Có nên chọn nghề mình không giỏi?

  1. Hướng nghiệp

Xin chào mọi người!

Em đang sắp bước vào kì thi THPTQG. Nhưng đến bây giờ em vẫn còn đang mơ hồ về: làm thế nào để chọn ra ngành nghề phù hợp cho mình? Bởi em thấy mình thật sự không giỏi về bất cứ sở trường nào. Em còn là một người hướng nội, điều này thật đáng lo ngại cho tương lai vì em sợ đám đông và gặp khó khăn khi giao tiếp như đứng lên thuyết trình hay nói về ý kiến của bản thân,...Thế nhưng em lại rất thích ngành kinh doanh và luôn tìm hiểu về nó. Lí do mà em thích là vì ba mẹ em cũng đang làm nghề kinh doanh, em thấy trong công việc ba mẹ thật sự rất thu hút và toát lên khí chất riêng của họ, vì thế ước mơ làm kinh doanh đã luôn trong tâm trí em từ khi em còn nhỏ cho đến hiện tại. Em có nên ngừng lại ước mơ trẻ con này để đi tìm một công việc khác không ạ. Em cảm ơn vì đã đọc hết bài viết này.

Và liệu có công việc nào phù hợp với người hướng nội không ạ>.<

Từ khóa: 

chọn ngành

,

hướng nghiệp

Theo chị, thời điểm hiện tại là còn khá sớm để bản thân em tự nói về chính mình là...em không đủ giỏi để làm điều gì đó. Việc em có giỏi hay không cần được chứng minh qua thời gian và những nỗ lực em bỏ ra nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định của bản thân. Chưa kể, định nghĩa về giỏi của mỗi người đều khác nhau. Nhiều người cho rằng giỏi là kiếm được nhiều tiền hơn bất cứ ai từ công việc của họ, người khác lại cho rằng giỏi là phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, hoặc có người cho rằng giỏi là thay đổi được thế giới. Vấn đề đầu tiên của em là xác định xem với bản thân em Thế nào là giỏi? đã, sau đó xác định xem để đạt được đến mức giỏi như em nghĩ, em cần làm những gì?, rào cản em phải vượt qua là gì để đạt được đến mức đó? Có một điều mà em nên nhớ rằng, dù định nghĩa giỏi của mỗi người khác nhau, thì để đạt được mức đó, ai cũng cần sự nỗ lực và vượt qua chính mình chứ không ai sinh ra đã giỏi. Bố mẹ em làm kinh doanh, tỏa ra khí chất khiến em thấy hay ho để thu hút em vào ngành nghề này bản thân họ có thể đã có biết bao đêm mất ngủ, biết bao ngày vất vả ngược xuôi, biết bao lần thất bại mà em không thấy, không biết được để có được họ em thấy hôm nay. Người bạn cùng lớp luôn đạt điểm cao và xuất sắc ở các môn có thể là người đã dành biết bao ngày miệt mài ở lớp học thêm, thức khuya dậy sớm để học bài. Thứ chúng ta thấy luôn hào nhoáng và đẹp đẽ nhưng để có được những hào nhoáng và đẹp đẽ đó luôn luôn bắt đầu từ những nỗ lực nhỏ nhất và thất bại đau đớn nhất.
Giờ chúng ta nói về việc chọn nghề. Một sự nghiệp lý tưởng (lưu ý là sự nghiệp, không đơn thuần là nghề nghiệp) được cấu thành bởi cả ba thành tố cơ bản: (i) Thứ bạn yêu thích, (ii) thứ bạn giỏi, và (iii) thứ giúp bạn kiếm ra tiền. Tuy nhiên, người may mắn lắm thì mới có thể tìm được một công việc thỏa mãn cả ba yếu tố trên ở một đôn tuổi rất trẻ. Hầu như nhận thức của cá nhân chúng ta và sở thích sẽ luôn dao động và thay đổi theo quá trình trưởng thành, va chạm và trải nghiệm của chúng ta, nên chuyện sở thích hay đam mê của hôm nay với 5 năm sau, 10 năm sau khác nhau là chuyện hết sức bình thường. 
Nếu em làm một công việc em yêu thích và giúp em kiếm ra tiền, vậy hãy cố gắng đạt đến mức giỏi.
Nếu em làm một công việc em giỏi và giúp em kiếm ra tiền, hãy cố mà thích nó.
Còn nếu em làm một công việc em yêu thích và giỏi mà chưa kiếm ra tiền, thì xem xem chiến lược của mình đã sai ở đâu hoặc cố gắng tìm cách kiếm ra tiền. 
