Có nên chuyển ngành khi còn 2 năm nữa tốt nghiệp?
Dạ em đang học năm 4 ngành RHM ạ. 4 năm qua em vẫn không tự tin vào kĩ năng thực hành của bản thân, em bị chậm thao tác và tay em bị run ạ. Em đậu vào RHM cũng là do duyên số và gia đình ạ. Chính vì vậy em cũng chưa thực sự nghiêm túc với ngành học và có tư tưởng muốn chuyển ngành. Em thích làm bên Digital Marketing hơn ạ. Em học thực hành, làm trên mô hình nhưng ko làm được (em chậm thao tác và sợ nên ko làm nhiều, phần cũng do chán nản). Em nghĩ cứ như thế mà ra Lâm sàng thì ko ổn nên đã thuyết phục được gia đình cho chuyển qua Marketing. Lúc được gia đình đồng ý thì em lại có chút tiếc nuối và hơi hối tiếc vì mình đã ko cố gắng thực hành nhiều và chưa chăm chỉ học tập. Nhưng mỗi lúc đi học thực hành vs kiến tập ở BV thì em lại chán nản, mệt mỏi và sợ sau này ko làm trên BN được, ko thể tốt nghiệp đc. Thêm vào đó em cũng mất gốc khá nhiều kiến thức cũ. Hiện tại gia đình xác nhận là em chuyển ngành nên muốn em học hết kì 1 thì bảo lưu. Còn em muốn thử thêm, cho mình thêm cơ hội với ngành RHM nên muốn học xong năm 4 rồi quyết định. Mọi người cho em xin ý kiến với ạ.
chuyển ngành
,digital marketing
,y học
,thấu ngành hiểu nghề
,hướng nghiệp
Khi đọc câu hỏi của bạn xong mình khá ngạc nhiên vì bạn đã học tới năm t4 rồi mà vẫn suy nghĩ chuyển ngành, vả lại những người học Y mình biết đa số đều nhiệt huyết, yêu nghề(đa số các bạn mình quen thôi nhé). Nhưng không sao, mình sẽ chia sẻ một số suy nghĩ của mình, mong sẽ giúp được bạn
1. Bạn có thực sự sẵn sàng bắt đầu lại từ đầu?
Cần phải nhấn mạnh một lần nữa rằng, chuyển ngành nghề là một quyết định rất dũng cảm, nhất là khi bạn đã cống hiến, học tập 4 năm và có những kiến thức nền tảng cũng như là sự thích nghi nhất định. Cảm giác “đi ngược lại” với đám đông và tìm cho mình một con đường khác thật không dễ dàng, bởi lúc này bạn sẽ phải bắt đầu tại từ vạch xuất phát. Bạn phải dành thời gian cho bản thân, hỏi xem: Bạn có THỰC SỰ có thể bắt đầu lại từ vạch xuất phát không?
Hãy nhớ rằng một khi đã chấp nhận chuyển ngành, bạn cần có tâm thế của một người kiến tạo, xây lên một công trình hoàn toàn mới mà không luyến tiếc những gì dở dang của tòa nhà cũ. Bạn có thấy lãng phí, tiếc nuối những nỗ lực ở ngành cũ không? Nếu có, thì mình nghĩ bạn chưa sẵn sàng đâu!
2. Quyết định chuyển ngành bắt nguồn từ đâu?
Câu hỏi này là vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn loại bỏ được cảm xúc khỏi quá trình ra quyết định của mình. Trước khi thực hiện “cú rẽ” hệ trọng mang tên “chuyển ngành”, bạn hãy tự hỏi nguyên nhân sâu xa dẫn tới quyết định này là gì?
Đây có phải một dự định nghiêm túc được bạn ấp ủ nhiều năm qua, hay nó đến từ một cảm xúc nhất thời nào đó? Có phải bạn chuyển ngành vì cảm thấy chán việc học tâp, thực hành ngành nghề hiện tại? Mình thấy bạn có nói "bạn thích làm bên Marketing hơn", nói thế này còn mông lung và không chắc chắn lắm bạn ạ.
