Có nên đặt các câu hỏi giải thích nguồn gốc về các hiện tượng tự nhiên?

  1. Phong cách sống

Chúng ta thường nghe câu đại loại kiểu như là Sự tò mò là nguyên nhân hình thành nên thiên tài? Như Newton khi bị quả táo rơi xuống đầu, ông đã tự hỏi "Tại sao quả táo rơi xuống mà không phải bay lên trời" để từ câu hỏi đó sinh ra Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn, nhưng xét ở một khía cạnh nào đó thì tại sao Lực là thứ vô hình mà tại sao tại thời điểm đó ông có thể gọi ra được tên gọi của nó và nó thật sự đúng? Tại sao lá cây có màu xanh từ diệp lục, diệp lục là một thứ có màu xanh??

Các hiện tượng tự nhiên khá thú vị nhưng ở một loạt các câu hỏi sẽ đưa lại kết quả bằng 0.

Vậy việc tò mò giải thích các hiện tượng sẽ đưa ai đó trở thành thiên tài hay là con số 0. Đương nhiên mọi thứ sẽ được trả lời là ở mức độ vừa phải để đủ là thiên tài nhưng rốt cuộc việc tò mò đó có thực sự có ích không?

Từ khóa: 

phong cách sống

Tò mò rất tốt, miễn đừng tò mò việc riêng tư của người khác.

Các câu hỏi vì sao rất hữu ích. Con đường tìm ra câu trả lời vì sao ấy sẽ khiến ta khám phá rất nhiều thứ. Kiểu như thuyền trưởng trong phim Wall-E từ một chút đất trên chiếc giày mà biết đc biết bao thứ về Trái Đất ngày xưa vậy.

Còn hỏi vì sao là con người còn biết mình chưa hiểu biết đủ và sẽ tìm kiếm câu trả lời. Còn nếu ko hỏi nữa, con người sẽ thu lại trong cái vỏ hiểu biết hạn hẹp của chính mình. Ếch ngồi đáy giếng, coi Trời bằng vung là vậy.

Đúng là người cổ đại ko cần phải học nhiều như ngày nay. Con người càng khám phá thì lớp trẻ lại càng tốn thời gian để học lại những tri thức đó. Nhưng như bạn thấy cuộc sống thường nhật thời nay ít bấp bênh hơn hẳn ngày xưa. Kiến thức càng nhiều càng tốt, mặc dù biết càng nhiều thì ta thấy càng nhiều hơn những cái cần phải biết thêm nhưng coi trời bằng cái nia thì vẫn hơn là coi trời bằng cái vung chứ 😁😁

Trả lời

Tò mò rất tốt, miễn đừng tò mò việc riêng tư của người khác.

Các câu hỏi vì sao rất hữu ích. Con đường tìm ra câu trả lời vì sao ấy sẽ khiến ta khám phá rất nhiều thứ. Kiểu như thuyền trưởng trong phim Wall-E từ một chút đất trên chiếc giày mà biết đc biết bao thứ về Trái Đất ngày xưa vậy.

Còn hỏi vì sao là con người còn biết mình chưa hiểu biết đủ và sẽ tìm kiếm câu trả lời. Còn nếu ko hỏi nữa, con người sẽ thu lại trong cái vỏ hiểu biết hạn hẹp của chính mình. Ếch ngồi đáy giếng, coi Trời bằng vung là vậy.

Đúng là người cổ đại ko cần phải học nhiều như ngày nay. Con người càng khám phá thì lớp trẻ lại càng tốn thời gian để học lại những tri thức đó. Nhưng như bạn thấy cuộc sống thường nhật thời nay ít bấp bênh hơn hẳn ngày xưa. Kiến thức càng nhiều càng tốt, mặc dù biết càng nhiều thì ta thấy càng nhiều hơn những cái cần phải biết thêm nhưng coi trời bằng cái nia thì vẫn hơn là coi trời bằng cái vung chứ 😁😁

Tò mò muốn tìm hiểu về nguồn gốc mọi vật luôn là điều tốt. Bạn có thể không phải là người có thể giải được bài toán do chính bạn đặt ra, nhưng nếu có thể thì việc đặt ra một bài toán để những người xung quanh giúp bạn tìm ra lời giải đã là một việc rất hữu ích rồi.