Có nên để giáo viên phạt roi học sinh trên lớp?

  1. Giáo dục

Ông bà ta có câu "thương cho roi cho vọt". Nhưng ngày nay, nhiều người nhân danh giáo dục đã có những hành động "dạy dỗ" dã man đối với học sinh và bị dư luận lên án.

Những thế hệ học sinh trước đây (khoảng 9x) trở lên cũng từng đi học cũng từng bị phạt 1 vài roi vào tay hoặc mông. Nhưng hiện tại, các hình phạt được đặt ra trên lớp quá khốc liệt không những để lại hậu quả thương tích bên ngoài mà ảnh hưởng cả tâm lý của trẻ. 

Các bạn cảm thấy những hình phạt dành cho học sinh hiện nay như thế nào? Và liệu những hình phạt hiện nay có đủ sức răn đe học sinh hay tạo ra tác dụng ngược? 

Từ khóa: 

hình phạt

,

giáo dục

,

răn đe

,

lớp học

,

học sinh

,

giáo dục

Hồi xưa mình cũng từng bị cô giáo phạt roi, hồi cấp 1 do viết ẩu. Nhưng nhớ hồi đó có bị cô đánh thước kẻ vào tay cũng không thấy quá đau, chỉ tủi thân thôi, và cũng thấy tại mình viết ẩu thật do trước khi đánh cô giáo giải thích rất kỹ (và nhẹ nhàng) tại sao cô đánh, cô đánh cho nhớ để lần sau không mắc lại nữa, chứ không phải đã đánh đau lại còn sỉ nhục như nhiều trường hợp gần đây. Mẹ mình hồi đấy biết bị đánh cũng còn bảo cô đánh cho là đúng. Bằng chứng là mình nhớ đến tận bây giờ luôn.

"Thương cho roi cho vọt" nhưng roi vọt thế nào để học sinh của mình hiểu được là mình yêu thương chúng và muốn tốt cho chúng là rất khó. Giáo viên không cư xử đúng cách là sẽ bị học sinh lẫn phụ huynh phản ánh ngay, chưa kể bây giờ nhiều phụ huynh coi con là vàng bạc, không cảm thấy giáo viên có quyền được "roi vọt" con họ nên bênh con, khiến đứa trẻ càng nhờn và bớt coi trọng thầy cô của mình hơn. Ngược lại, nhiều giáo viên đánh học sinh như kiểu trút giận, vừa đánh vừa sỉ nhục thì sau đó muốn nói là vì "thương cho roi cho vọt" thì ai mà nghe nổi? Với lại đến tầm cấp 2 là mình nghĩ không còn dùng cách "roi vọt" được nữa rồi, vì đó là tuổi học sinh bắt đầu chống đối, biết sĩ diện, xấu hổ với bạn bè, cảm giác tủi thân sẽ nhiều hơn,... (hồi xưa đến cấp 2 là mình cũng thế, bố mẹ càng đánh càng chống đối, đến quan sát thằng em, con nhỏ em bây giờ cũng vậy luôn...) Có chăng để dạy chúng thì nên dùng cách khác, cách thế nào thì mình không chắc, phải để các thầy cô có kinh nghiệm lên tiếng thôi. :D

Trả lời

Hồi xưa mình cũng từng bị cô giáo phạt roi, hồi cấp 1 do viết ẩu. Nhưng nhớ hồi đó có bị cô đánh thước kẻ vào tay cũng không thấy quá đau, chỉ tủi thân thôi, và cũng thấy tại mình viết ẩu thật do trước khi đánh cô giáo giải thích rất kỹ (và nhẹ nhàng) tại sao cô đánh, cô đánh cho nhớ để lần sau không mắc lại nữa, chứ không phải đã đánh đau lại còn sỉ nhục như nhiều trường hợp gần đây. Mẹ mình hồi đấy biết bị đánh cũng còn bảo cô đánh cho là đúng. Bằng chứng là mình nhớ đến tận bây giờ luôn.