Nếu bạn thấy khó quyết định quá, Hãy dành một khoảng thời gian ngắn từ 1 - 3 tháng để tạm dừng việc học tập và công việc lại, dành thời gian để ngồi nhìn lại và thấu hiểu điều bản thân thực sự muốn. Nếu bạn không ngại, hãy thử đi làm việc liên quan đến MKT để va chạm với môi trường đó,. Nếu sau khoảng thử này, bạn vẫn muốn “nghe theo tiếng gọi con tim” thì hãy chuyển ngành nghề bạn nhé, ít nhất bạn cũng đã có một thời gian thử thách cảm nhận của chính mình.
3. Bạn sẽ được gì và mất gì?
Việc chuyển ngành nghề là một quyết định hệ trọng liên quan tới sự nghiệp tương lai của bạn, vì vậy hãy cân nhắc kỹ những điều được - mất. Hãy ngồi xuống và bình tâm suy xét tới tình huống hiện tại của bạn: Bạn sẽ được gì, mất gì khi chuyển ngành?
Mỗi khi mình lưỡng lự giữa nhiều phương án, mình hay lấy 1 tờ giấy, ghi lần lượt cái được, cái mất ở từng lựa chọn ra. Nhìn vào đó, bạn sẽ thấy rõ hơn thay vì cứ rối loạn trong luồng suy nghĩ đan xen yếu tố lợi ích và hạn chế vào nhau, thử đi bạn!
Bằng việc xác định rõ ràng tất cả những yếu tố này, bạn đã vẽ ra một bức tranh khá thực tế về viễn cảnh khi chuyển ngành nghề, để rồi sau đó quyết định “rẽ” hay đi tiếp vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn.
Mong những góp ý của mình có thể giúp bạn phần nào, chúc bạn có lựa chọn sáng suốt!
Lan Phương
Khi đọc câu hỏi của bạn xong mình khá ngạc nhiên vì bạn đã học tới năm t4 rồi mà vẫn suy nghĩ chuyển ngành, vả lại những người học Y mình biết đa số đều nhiệt huyết, yêu nghề(đa số các bạn mình quen thôi nhé). Nhưng không sao, mình sẽ chia sẻ một số suy nghĩ của mình, mong sẽ giúp được bạn
1. Bạn có thực sự sẵn sàng bắt đầu lại từ đầu?
Cần phải nhấn mạnh một lần nữa rằng, chuyển ngành nghề là một quyết định rất dũng cảm, nhất là khi bạn đã cống hiến, học tập 4 năm và có những kiến thức nền tảng cũng như là sự thích nghi nhất định. Cảm giác “đi ngược lại” với đám đông và tìm cho mình một con đường khác thật không dễ dàng, bởi lúc này bạn sẽ phải bắt đầu tại từ vạch xuất phát. Bạn phải dành thời gian cho bản thân, hỏi xem: Bạn có THỰC SỰ có thể bắt đầu lại từ vạch xuất phát không?
Hãy nhớ rằng một khi đã chấp nhận chuyển ngành, bạn cần có tâm thế của một người kiến tạo, xây lên một công trình hoàn toàn mới mà không luyến tiếc những gì dở dang của tòa nhà cũ. Bạn có thấy lãng phí, tiếc nuối những nỗ lực ở ngành cũ không? Nếu có, thì mình nghĩ bạn chưa sẵn sàng đâu!
2. Quyết định chuyển ngành bắt nguồn từ đâu?
Câu hỏi này là vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn loại bỏ được cảm xúc khỏi quá trình ra quyết định của mình. Trước khi thực hiện “cú rẽ” hệ trọng mang tên “chuyển ngành”, bạn hãy tự hỏi nguyên nhân sâu xa dẫn tới quyết định này là gì?
Đây có phải một dự định nghiêm túc được bạn ấp ủ nhiều năm qua, hay nó đến từ một cảm xúc nhất thời nào đó? Có phải bạn chuyển ngành vì cảm thấy chán việc học tâp, thực hành ngành nghề hiện tại? Mình thấy bạn có nói "bạn thích làm bên Marketing hơn", nói thế này còn mông lung và không chắc chắn lắm bạn ạ.
