Có nên coi trọng giá trị tấm bằng đại học hơn là cao đẳng và trung cấp hay không?

  1. Phong cách sống

Em chào anh chị!

Em có đứa em sắp thi THPT, dù học rất giỏi nhưng em ấy lại muốn học trung cấp nghề để kiếm kinh nghiệm và rút ngắn thời gian học lại so với các bạn cùng lứa nếu đậu đại học. 

Mới đây em có đọc được một bài viết trên baomoi.com với tiêu đề "Sao không xóa hệ trung cấp và cao đẳng sư phạm ngay từ bây giờ?". Điều này làm em rất hoang mang cho em gái mình. Anh chị có đánh giá gì về bằng trung cấp và cao đẳng so với hệ đại học không ạ? Liệu đại học có phải luôn có giá trị hơn không ạ? Em cảm ơn anh chị.

Nguồn: 

Từ khóa: 

giáo dục

,

phong cách sống

Tôi không khuyên bạn hay em bạn nên làm cái gì, tôi chỉ phân tích sơ về sự khác biệt.

Người trồng cây có thể hái trái mới chín, họ sẽ bán sớm, đồng thời nếu không bán được ngay thì vẫn có thể để dành vài hôm để bán tiếp. Nhưng cũng có người để trái chín đúng độ ngon nhất, để bán được với giá cao nhất.

Tôi chọn đại một ví dụ vậy thôi, bạn có thể hiểu được điều tôi muốn nói ngay ấy mà...

Nhìn chung thì hệ đại học lúc nào cũng nặng hơn cao đẳng, và càng nặng hơn trung cấp. Nguyên nhân là vì mục tiêu dạy của đại học không phải là người có nghề, mà là người có tư duy dài hạn. Tôi không chắc về ngành khác, chỉ nói về IT như tôi mà thôi... Tôi đã từng đặt câu hỏi là không biết học đại học với tùm lum môn không liên quan IT để làm gì, đến những môn liên quan thì lại học quá sâu so với mức cần để làm gì? Sau khi đi làm gần 10 năm, trải qua nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau, tôi mới thấy được lợi ích của nó.

Đó là:

1. Tôi có thể chuyển đổi rất nhanh giữa các lĩnh vực khác nhau, từ làm game, đến làm marketing/quảng cáo, đến làm hệ thống điện, hệ thống nước,... Điểm mấu chốt không phải nằm ở khả năng thích ứng nhanh, điểm mấu chốt là cách tư duy, làm sao nắm bắt được bản chất vấn đề càng nhanh càng tốt.

2. Khi công việc đòi hỏi nghiên cứu sâu, và làm được điều mà rất ít người làm được, thì tôi đủ khả năng làm được. Tôi nhận thấy có 2 nguyên nhân ở đây. Thứ nhất là chịu khổ quen rồi, bạn học ở đại học chắc chắn phải cày thâu đêm, vật lộn với thi lại rất nhiều, thêm mấy ông thầy dạy một đàng ra đề một nẻo, nên vì đã quen với điều đó, tôi không thấy có vấn đề gì khi phải đương đầu với một thách thức lớn. Thứ hai là cách học đa dạng của đại học giúp mình có nhiều góc nhìn khác nhau cho một vấn đề, nếu không tìm được giải pháp trong hướng A thì rồi sẽ có hướng B, hướng C mà thôi.

3. Hãy nghĩ đến chuyện "nghỉ hè", nếu học trung cấp bạn có 1 kỳ nghỉ hè (giữa 2 năm học), cao đẳng thì 2, nhưng đại học thì 3 hoặc 4, thậm chí là 5. Không ai trách bạn khi bạn đi chơi, đi du lịch,... trong suốt 4 kỳ nghỉ hè đó, và người ta sẽ khen bạn khi bạn đi tham gia chiến dịch tình nguyện, lại còn làm đẹp profile của bạn khi xin việc nữa. Vòng xoáy kiếm tiền là một thứ hấp dẫn. Đúng. Nhưng nó cũng là vòng xoáy chán chường nhất, khi mà ai cũng đều phải làm cả 30-40 năm. Câu hỏi đặt ra là: Nếu bạn có thể dời sự chán chường đó lại vài năm, thì tại sao bạn lại muốn nó đến sớm? Và, hãy thôi tự huyễn hoặc mình rằng mình sẽ làm việc chăm chỉ và đầy đam mê trong suốt 40 năm đó... Đừng có tự đề cao mình quá như vậy, cả thế giới này chẳng ai làm được cả. Chỉ trong 10 năm, người ta chắc chắn phải than "chán việc" ít nhất 1 lần.