"Thương cho roi cho vọt" nhưng roi vọt thế nào để học sinh của mình hiểu được là mình yêu thương chúng và muốn tốt cho chúng là rất khó. Giáo viên không cư xử đúng cách là sẽ bị học sinh lẫn phụ huynh phản ánh ngay, chưa kể bây giờ nhiều phụ huynh coi con là vàng bạc, không cảm thấy giáo viên có quyền được "roi vọt" con họ nên bênh con, khiến đứa trẻ càng nhờn và bớt coi trọng thầy cô của mình hơn. Ngược lại, nhiều giáo viên đánh học sinh như kiểu trút giận, vừa đánh vừa sỉ nhục thì sau đó muốn nói là vì "thương cho roi cho vọt" thì ai mà nghe nổi? Với lại đến tầm cấp 2 là mình nghĩ không còn dùng cách "roi vọt" được nữa rồi, vì đó là tuổi học sinh bắt đầu chống đối, biết sĩ diện, xấu hổ với bạn bè, cảm giác tủi thân sẽ nhiều hơn,... (hồi xưa đến cấp 2 là mình cũng thế, bố mẹ càng đánh càng chống đối, đến quan sát thằng em, con nhỏ em bây giờ cũng vậy luôn...) Có chăng để dạy chúng thì nên dùng cách khác, cách thế nào thì mình không chắc, phải để các thầy cô có kinh nghiệm lên tiếng thôi. :D

Trẻ em trách phạt là để tiến bộ, nếu như dùng một cây roi nhỏ quất vào chỗ không nguy hiểm thì monhf thấy cũng hợp lý, tiếc răng bây giờ không được phếp trách phạt học sinh, nhiều khi rất khó đưa các em vào nề nếp

Làm mình nhớ đến 1 câu của Menander mới đọc sáng nay: Ai không bị dập te tua thì không giỏi. ὁ μὴ δαρεὶς ἄνθρωπος οὐ παιδεύεται. Nhưng mà ý là người học chịu khó vượt qua thử thách kìa, chứ không phải ý là bị đánh theo nghĩa đen.

Hồi mình học cấp 2 có một cô giáo hay thích làm khó mình. Ví dụ mình còn bị điểm 0 và bị kéo điểm quá trời. Nhưng mình nghe từ những bạn khác nói lại thì mới biết đằng sau thì cổ khen mình tận trời, nói rằng phải làm khó vì nó giỏi, dễ quá sợ nó kiêu ngạo rồi không phát triển thêm. Đây là "roi vọt" đúng cách (tức là tạo ra thử thách và những hình phạt kiểu như ví dụ của mình, không phải là đánh đập theo nghĩa đen).

Học kiểu roi vọt mình thấy tù lắm. Kiểu hết cách với bất lực mới làm học sinh sợ để không làm ấy. Cốt lõi tại sao không được làm thì không quan tâm.

Đó cũng là một cách, nhưng cách đó không giúp giáo viên hay nền giáo dục đó phát triển mạnh được. 

Nhiều lúc mình thấy câu trên kiểu ngụy biện. 

Thật ra ngày xưa cũng khốc liệt tàn bạo chẳng kém đâu, chẳng qua là ngày xưa ko có các em sẵn sàng "rút sờ mát phôn ra quay film" thôi. Ngoài ra tư duy bao bọc của phụ huynh ngày càng cao thái quá, con bị đánh nhẹ 1 cái thôi là làm ầm lên, ngày xưa bị cô giáo đánh về kể có khi còn bị đánh thêm =)).

Mình nghĩ những đưa trẻ mà bạn đã dùng đến biện pháp roi vọt(nhẹ) rồi mà chúng vẫn nhờn nhờn và không nghe lời thì có lẽ một số giáo viên sẽ không kiềm chế được mà trút tức giận lên đầu đứa be đấy, sẽ ko trách họ nhưng nếu là mình thì sẽ dùng những biện pháp cứng rắn ngang việc đánh đập học sinh ấy,nhưng ở một khía cạnh “an toàn” hơn,như phạt đứa bé đó phải trực nhật một tháng,không sạch trực thêm tháng nữa,hay luôn theo dõi gắt gao trong giờ kiểm tra...