Có nên cấm đi xe máy trong thành phố lớn?
Kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này như thế nào? Và nó có phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay?
cấm xe
,tin tức
Quy định là tốt nhưng nên nghĩ đến tiêu cực phát sinh.
1. Cấm xe máy nhưng không cấm ôtô cũng không góp phần hạn chế nạn ùn tắc kẹt xe trong thành phố lớn. Khói bụi độc hại từ ôtô có thể độc gấp 2-3 lần so với xe máy.
2. Không nâng cấp hệ thống đường phố, không quy hoạch, mở rộng thì làm gì có làn đường cho xe công cộng.
3. Sử dụng xe công cộng có thể tiết kiệm được nhiều thứ nhưng những người dân sinh sống trong căn hẻm, ngõ cụt, muốn dùng xe buýt họ cũng phải đi tới các trạm lớn, một quãng đường xa, không những có trẻ em mà còn các cụ già, người cao tuổi, người bệnh tật, họ khó khăn trong việc di chuyển.
4. Chưa dẹp được trộm cướp thì ai dám dùng phương tiện công cộng, chị em phụ nữ đi làm đêm khuya trở về nhà phải đi bộ một quãng đường từ trạm vào tận nhà, làm sao đảm bảo không có những mối nguy hiểm đang đứng chờ họ ở đó, trộm cướp, ma túy, những kẻ cưỡng bức,...
5. Cấm dùng xe máy thì ai vận chuyển đồ vào chợ hằng ngày cho những người bán hàng. Nếu cấm xe máy là đã cướp đi nguồn kiếm sống của các bác xe ôm. Những lúc có việc cần gấp như mua thuốc, đôi khi nhà chỉ cách tiệm có vài km lại phải đi xe đạp hay đi ôtô, điều này có nên không?
6. Chưa kể đến vấn đề thời gian, tiền bạc. Nếu dùng ôtô có thể tốn rất nhiều tiền chi trả cho việc đổ xăng, mà số tiền đó có thể là một bữa ăn ngon miệng cho bất cứ người nào.
7. Bất tiện trong việc đỗ xe, nhà ở thành phố thường hẹp, lấy đâu chỗ đỗ ôtô, đậu xe để vào nhà hay đi ăn uống ở các quán nhỏ. Sử dụng ôtô có thể che giấu đi thân phận tội phạm, qua mặt cảnh sát trong trường hợp nước ta như hiện nay.
Chúng ta không nên so sánh nước mình với các nước có nền giao thông phát triển như Mỹ, Nhật, đó là một sự khập khiễng.
Nếu muốn cấm xe máy, cơ quan quản lý hãy nghĩ tới việc nâng cấp cơ sở vật chất đường xá và nhà cửa cho người dân trước.
Khi đóng cánh cửa nào đó thì phải mở một cánh cửa khác cho người dân.
Tôi tin rằng, người dân hoàn toàn ủng hộ chủ trương cấm xe máy nếu như có phương tiện công cộng nào đó có thể thay thế hoàn toàn - hoặc thậm chí phải tốt hơn xe máy.
Nhìn sang các nước phát triển, xe máy tự tiêu biến khi hạ tầng giao thông được hoàn thiện đến mức đáp ứng mọi nhu cầu đi lại.
Họ có hệ thống tàu điện ngầm như mạng nhện dưới lòng đất và đại lộ thông thoáng đủ chỗ cho mỗi gia đình sở hữu ít nhất một xe hơi.
Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là sinh kế của hàng triệu người dân gắn chặt với chiếc xe máy. Không ít gia đình còn coi đó là tài sản quý giá. Sự phát triển kinh tế của thành phố lớn nhất nước có sự đóng góp không nhỏ từ đội ngũ tiểu thương “hai bánh” đổ về từ các tỉnh thành lân cận.
Cấm xe máy là xu thế, nhưng chưa phải bây giờ. Nếu muốn làm nhanh, không phải đẩy mạnh “cấm” mà thành phố phải bỏ ra hàng tỉ đô la đầu tư hạ tầng giao thông. Đó mới là cách giải quyết vấn đề tại gốc.
Bác Nông Dân
Quy định là tốt nhưng nên nghĩ đến tiêu cực phát sinh.
1. Cấm xe máy nhưng không cấm ôtô cũng không góp phần hạn chế nạn ùn tắc kẹt xe trong thành phố lớn. Khói bụi độc hại từ ôtô có thể độc gấp 2-3 lần so với xe máy.
2. Không nâng cấp hệ thống đường phố, không quy hoạch, mở rộng thì làm gì có làn đường cho xe công cộng.
3. Sử dụng xe công cộng có thể tiết kiệm được nhiều thứ nhưng những người dân sinh sống trong căn hẻm, ngõ cụt, muốn dùng xe buýt họ cũng phải đi tới các trạm lớn, một quãng đường xa, không những có trẻ em mà còn các cụ già, người cao tuổi, người bệnh tật, họ khó khăn trong việc di chuyển.