Những điều mình vừa nói là rất tâm huyết. Rằng nếu bạn hoặc em của bạn đủ khả năng học đại học, thì đừng bao giờ xem nhẹ nó. Thậm chí, nếu thấp dưới khả năng đại học, thì cũng ráng mà bám theo. Còn nếu trình độ thấp quá thì hãy nghĩ đến cao đẳng hoặc trung cấp.

Note: Ở đây, mình không có ý nói xấu các bạn cao đẳng hay trung cấp. Mỗi người có một giá trị riêng, và có một nơi để mình thuộc về. Nhưng mục tiêu giảng dạy của cao đẳng, trung cấp là khác, và vì thế kết quả kỳ vọng là khác mà thôi, không có nói xấu gì cả. Bản thân mình cách đây vài tuần có dành một đêm lang thang như người không nhà để hiểu cảm xúc của kẻ không nhà mà...

Trả lời

Tôi không khuyên bạn hay em bạn nên làm cái gì, tôi chỉ phân tích sơ về sự khác biệt.

Người trồng cây có thể hái trái mới chín, họ sẽ bán sớm, đồng thời nếu không bán được ngay thì vẫn có thể để dành vài hôm để bán tiếp. Nhưng cũng có người để trái chín đúng độ ngon nhất, để bán được với giá cao nhất.

Tôi chọn đại một ví dụ vậy thôi, bạn có thể hiểu được điều tôi muốn nói ngay ấy mà...

Nhìn chung thì hệ đại học lúc nào cũng nặng hơn cao đẳng, và càng nặng hơn trung cấp. Nguyên nhân là vì mục tiêu dạy của đại học không phải là người có nghề, mà là người có tư duy dài hạn. Tôi không chắc về ngành khác, chỉ nói về IT như tôi mà thôi... Tôi đã từng đặt câu hỏi là không biết học đại học với tùm lum môn không liên quan IT để làm gì, đến những môn liên quan thì lại học quá sâu so với mức cần để làm gì? Sau khi đi làm gần 10 năm, trải qua nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau, tôi mới thấy được lợi ích của nó.

Đó là:

1. Tôi có thể chuyển đổi rất nhanh giữa các lĩnh vực khác nhau, từ làm game, đến làm marketing/quảng cáo, đến làm hệ thống điện, hệ thống nước,... Điểm mấu chốt không phải nằm ở khả năng thích ứng nhanh, điểm mấu chốt là cách tư duy, làm sao nắm bắt được bản chất vấn đề càng nhanh càng tốt.

2. Khi công việc đòi hỏi nghiên cứu sâu, và làm được điều mà rất ít người làm được, thì tôi đủ khả năng làm được. Tôi nhận thấy có 2 nguyên nhân ở đây. Thứ nhất là chịu khổ quen rồi, bạn học ở đại học chắc chắn phải cày thâu đêm, vật lộn với thi lại rất nhiều, thêm mấy ông thầy dạy một đàng ra đề một nẻo, nên vì đã quen với điều đó, tôi không thấy có vấn đề gì khi phải đương đầu với một thách thức lớn. Thứ hai là cách học đa dạng của đại học giúp mình có nhiều góc nhìn khác nhau cho một vấn đề, nếu không tìm được giải pháp trong hướng A thì rồi sẽ có hướng B, hướng C mà thôi.

3. Hãy nghĩ đến chuyện "nghỉ hè", nếu học trung cấp bạn có 1 kỳ nghỉ hè (giữa 2 năm học), cao đẳng thì 2, nhưng đại học thì 3 hoặc 4, thậm chí là 5. Không ai trách bạn khi bạn đi chơi, đi du lịch,... trong suốt 4 kỳ nghỉ hè đó, và người ta sẽ khen bạn khi bạn đi tham gia chiến dịch tình nguyện, lại còn làm đẹp profile của bạn khi xin việc nữa. Vòng xoáy kiếm tiền là một thứ hấp dẫn. Đúng. Nhưng nó cũng là vòng xoáy chán chường nhất, khi mà ai cũng đều phải làm cả 30-40 năm. Câu hỏi đặt ra là: Nếu bạn có thể dời sự chán chường đó lại vài năm, thì tại sao bạn lại muốn nó đến sớm? Và, hãy thôi tự huyễn hoặc mình rằng mình sẽ làm việc chăm chỉ và đầy đam mê trong suốt 40 năm đó... Đừng có tự đề cao mình quá như vậy, cả thế giới này chẳng ai làm được cả. Chỉ trong 10 năm, người ta chắc chắn phải than "chán việc" ít nhất 1 lần.