Nếu bạn thấy khó quyết định quá, Hãy dành một khoảng thời gian ngắn từ 1 - 3 tháng để tạm dừng việc học tập và công việc lại, dành thời gian để ngồi nhìn lại và thấu hiểu điều bản thân thực sự muốn. Nếu bạn không ngại, hãy thử đi làm việc liên quan đến MKT để va chạm với môi trường đó,. Nếu sau khoảng thử này, bạn vẫn muốn “nghe theo tiếng gọi con tim” thì hãy chuyển ngành nghề bạn nhé, ít nhất bạn cũng đã có một thời gian thử thách cảm nhận của chính mình.
3. Bạn sẽ được gì và mất gì?
Việc chuyển ngành nghề là một quyết định hệ trọng liên quan tới sự nghiệp tương lai của bạn, vì vậy hãy cân nhắc kỹ những điều được - mất. Hãy ngồi xuống và bình tâm suy xét tới tình huống hiện tại của bạn: Bạn sẽ được gì, mất gì khi chuyển ngành?
Mỗi khi mình lưỡng lự giữa nhiều phương án, mình hay lấy 1 tờ giấy, ghi lần lượt cái được, cái mất ở từng lựa chọn ra. Nhìn vào đó, bạn sẽ thấy rõ hơn thay vì cứ rối loạn trong luồng suy nghĩ đan xen yếu tố lợi ích và hạn chế vào nhau, thử đi bạn!
Bằng việc xác định rõ ràng tất cả những yếu tố này, bạn đã vẽ ra một bức tranh khá thực tế về viễn cảnh khi chuyển ngành nghề, để rồi sau đó quyết định “rẽ” hay đi tiếp vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn.
Mong những góp ý của mình có thể giúp bạn phần nào, chúc bạn có lựa chọn sáng suốt!
Lena Et Films
Có bạn mời chị trả lời câu này nên chị xin phép góp vài câu.
Thực ra chị không có tí chuyên môn nào ở ngành Y nên chị không thực sự biết rõ những áp lực mà các sinh viên Y phải chịu đều giống em hay chỉ đơn giản là do em chán và không quá yêu thích ngành này. Tuy nhiên, riêng với ngành Y thì quan điểm của chị là phát hiện ra sớm dừng sớm là điều tốt nhất. Em học Y thì hẳn em cũng biết là công việc này rất đặc thù, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người khác, dù em học chuyên ngành gì cũng vậy, một khi đã động đến cơ thể của người khác thì việc có trách nhiệm và tận tâm chị thấy là hai yếu tố tiên quyết. Nói cách khác là yêu nghề. Ngành Y ở Việt Nam ngoài việc phải chịu đựng áp lực công việc, em còn phải chịu áp lực cuộc sống vì thực trạng hiện tại của ngành y tế là lương thấp, nhiều bệnh nhân, trách nhiệm cao, vất vả, thời gian học hành dài và phải trau dồi liên tục (chuyện thu nhập mình tạm chưa bàn đến ở đây vì chị chỉ muốn nói đến những yếu tố cơ bản). Vậy như em nói ở trên, là em chán nản, vậy em hãy tự hỏi mình có yêu nghề đủ để ở lại với nó không? Chị nghĩ nghề khác chán thì còn cố, sai còn sửa được, nhưng riêng nghề Y thì một khi đã sai em sẽ không bao giờ sửa được hoặc rất khó sửa.
Và hãy thử đặt mình vào vị trí của bệnh nhân, khi em tìm đến bác sỹ, em hy vọng gặp được một bác sỹ tận tâm, yêu nghề hay em hy vọng gặp một bác sỹ không yêu nghề? Em sẽ yên tâm giao phó sức khỏe, hay thậm chí là tính mạng mình cho ai?
Chị nghĩ ở tuổi trẻ, chúng ta có đặc quyền được thử - sai. Nếu nhận ra sai lầm thì em có quyền làm lại. Em may mắn hơn nhiều người khác khi nhận ra sai lầm của mình và được gia đình ủng hộ. Đừng vì tiếc quãng thời gian sai lầm trước đó mà tiếp tục sai.