Cuộc sống không lý tưởng và dễ dàng. Lý tưởng thì tươi đẹp nhưng hiện thực thì luôn tàn khốc. Sự lựa chọn mà em phải đưa ra trong cuộc đời để chọn 1 trong 4 loại công việc nêu trên nhiều khi không đơn giản chỉ từ ý chí cá nhân của em mà còn có những tác động khách quan như hoàn cảnh sống, giáo dục, bối cảnh...Tất cả những điều này buộc em phải đưa ra thứ tự ưu tiên của mình để có lựa chọn phù hợp ở mỗi thời điểm. 
Giờ chúng ta đến câu chuyện của em. Từ những chi tiết em đưa ra từ bối cảnh của mình, chúng ta giả định em là một học sinh bình thường, không gặp khó khăn gì về vấn đề tài chính, gia đình có khả năng chu cấp đầy đủ cho em trong 4 năm đại học, hiện tại em có yêu thích kinh doanh nhưng vấn đề là em chưa nhận ra điểm mạnh cũng như năng lực của mình. Vậy em nên lựa chọn cái mà em cảm thấy mình đang thích nhất - kinh doanh và chọn thi một trường đại học có ngành này hoặc liên quan. 4 năm đại học sẽ là thử thách đầu đời cho em với điều em yêu thích hay không bởi vì việc học về những điều hoàn toàn mới, và cố gắng trau dồi bản thân, thử thách bản thân cho ngành em chọn học ở đại học sẽ là cơ hội để quan sát và nhìn nhận kỹ càng của bản thân. Nếu thực sự đam mê, 4 năm đại học em sẽ vượt qua, nhưng ngược lại, nếu yêu thích nhưng đến 4 năm đại học còn không vượt qua được thì đây là dấu hiệu nên xem xét lại lựa chọn của mình. 
Ở độ tuổi còn rất trẻ, em có đặc quyền thử sai. Sai thì làm lại, đúng thì đi tiếp. Đừng vứt bỏ đặc quyền này của mình vì một nỗi sợ mà chưa chắc đã là nỗi sợ lớn nhất của cuộc đời em. Bản thân chị cũng là người hướng nội, cũng sợ hãi nhiều thứ, nhưng cuộc đời được làm những điều mình thực sự yêu thích và tâm huyết đã giúp chị có ý chí để vượt qua những khó khăn và nỗi sợ của mình. Tất nhiên, nếu em thực sự sợ hãi, em không cần quá dồn ép bản thân mình. Em vẫn luôn có thể cho bản thân mình những quãng nghỉ, thời gian phù hợp, điều em cần chỉ là kiên nhẫn với chính mình và thấu hiểu chính mình thôi.
Chúc em tìm được niềm đam mê của mình, và tìm được rồi thì sẽ vững chân, kiên định đi đến cùng với lựa chọn của bản thân.
Trả lời
Theo chị, thời điểm hiện tại là còn khá sớm để bản thân em tự nói về chính mình là...em không đủ giỏi để làm điều gì đó. Việc em có giỏi hay không cần được chứng minh qua thời gian và những nỗ lực em bỏ ra nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định của bản thân. Chưa kể, định nghĩa về giỏi của mỗi người đều khác nhau. Nhiều người cho rằng giỏi là kiếm được nhiều tiền hơn bất cứ ai từ công việc của họ, người khác lại cho rằng giỏi là phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, hoặc có người cho rằng giỏi là thay đổi được thế giới. Vấn đề đầu tiên của em là xác định xem với bản thân em Thế nào là giỏi? đã, sau đó xác định xem để đạt được đến mức giỏi như em nghĩ, em cần làm những gì?, rào cản em phải vượt qua là gì để đạt được đến mức đó? Có một điều mà em nên nhớ rằng, dù định nghĩa giỏi của mỗi người khác nhau, thì để đạt được mức đó, ai cũng cần sự nỗ lực và vượt qua chính mình chứ không ai sinh ra đã giỏi. Bố mẹ em làm kinh doanh, tỏa ra khí chất khiến em thấy hay ho để thu hút em vào ngành nghề này bản thân họ có thể đã có biết bao đêm mất ngủ, biết bao ngày vất vả ngược xuôi, biết bao lần thất bại mà em không thấy, không biết được để có được họ em thấy hôm nay. Người bạn cùng lớp luôn đạt điểm cao và xuất sắc ở các môn có thể là người đã dành biết bao ngày miệt mài ở lớp học thêm, thức khuya dậy sớm để học bài. Thứ chúng ta thấy luôn hào nhoáng và đẹp đẽ nhưng để có được những hào nhoáng và đẹp đẽ đó luôn luôn bắt đầu từ những nỗ lực nhỏ nhất và thất bại đau đớn nhất.
