Có nên loại bỏ phương pháp thí nghiệm trên động vật trong công nghiệp y, hoá, dược,...?

  1. Khoa học

Thí nghiệm trên động vật được biết đến là phương pháp thử nghiệm giúp nghiên cứu và phát triển nhiều lĩnh vực, đặc biệt là điều trị bệnh trước khi áp dụng trên con người. Tuy nhiên có nhiều làn sóng tranh cãi và phản đối việc thử nghiệm trên động vật, phần lớn lý do cho rằng đây là hành vi phi đạo đức.

Vậy nếu phản đối như vậy không sử dụng động vật để thử nghiệm thì sử dụng gì bây giờ?

https://cdn.noron.vn/2022/09/10/my-pham-khong-thi-nghiem-tren-dong-vat-la-gi-121950-1662784423_1024.jpg
Từ khóa: 

thí nghiệm

,

động vật

,

khoa học

Thực ra là không nhé, vì nếu như không có những dạng sống thử nghiệm thì làm sao chúng ta có thể biết được rằng điều đó ảnh hưởng lên con người. Như việc chúng ta thử nghiệm thuốc trị ung thư trên cơ thể loài chuột, nếu không có những con chuột trong cuộc thử nghiệm đó thì làm sao chúng ta biết được rằng cái chất đó có gây nguy hiểm cho những loài động vật hoặc con người sau này hay không? Có rất nhiều thí nghiệm trên thế giới này sau khi thử nghiệm thành công trên loài vật nhưng đến khi lên cơ thể người thì lại xuất hiện các tình trạng phản ứng. Đa phần những người phản đối thí nghiệm trên cơ thể loài vật đều không đưa ra bất kỳ một phương pháp thí nghiệm nào hiệu quả hơn. Như việc giải phẫu chẳng hạn, bạn phải học cách giải phẫu ếch, giun, cá, rắn,... sau đó bạn mới được phép giải phẫu cơ thể đã chết của một con người, sau khi bạn giải phẫu thành công 2 phương pháp trên rồi thì bạn mới được giải phẫu trên chính cơ thể người sống thật

Trả lời

Thực ra là không nhé, vì nếu như không có những dạng sống thử nghiệm thì làm sao chúng ta có thể biết được rằng điều đó ảnh hưởng lên con người. Như việc chúng ta thử nghiệm thuốc trị ung thư trên cơ thể loài chuột, nếu không có những con chuột trong cuộc thử nghiệm đó thì làm sao chúng ta biết được rằng cái chất đó có gây nguy hiểm cho những loài động vật hoặc con người sau này hay không? Có rất nhiều thí nghiệm trên thế giới này sau khi thử nghiệm thành công trên loài vật nhưng đến khi lên cơ thể người thì lại xuất hiện các tình trạng phản ứng. Đa phần những người phản đối thí nghiệm trên cơ thể loài vật đều không đưa ra bất kỳ một phương pháp thí nghiệm nào hiệu quả hơn. Như việc giải phẫu chẳng hạn, bạn phải học cách giải phẫu ếch, giun, cá, rắn,... sau đó bạn mới được phép giải phẫu cơ thể đã chết của một con người, sau khi bạn giải phẫu thành công 2 phương pháp trên rồi thì bạn mới được giải phẫu trên chính cơ thể người sống thật

