Có nên bỏ khái niệm môn chính-môn phụ trong giáo dục?

  1. Giáo dục

Mình có một thắc mắc rằng, thực chất, ngành giáo dục nước ta có quy định chính thức về việc phân chia môn chính, môn phụ không?

Theo mình, việt xuất hiện sự phân biệt giữa môn chính-môn phụ dẫn đến việc học sinh có thái độ không tốt với giáo viên bộ môn, hiện tượng học lệch, học tủ diễn ra phổ biết hơn. Quan điểm của mọi người như thế nào?

Từ khóa: 

môn chính môn phụ

,

môn học

,

giáo dục

Với mình môn chính - môn phụ không nằm ở tên gọi mà ở nhận thức trong chính người học và người dạy.

Mình kỳ vọng học hành sẽ thực tế hơn.

Ví dụ như

Hóa học sẽ được làm thí nghiệm, sẽ liên hệ các vị dụ thực tế vào trong môn học. Thằng em mình nó bảo nó đc chọn đi thi HSG môn Hóa lớp 9 mà mình hỏi nó tại sao thả quả trứng vào giấm lại có hiện tượng vỏ trứng tan ra thì nó không biết. OMG

Văn học sẽ được học tranh biện bằng lời trên lớp, vừa phát triển tư duy, vừa rèn luyện bản lĩnh nói trước đám đông. Thay cho những phần học thuộc đầu giờ vô nghĩa vô cùng.

Toán học, được đo đạc thực tế ngoài trời, làm những bài toán có tính ứng dụng thực tế cao, tất nhiên đây không là tất cả vẫn phải học những học thuật sâu nhưng ít nhất chúng nó cũng không hỏi tại sao phải học môn này, tại sao phải học môn kia.

Sử học, hi vọng được thầy cô dẫn dắt để học sinh tự nghiên cứu, thậm chí tự biên kịch lại vở kịch lịch sử thì càng vui, nói chúng là không học thuộc. Được học những thứ như phân tích chiến lược quân sư, thay vì học thuộc lòng năm 1945 có sự kiện gì. Chỉ cần có hứng thú, nhất định sẽ lưu tâm, lưu tâm là sẽ nhớ.

Mỹ thuật, âm nhạc, thủ cộng được tính như môn tự chọn để học sinh phát triển toàn diện, cần định hướng rõ ràng sự lợi hại của nhưng môn học này trong tương lai. Cái này phải được xuất phát từ chính người dạy, đến người dạy còn chả coi môn của mình là quan trọng thì sao học sinh họ cảm nhận được. Tổ chức lớp học dưới dạng workshop hoặc hội thi sẽ khiến học sinh có cơ hội thể hiện tài năng và sáng tạo học hỏi

Giáo dục thể chất quan trong như vậy nhưng lại toàn ngồi chơi, hoặc bị cắt tiết khi cuối kỳ. Môn này thậm chí phải là môn chính, bắt buộc. Tất nhiên có người có ưu thế thể chất, có người không, bởi vậy cũng cần cân nhắc cách tính thành tích.

Giáo dục công dân... môn này với mình nó cứ bò buộc và kỳ lạ vậy. Mình nghĩ môn này lên phát triển nhận thức xã hội, và đặc biệt quan trọng. Những vấn đề như giới tính, bảo vệ nhân quyền, đạo đức xã hội cần được đẩy mạnh.

Ví dụ vầy thôi nhé, viết nhiều thì đọc cũng mệt.

Góc nhìn của tôi!

 

 

Trả lời

Với mình môn chính - môn phụ không nằm ở tên gọi mà ở nhận thức trong chính người học và người dạy.

Mình kỳ vọng học hành sẽ thực tế hơn.

Ví dụ như

Hóa học sẽ được làm thí nghiệm, sẽ liên hệ các vị dụ thực tế vào trong môn học. Thằng em mình nó bảo nó đc chọn đi thi HSG môn Hóa lớp 9 mà mình hỏi nó tại sao thả quả trứng vào giấm lại có hiện tượng vỏ trứng tan ra thì nó không biết. OMG

Văn học sẽ được học tranh biện bằng lời trên lớp, vừa phát triển tư duy, vừa rèn luyện bản lĩnh nói trước đám đông. Thay cho những phần học thuộc đầu giờ vô nghĩa vô cùng.

Toán học, được đo đạc thực tế ngoài trời, làm những bài toán có tính ứng dụng thực tế cao, tất nhiên đây không là tất cả vẫn phải học những học thuật sâu nhưng ít nhất chúng nó cũng không hỏi tại sao phải học môn này, tại sao phải học môn kia.

Sử học, hi vọng được thầy cô dẫn dắt để học sinh tự nghiên cứu, thậm chí tự biên kịch lại vở kịch lịch sử thì càng vui, nói chúng là không học thuộc. Được học những thứ như phân tích chiến lược quân sư, thay vì học thuộc lòng năm 1945 có sự kiện gì. Chỉ cần có hứng thú, nhất định sẽ lưu tâm, lưu tâm là sẽ nhớ.

Mỹ thuật, âm nhạc, thủ cộng được tính như môn tự chọn để học sinh phát triển toàn diện, cần định hướng rõ ràng sự lợi hại của nhưng môn học này trong tương lai. Cái này phải được xuất phát từ chính người dạy, đến người dạy còn chả coi môn của mình là quan trọng thì sao học sinh họ cảm nhận được. Tổ chức lớp học dưới dạng workshop hoặc hội thi sẽ khiến học sinh có cơ hội thể hiện tài năng và sáng tạo học hỏi

Giáo dục thể chất quan trong như vậy nhưng lại toàn ngồi chơi, hoặc bị cắt tiết khi cuối kỳ. Môn này thậm chí phải là môn chính, bắt buộc. Tất nhiên có người có ưu thế thể chất, có người không, bởi vậy cũng cần cân nhắc cách tính thành tích.

Giáo dục công dân... môn này với mình nó cứ bò buộc và kỳ lạ vậy. Mình nghĩ môn này lên phát triển nhận thức xã hội, và đặc biệt quan trọng. Những vấn đề như giới tính, bảo vệ nhân quyền, đạo đức xã hội cần được đẩy mạnh.

Ví dụ vầy thôi nhé, viết nhiều thì đọc cũng mệt.

Góc nhìn của tôi!

 

 

Cá nhân mình nghĩ có thể cân nhắc nếu khái niệm chính - phụ đó dựa vào thực tế cuộc sống. Chừng nào giữa đào tạo trường lớp với thực tế còn khoảng cách, thì việc học của không ít bạn học sinh sẽ mắc kẹt với tình trạng: chính-yếu, phụ-kém.

Mình tin rằng bỏ là bề nổi của vấn đề. Cần lấp gì vào chỗ trống đó mới là điều đáng để chúng ta cùng nhau suy ngẫm.