Giờ chúng ta nói về việc chọn nghề. Một sự nghiệp lý tưởng (lưu ý là sự nghiệp, không đơn thuần là nghề nghiệp) được cấu thành bởi cả ba thành tố cơ bản: (i) Thứ bạn yêu thích, (ii) thứ bạn giỏi, và (iii) thứ giúp bạn kiếm ra tiền. Tuy nhiên, người may mắn lắm thì mới có thể tìm được một công việc thỏa mãn cả ba yếu tố trên ở một đôn tuổi rất trẻ. Hầu như nhận thức của cá nhân chúng ta và sở thích sẽ luôn dao động và thay đổi theo quá trình trưởng thành, va chạm và trải nghiệm của chúng ta, nên chuyện sở thích hay đam mê của hôm nay với 5 năm sau, 10 năm sau khác nhau là chuyện hết sức bình thường. 
Nếu em làm một công việc em yêu thích và giúp em kiếm ra tiền, vậy hãy cố gắng đạt đến mức giỏi.
Nếu em làm một công việc em giỏi và giúp em kiếm ra tiền, hãy cố mà thích nó.
Còn nếu em làm một công việc em yêu thích và giỏi mà chưa kiếm ra tiền, thì xem xem chiến lược của mình đã sai ở đâu hoặc cố gắng tìm cách kiếm ra tiền. 
Cuộc sống không lý tưởng và dễ dàng. Lý tưởng thì tươi đẹp nhưng hiện thực thì luôn tàn khốc. Sự lựa chọn mà em phải đưa ra trong cuộc đời để chọn 1 trong 4 loại công việc nêu trên nhiều khi không đơn giản chỉ từ ý chí cá nhân của em mà còn có những tác động khách quan như hoàn cảnh sống, giáo dục, bối cảnh...Tất cả những điều này buộc em phải đưa ra thứ tự ưu tiên của mình để có lựa chọn phù hợp ở mỗi thời điểm. 
Giờ chúng ta đến câu chuyện của em. Từ những chi tiết em đưa ra từ bối cảnh của mình, chúng ta giả định em là một học sinh bình thường, không gặp khó khăn gì về vấn đề tài chính, gia đình có khả năng chu cấp đầy đủ cho em trong 4 năm đại học, hiện tại em có yêu thích kinh doanh nhưng vấn đề là em chưa nhận ra điểm mạnh cũng như năng lực của mình. Vậy em nên lựa chọn cái mà em cảm thấy mình đang thích nhất - kinh doanh và chọn thi một trường đại học có ngành này hoặc liên quan. 4 năm đại học sẽ là thử thách đầu đời cho em với điều em yêu thích hay không bởi vì việc học về những điều hoàn toàn mới, và cố gắng trau dồi bản thân, thử thách bản thân cho ngành em chọn học ở đại học sẽ là cơ hội để quan sát và nhìn nhận kỹ càng của bản thân. Nếu thực sự đam mê, 4 năm đại học em sẽ vượt qua, nhưng ngược lại, nếu yêu thích nhưng đến 4 năm đại học còn không vượt qua được thì đây là dấu hiệu nên xem xét lại lựa chọn của mình. 
Ở độ tuổi còn rất trẻ, em có đặc quyền thử sai. Sai thì làm lại, đúng thì đi tiếp. Đừng vứt bỏ đặc quyền này của mình vì một nỗi sợ mà chưa chắc đã là nỗi sợ lớn nhất của cuộc đời em. Bản thân chị cũng là người hướng nội, cũng sợ hãi nhiều thứ, nhưng cuộc đời được làm những điều mình thực sự yêu thích và tâm huyết đã giúp chị có ý chí để vượt qua những khó khăn và nỗi sợ của mình. Tất nhiên, nếu em thực sự sợ hãi, em không cần quá dồn ép bản thân mình. Em vẫn luôn có thể cho bản thân mình những quãng nghỉ, thời gian phù hợp, điều em cần chỉ là kiên nhẫn với chính mình và thấu hiểu chính mình thôi.
Chúc em tìm được niềm đam mê của mình, và tìm được rồi thì sẽ vững chân, kiên định đi đến cùng với lựa chọn của bản thân.

Quan trọng là em thích kinh doanh cái gì, hướng nội cũng không sao miễn thích hợp với mảng mình muốn kinh doanh thôi. Vì kinh doanh chia ra nhiều khâu, ví dụ như giao tiếp có thể thuê nv, thuê người đi đối ngoại, mình điều hành và phát triển vận hành. Ra các quyết định quan trọng hoy. Ai cũng có vai trò đáng giá hết

Dĩ nhiên là không, nếu không giỏi gần như rất khó để bạn có thể tiến xa và phát triển trong lĩnh vực đó. Nếu bạn chấp nhận sống với nguồn thu nhập thấp hoặc trung bình mà được làm công việc mình thích nhưng không giỏi thì rất ủng hộ.

Công việc nào cũng có thể trừ khi bạn muốn làm celeb hay những người ảnh hưởng thì không thôi