Có nên cấm sóng các nghệ sĩ có bê bối đời tư?
Ca sĩ Jack đã vướng phải 1 bê bối đời tư khá ầm ĩ thời gian gần đây và bị dư luận lên án nặng nề về tư cách đạo đức. Nhưng Jack vẫn đang tham gia chương trình Running man Việt Nam và được phát trên sóng truyền hình cả nước. Đây có phải là 1 hành vi coi thường khán giả hay không?
cấm sóng
,nghệ sĩ
,xã hội
Mình nghĩ là ko nên. Nghệ sỹ phục vụ khán giả, khán giả là ng nắm quyền lực trong tay thì nên là ng quyết định. Nếu khán giả tẩy chay chương trình thì, ekip làm chương trình sẽ tự đẩy nghệ sỹ đó ra, vì chẳng ai muốn dính vào "của nợ". Chứ khán giả mồm tẩy chay mà vẫn mở chương trình coi rồi cười hí hí thì việc gì ng ta phải thay đổi. Vd Running man mùa 2 tập 1 có Jack này vẫn có 6-7M view với hơn 200k like và top 1 trending trên Youtube. Lùm xùm chỉ là thứ giúp nhà sản xuất hút view thì tội gì ko giữ. Thử lác đác vài trăm view với 200k dislike thì 3 Jack cũng bị delete ngay.
Còn chính quyền thì ko thể can thiệp quá sâu, vì Nhà nước làm việc theo Pháp luật, chưa có Luật thì căn cứ vào đâu mà cấm sóng ng ta chứ.
Chỉ khi dính tới Pháp luật là mấy nhà sản xuất mới né thôi. Như vụ Hoài Linh đấy, vừa bươi ra là hủy tư cách MC, đại diện hình ảnh,... ngay.
Nên đời tư nghệ sỹ có đi ngược lại đạo đức nhưng ko phạm pháp, thì khán giả phải là phán quan chứ ko thể cứ chờ chỗ khác đc.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Quang Vinh
Vĩnh Luân
Nói một cách đơn giản, khi một người có "sức ảnh hưởng" mà lại có hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật thì ta nên loại bỏ "sức ảnh hưởng" ấy đi để tránh khiến "những người bị ảnh hưởng" phát triển theo hướng tồi tệ. Nhiều bạn rất nhân từ bảo là làm như thế là ác độc, là hủy hoại cuộc đời của người ta, thế bạn muốn bao nhiêu cuộc đời bị hủy hoại theo hay xã hội bị hủy hoại theo nữa? Đừng bao giờ coi thường sức ảnh hưởng của những người "có sức ảnh hưởng", không chỉ ảnh hưởng đến lớp trẻ mới lớn mà còn cả với những người trung niên nữa các bạn ạ. Nói chung, quy định đã đặt ra đó rồi, biết sai mà cố làm thì phải chịu. Thi thoảng thấy mấy anh chị người nổi tiếng phát ngôn bừa bãi mà thấy sợ, xong lại có một đống người vào hưởng hứng như đúng rồi.
Ninh Phạm
Cấm sóng, "phong sát" hay một hành động nào đó của Cơ quan nhà nước là các hành động mang tính "Chế tài".
Mà "chế tài" là phải có căn cứ. Căn cứ từ các hành vi đủ điều kiện xử lý theo luật định. Như vậy, từ hành vi đến chế tài đều phải được luật định. Như câu của Anh Quang Vinh trong cmt dưới rất chính xác, em xin phép trích lại ạ: "Nên đời tư nghệ sỹ có đi ngược lại đạo đức nhưng ko phạm pháp, thì khán giả phải là phán quan chứ ko thể cứ chờ chỗ khác đc".
Như vậy sẽ có 2 vấn đề mà cần phân định rõ: Hành vi vi phạm pháp luật và Hành vi thuộc về đạo đức.
Không bàn tới hành vi vi phạm pháp luật, Cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào mức độ và đưa ra mức chế tài phù hợp. Ờ đây, không phải bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào đều có mức chế tài giống nhau, có thể là "kịch khung", có thể áp dụng "giảm nhẹ".
Còn về đạo đức thì có một câu rất hay: Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa.
Nhà nước chỉ xử lý dựa trên pháp luật. Còn đạo đức là thuộc về xã hội, đối với người này là có đạo đức, đối với người khác là không có, đạo đức là chuẩn mực chung thôi và người có quyền xử lý là Công Chúng. Nhà nước không thể quản trị cả việc điều chỉnh đạo đức hay xác định thế nào là có đạo đức vì "đạo đức" là một khái niệm rất chung. Mà từ đạo đức, Nhà nước chỉ xây dựng khung tối thiểu (đạo đức tối thiểu).
Chính vì vậy, về bê bối của Jack, vấn đề thuộc về đạo đức. Nhà nước k thể xét hành vi đó là vi phạm đạo đức và cũng k có cơ sở pháp lý.
Chính vì vậy, về mặt đạo đức thì chỉ Công Chúng mới có thể (hoặc có quyền) xử lý. Nhà nước chỉ có nhiệm vụ là nâng cao nhận thức của Công Chúng và Công Chúng sẽ tự nhận ra mà thôi.
Mình thấy vấn đề mà Nhà nước có thể can thiệp xử lý nhất chính là các đơn vị truyền thông.
Mạnh Hùng
Phong sát bên Tàu làm gắt lắm, cấm livestream bán hàng luôn mà (cái này nghệ sĩ Việt sợ nè).
Mình thấy Tàu cực đoan ở chỗ nó xoá hết các tác phẩm của nghệ sĩ, trong khi đó là công sức của hàng trăm người. Ví dụ như trường hợp Triệu Vy dính phốt chính trị. Nói gì nói, Triệu Vy cũng là người có tài, từng tham gia các phim điện ảnh và truyền hình tiêu biểu của Trung Quốc. Cái gì giỏi thì công nhận, cái gì sai thì phạt, không nên nhập nhằng giữa công và tội.
Mình khuyến khích Việt Nam nên có luật tương tự phong sát, nhưng đừng quá cực đoan. Đại loại cấm diễn, cấm đi event, cấm livestream trong 3 tháng, 6 tháng, 3 năm tuỳ mức độ vi phạm. Phải nghiêm khắc thì nghệ sĩ Việt mới nghiêm túc làm nghề hơn. Hiện tại, cả Nhà nước lẫn khán giả đều quá dễ dãi với nghệ sĩ. Có người chửi khán giả như con. TV mở lên thì toàn hài nhảm rẻ tiền. Chúng ta cần thay đổi.
Người ẩn danh