Sao những người đó ko phản đối việc con hổ cứ bắt con thỏ để ăn, con thỏ cứ gặm hết cỏ, hay cỏ cứ hút hết dinh dưỡng của đất. Nó là lấy đi sinh mạng của đối phương luôn chứ ko phải chỉ là tiêm vài mũi thuốc.
Trong giới sinh vật, các loài là những mắt xích khác nhau, loài này phải phục vụ cho sự sống của loài kia. Đó là quy luật từ cả tỷ năm trước. Vậy thì vài (triệu) con chuột phục vụ cho sự phát triển của vài tỷ loài người thì có gì mà phản đối. Phản đối nó giống như vừa gặm cái hamburger để lấy sức biểu tình chống việc nuôi heo bò vậy. Mà ngay cả ng biểu tình có ăn chay thì bộ cây cỏ ko phải sự sống sao.
Vậy nên nếu có ai kêu gọi bỏ thí nghiệm trên động vật thì xin mời vào thay chỗ bọn nó. Thuốc cho người thí nghiệm trên người là hợp lý nhất luôn. 😂😂
Đến bây giờ thì việc thử nghiệm trên động vật tuy đã được hạn chế, và có nhiều quy tắc để đảm bảo về mặt đạo đức, nhưng việc thử nghiệm trên động vật vẫn là điều cần thiết. Vì việc thử nghiệm trực tiếp trên người là vô trách nhiệm, còn các chương trình máy tính tuy có thể đáp ứng phần nào nhưng vẫn ko thể đảm bảo độ chính xác 100% so với thực tế.

Thế nào là phi đạo đức?

Mang 100k con chuột, 100k con thỏ,... đi thử thuốc - cứ coi là tra tấn đi - để cứu 1 người, 1000 người, 1m người thì có "đạo đức" ko. Ý kiến cá nhân tôi, với góc nhìn là 1 con nguời - loài đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn - thì kể cả cứu được 1 người cũng đáng. Về mặt hiệu quả kinh tế thì nát, nhưng về mặt đạo đức thì có.

Các bạn sống ở thời đại khi mà người ta đã nghiên cứu phát triển cả trăm loại vaccine, kháng sinh, thuốc... từ việc thử nghiệm thuốc trên động vật, bản thân các bạn lúc nhỏ cg tiêm vaccine, lúc lớn có bệnh thì mua thuốc về nốc. Có thể chính bản thân bạn còn sống được đến bây giờ rất có thể 1 phần là nhờ đám thử nghiệm đó đấy. Và nó cũng cứu hàng triệu người khác nữa.

Một ví dụ ngay gần đây là vaccine Covid, vaccine đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong đi khá khá. Nếu ko thử nghiệm trước trên động vật mà thử trực tiếp lên người, thời gian sẽ dài ra bao lâu? Bao nhiêu tình nguyện viên sẽ chết vì phản ứng phụ, sẽ có thêm bao nhiêu người phải chết vì vaccine chậm được nghiên cứu thành công? Thay vì để "đạo đức" để thương xót cho đồng loại của các bạn thì các bạn ăn no rửng mỡ mang cái "đạo đức" đấy đi đấu tranh cho đám động vật được sinh ra và nuôi dưỡng để phục vụ cho mục đích thử nghiệm. Ko có các thử nghiệm đấy, chúng nó chẳng có mục đích gì để tồn tại và sẽ chẳng bao giờ được sinh ra cả.

Còn nếu với các bạn, con người và động vật khác đều như nhau, mạng người với mạng chuột thí nghiệm đều ngang nhau cả thì cái nên đấu tranh là xóa bỏ loài người đi sẽ giữ được mạng cho nhiều động vật đấy.

không thể loại bỏ đâu ạ. Nhắc đến vấn đề nhân đạo thì việc thí nghiệm trên động vật chẳng khác gì chúng ta ăn cá, thịt,...hằng ngày cả. Bao giờ con người không còn ăn thịt thì sẽ không còn thí nghiệm trên động vật

