác) . Hồi đó mình chỉ được làm truyền thông nội bộ có 2 tháng, xây dựng xong 1 kênh forum nội bộ, tạp chí nội bộ & các hoạt động nội bộ thì sếp lớn kêu mình chuyển giao việc đó cho người khác; sau đó mình vừa kiêm PR lẫn digital marketing (do sếp phát hiện ra mình học marketing ra và rất hiểu về facebook :)) ) Sau đó một thời gian sếp lại cho thử cả vị trí BD nữa, sếp bảo có khả năng đàm phán. Nên nói chung cơ hội như thế nào tùy thuộc rất nhiều vào bạn & mong muốn của bạn

Theo mình thấy Truyền thông nội bộ là một công việc thú vị, không dễ cũng không khó. Bạn cứ hình dụng thay vì truyền thông bên ngoài, target audience là người ngoài, còn truyền thông nội bộ tập này là tất cả nhân viên trong công ty, cũng là đồng nghiệp của bạn, lượng "khách hàng" để truyền thông cũng sẽ tùy thuộc quy mô công ty, có nơi vào trăm người, có nơi sẽ là vài chục ngàn người như các tập đoàn.

Một số công việc cụ thể của người làm TTNB:

- Lên kế hoạch và phối hợp với các bên thực thi các sự kiện nội bộ như: YEP, team buidling, campaign Tết, cuộc thi thể thao, thành lập các câu lạc bộ..

- Là contact point để làm việc với team Design team cho các sự kiện nội bộ.

- Thiết kế các hoạt động và các campaign truyền thông mục đích để tăng sự gắn kết các team và động lực làm việc cho nhân viên. Ví dụ như các cuộc thi nội bộ, thi đua khen thưởng, ...

- Cũng là người sản xuất các content như storytelling, articles website, thông báo, các bài viết trên social, ideos, thuyết trình... để truyền đạt các thông điệp, tin tức, gửi lời chúc mừng đến những ngày đặc biệt của nhân viên.

Truyền thông nội bộ có quan hệ mật thiết với phòng nhân sự vì nhân sự liên quan đến đào tạo phát triển con người, TTNB là xây dựng văn hóa nội bộ, gắn kết con người (ý này mình nghĩ là vậy).

Công việc này theo mình nghĩ phải rất năng động và sáng tạo mới làm tốt được, khi mà các thông điệp từ giám đốc đưa xuống không mới hay quá chung chung, các hoạt động của team diễn ra như thường lệ sẽ làm sự tập trung vào kế thông truyền thông nội bộ giảm đi, khi đó ng làm TTNB phải linh hoạt và sáng tạo hơn rất nhiều để thu hút mn.

Ở mỗi công việc sẽ có những trải nghiệm nhất định để bạn học hỏi và phát triển, nếu năng động, thích kết nối mọi người thì công việc này sẽ phù hợp với bạn đó.

Hi bạn,

Mình là 1 cá nhân thực tế làm việc trong agency và đã chính thức chuyển sang làm NV truyền thông nội bộ cho 1 công ty quản lý các brand F&B.

Về thắc mắc của bạn thì mình xin chia sẻ như sau:

  • Truyền thông nội bộ khá giống (liên quan) đến công việc nhân sự(?!) => Nhân sự sẽ bao gồm nhiều mảng: Tuyển dụng, hành chính, lương bổng, phúc lợi. Vậy bạn đang hỏi nó giống vs mảng nào? Còn theo mình thấy tính chất của TTNB cũng khá giống vs làm marketing nhưng đối tượng là khách hàng in-house (các đồng nghiệp của mình)
  • Công việc này có sáng tạo không? Em nghĩ chắc có nhưng không phải như kiểu mình làm truyền thông bên ngoài. => CV nào cũng đòi hỏi sự sáng tạo ko riêng gì ngành nghề nào. Tuy nhiên do tính chất nội bộ nên nguồn kinh phí đổ cho TTNB ko nhiều. Do đó sáng tạo phải nằm trong sự cho phép của ngân sách.
  • Làm việc ở vị trí này sẽ học hỏi được điều gì và thêm những kỹ năng gì? => Học hỏi được nhiều nhất là kỹ năng giao tiếp, planing, execution,.... Ngoài ra cũng nâng cao tay nghề Powerpoint, excel, photoshop...
  • KPI cụ thể (nếu như em đang hiểu ở đây là sự hài lòng của nhân viên và sếp nhỉ? có vẻ hơi khó đo đạc) => Thường thì hđ TTNB ko có KPI. Bên cty mình làm thực tế sẽ mời mn survey sau mỗi sự kiện/hoạt động để đánh giá về CT.
  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp khi theo đuổi làm truyền thông nội bộ? => Cơ hội rõ rệt nhất là sau khi làm senior ở vị trí này thì bạn có thể phát triển thêm về mảng nhân sự. Chắc chắn cần phải đủ time, kiến thức chuyên môn, mối quan hệ nhé ^^


Phía trên là ý kiến cá nhân của mình. Hi vọng hữu ích.