4. Chưa dẹp được trộm cướp thì ai dám dùng phương tiện công cộng, chị em phụ nữ đi làm đêm khuya trở về nhà phải đi bộ một quãng đường từ trạm vào tận nhà, làm sao đảm bảo không có những mối nguy hiểm đang đứng chờ họ ở đó, trộm cướp, ma túy, những kẻ cưỡng bức,...
5. Cấm dùng xe máy thì ai vận chuyển đồ vào chợ hằng ngày cho những người bán hàng. Nếu cấm xe máy là đã cướp đi nguồn kiếm sống của các bác xe ôm. Những lúc có việc cần gấp như mua thuốc, đôi khi nhà chỉ cách tiệm có vài km lại phải đi xe đạp hay đi ôtô, điều này có nên không?
6. Chưa kể đến vấn đề thời gian, tiền bạc. Nếu dùng ôtô có thể tốn rất nhiều tiền chi trả cho việc đổ xăng, mà số tiền đó có thể là một bữa ăn ngon miệng cho bất cứ người nào.
7. Bất tiện trong việc đỗ xe, nhà ở thành phố thường hẹp, lấy đâu chỗ đỗ ôtô, đậu xe để vào nhà hay đi ăn uống ở các quán nhỏ. Sử dụng ôtô có thể che giấu đi thân phận tội phạm, qua mặt cảnh sát trong trường hợp nước ta như hiện nay.
Chúng ta không nên so sánh nước mình với các nước có nền giao thông phát triển như Mỹ, Nhật, đó là một sự khập khiễng.
Nếu muốn cấm xe máy, cơ quan quản lý hãy nghĩ tới việc nâng cấp cơ sở vật chất đường xá và nhà cửa cho người dân trước.
Khi đóng cánh cửa nào đó thì phải mở một cánh cửa khác cho người dân.
Tôi tin rằng, người dân hoàn toàn ủng hộ chủ trương cấm xe máy nếu như có phương tiện công cộng nào đó có thể thay thế hoàn toàn - hoặc thậm chí phải tốt hơn xe máy.
Nhìn sang các nước phát triển, xe máy tự tiêu biến khi hạ tầng giao thông được hoàn thiện đến mức đáp ứng mọi nhu cầu đi lại.
Họ có hệ thống tàu điện ngầm như mạng nhện dưới lòng đất và đại lộ thông thoáng đủ chỗ cho mỗi gia đình sở hữu ít nhất một xe hơi.
Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là sinh kế của hàng triệu người dân gắn chặt với chiếc xe máy. Không ít gia đình còn coi đó là tài sản quý giá. Sự phát triển kinh tế của thành phố lớn nhất nước có sự đóng góp không nhỏ từ đội ngũ tiểu thương “hai bánh” đổ về từ các tỉnh thành lân cận.
Cấm xe máy là xu thế, nhưng chưa phải bây giờ. Nếu muốn làm nhanh, không phải đẩy mạnh “cấm” mà thành phố phải bỏ ra hàng tỉ đô la đầu tư hạ tầng giao thông. Đó mới là cách giải quyết vấn đề tại gốc.
Kha Nguyen
Theo ý kiến cá nhân, thì xã hội càng hiện đại lại cần càng giảm phương tiện giao thông cá nhân. Có 2 nguyên nhân:
1. Nó gây hại cho con người, như ô nhiễm, tắc đường, và dễ gây tai nạn giao thông.
2. Về lâu dài, giao thông công cộng sẽ không phát triển được, và người dân sẽ không có thói quen đi bộ nhiều (vốn sẽ tăng cường sức khoẻ).
Mình chưa đi nhiều nước, nhưng đang sống ở Sydney. Tuy không có luật cấm phương tiện cá nhân ở CBD, nhưng việc phí đậu xe quá cao, và số chỗ đậu xe có giới hạn, nên rất bất tiện. Không có cách nào khác, người dân phải ưu tiên dùng train hoặc bus, và thường phải đi bộ thêm 10 phút nữa mới đến chỗ làm (nếu họ đi xe riêng, từ bãi đậu xe đến chỗ làm có thể tốn nhiều hơn).
Tất nhiên, ai cũng hiểu là "bus phải chất lượng thì người dân mới đi", nhưng "bus không thể tốt nếu cứ đi một chút là tắc đường được", và như vậy cái vòng lẩn quẩn sẽ không bao giờ kết thúc.
Nếu muốn kết thúc vấn đề này, thì phải có giải pháp.
Ở đây, tôi không hẳn là ủng hộ cấm xe máy, nãy giờ phân tích chỉ là "muốn hiện đại thì phải như thế". Chính quyền Hà Nội đã chọn một giải pháp là cấm xe máy, ép người dân phải đi bus, và làm rộng đường cho bus chạy. Giải pháp thì cần rất nhiều thời gian để kiểm chứng đúng sai, nên hiện tại cũng rất khó nói. Quan trọng là: Giờ có giải pháp nào không? Hay là chấp nhận đó là một thành phố lộn xộn (không phải thành phố hiện đại nữa)?