Đồng ý là thử nghiệm trên động vật thấy thì xót thật vì chúng ta là động vật bậc cao có cảm xúc. Nhưng mà cả triệu năm nay kể từ lúc con người xuất hiện thì chúng ta đã ăn rất nhiều loại động thực vật và kể cả bây giờ cũng thế thì lại không ý kiến gì trong khi thử nghiệm trên động vật thì có thể sẽ rút ngắn thời gian nghiên cứu và các kết quả thu lại thì tỉ lệ chính xác nó sẽ cao hơn (vì chúng ta - động vật có vú, cũng có nhiềm điểm tương đồng về mã gen so với các loài động vật có vú khác như chuột, thỏ,...).
Vậy nếu như không thử nghiệm trên động vật thì chúng ta có thể thử nghiệm được trên loại sinh vật nào thuộc nhóm phân loại ngũ giới mà có lẽ chúng ta CHẮC CHẮN đã được học trong chương trình sinh học lớp 10 - bài 2 mà không vô nhân đạo lại đạt chuẩn độ chính xác về mặt khoa học?

Đồng ý rằng thử nghiệm trên động vật đối với chúng rất tàn nhẫn, nhưng theo mình chỉ có thể hạn chế thôi chứ không thể cấm hay bỏ hoàn toàn được, vì chúng ta vẫn có những thứ cần đến việc thử nghiệm trên động vật.

Trong Toaru Majutsu Index có một phân cảnh thế này. 

Những nhà nghiên cứu khoa học ở đó cho rằng chỉ cần chiến đấu với 20.000 người thì có thể khiến A thăng cấp một cảnh giới mới, và họ dựa trên phân tích rồi cho rằng sức mạnh, thể chất của cô bé B là phù hợp nhất, thế nên họ đã nói dối một cô bé rằng, tế bào của cô có thể cứu chữa những người bị bệnh, rồi cô bé tin tưởng và trao cho người ấy sơ đồ gene của mình.

Kết quả 20.000 người nhân bản được tạo để bị giết để thử nghiệm một loại suy đoán được dựa trên căn cứ khoa học. Nếu thay 20.000 người này bằng 20.000 con chuột bạch thì điều đầu tiên mọi người nghĩ là gì? Có lẽ là thật tội nghiệp đúng không? Nhưng với hơn 20.000 con người lại khác, mọi người thường nghĩ rằng sao lại độc ác đến thế, sao lại dùng con người làm vật thí nghiệm.... nhưng với những nhà khoa học ở đó, họ cho rằng những "người" này chỉ là mấy con búp bê được mua bằng tiền, hệt như chuột bạch, chỉ cần ấn nút là có thể tạo ra rồi.

Thế nên mình nghĩ vấn đề này không có đúng sai, chỉ là tùy góc nhìn mà thôi, với những người yêu động vật có lẽ việc này thật tàn nhẫn, những với nhà khoa học mà nói, đó là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống.

1. Các thí nghiệm đa số được thử nghiệm trên chuột bạch và thỏ. Những loài động vật này khá là nhỏ, không phải là những động vật quý hiếm ngoài tự nhiên nên việc thử nghiệm trên chúng không mang thiệt hại đáng kể đến hệ sinh thái.
2. Mục đích chính của việc thử nghiệm trên động vật là mang lại lợi ích cho con người. Nếu không thành công thì các nhà khoa học cũng đang cố gắng giúp những người thiệt thòi, ốm đau chứ không mang chủ ý giết hại động vật.
3. Tôi ủng hộ việc dùng các công nghệ thông tin để tạo ra các loại thuốc mới thay vì thử nghiệm trên động vật nhưng tôi không cho việc thử nghiệm trên động vật là điều xấu cần phê phán và tẩy chay một cách thậm tệ
Đừng nhìn sự việc bằng một lăng kính méo mó. Nếu nhìn nhận đúng, việc thí nghiệm trên động vật là bắt buộc, vì lợi ích của con người và vì cứu người. Nếu không thật sự cần thiết thì không thí nghiệm bừa bãi, vẫn chăm sóc, cho ăn bình thường.
Một lăng kính khác, đó là đánh đồng sự nghiên cứu khoa học với việc hành hạ không có mục đích. Luật pháp cũng nghiêm cấm hành hạ động vật như vậy, chứ không phải cho phép như việc nghiên cứu.