Những điều mình vừa nói là rất tâm huyết. Rằng nếu bạn hoặc em của bạn đủ khả năng học đại học, thì đừng bao giờ xem nhẹ nó. Thậm chí, nếu thấp dưới khả năng đại học, thì cũng ráng mà bám theo. Còn nếu trình độ thấp quá thì hãy nghĩ đến cao đẳng hoặc trung cấp.

Note: Ở đây, mình không có ý nói xấu các bạn cao đẳng hay trung cấp. Mỗi người có một giá trị riêng, và có một nơi để mình thuộc về. Nhưng mục tiêu giảng dạy của cao đẳng, trung cấp là khác, và vì thế kết quả kỳ vọng là khác mà thôi, không có nói xấu gì cả. Bản thân mình cách đây vài tuần có dành một đêm lang thang như người không nhà để hiểu cảm xúc của kẻ không nhà mà...

Theo mình, việc học trong môi trường đại học ko chỉ là tấm bằng mà ở đó, bạn còn có thể tiếp xúc với những người có tri thức cao hơn mình, từ đó có thể học hỏi, trau dồi kiến thức và có tầm nhìn xa hơn, vd như đi du học (đề cập đến những trường đại học tốt). Còn việc học trung cấp để rút ngắn thời gian học có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn cũng ko phải là ý kiến tồi, nhưng bạn đang chọn con đường khó đi hơn, để có thể thành công trên con đường này bạn cần phải có ý chí tốt và vững tin vào niềm tin của mình.

Còn về em gái bạn, mình nghĩ em ấy học giỏi thì nên cứ thi và học đại học, chọn những trường tốt và danh tiếng, học đại học sẽ có cánh cửa rộng hơn và dễ dàng trong cuộc sống. Sau này có nhiều cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài hơn.

Nếu mục đích là đi học trung cấp thay vì học đại học là để rút ngắn thời gian học, đi làm sớm vì mình khuyên không nên vì:

  

  • Học đại học bây giờ chủ yếu theo tín chỉ, nếu em ấy muốn học nhanh thì hoàn toàn có thể 
  • Đại học học năm 3 năm 4 bắt đầu nhàn rồi và có thể đi làm parttime
  • Việc học là việc dài hơi nên thực tế mình thấy không cần thiết phải đốt cháy giai đoạn, 4 năm đại học ngoài học ra còn tham gia hoạt động khác, học ngoại ngữ, tham gia cuộc thi này kia nữa
  • Thực tế ở Việt Nam bằng cấp vẫn là một tiêu chí đánh giá khi đi làm. Khi đi làm chuyên nghiệp người ta không chỉ cân nhắc bằng đại học hay trung cấp, còn bằng thạc sĩ (nếu vị trí yêu cầu) và chứng chỉ chuyên môn cần thiết nữa
  • Việc bạn học đại học, và học trường nào cũng phần nào chứng tỏ khả năng học hỏi của bạn thông qua kết quả học tập, chất lượng đào tạo của trường/khoa đó. VD Một bạn tốt nghiệp loại giỏi tại khoa Kiểm toán của trường Kinh tế quốc dân sẽ được đánh giá cao hơn về khả năng học tập (chuyên môn) so với một bạn học trung cấp kế toán tại một trường nghề nào đó.
 

Mình nghĩ bạn nên khuyên em ý suy nghĩ lại nếu em ấy có khả năng học tốt thì nên đi học đại học, chon trường có chất lượng đào tạo tốt nhé.

Có bằng đh vẫn tốt hơn. Nhưng nên rèn luyện thêm kĩ năng làm việc thực tiễn. Nhiều công việc hạn chế tuyển bằng trung cấp vs cao đẳng nên đó là một trở ngại khi xin việc.

Theo mình thấy cái vấn đề ở đây không phải là bằng đại học, cao đẳng hay trung cấp quan trọng mà là mục đích của em bạn là gì? Em bạn nên đặt ra mục tiêu dài hạn cho bản thân và xem mình đang ở đâu? Người thành công không phải chọn giải pháp tốt nhất mà là chọn con đường phù hợp nhất cho bản thân mình nhất.

Điển hình là Bill Gates, ông không biết giá trị của việc đại học hay nhà khó khăn không thể tiếp tục việc học? Câu trả lời ở đây là ông đã đi con đường phù hợp với bản thân. Có thể công ty Microsoft không thể thành công như bây giờ nếu như ông tiếp tục học và chờ bằng đại học Harvard.

Từ đó, theo mình thấy em bạn nên đặt mục tiêu dài hạn cho bản thân và tìm còn đường phù hợp nhất với vị trị của em bạn đang đứng thì sẽ là tốt nhất.