Có nên áp đặt văn hóa cũ vào lối sống mới?

  1. Xã hội

Ai ở đây từ lứa tuổi 9x hoặc 2k, chắc hẳn sẽ có những tuổi thơ đi bắt đom đóm, chơi trốn tìm, đuổi bắt, bắn bi, rước đèn ông sao, phá cỗ linh đình...

Những bạn trẻ sinh sau thì bị các tiền bối gắn mác chỉ biết cắm mặt vào màn hình chơi game, smartphone, tablet và cho rằng: " tuổi thơ chúng mày không vui bằng tao, không ý nghĩa bằng tao " hay "giới trẻ bây giờ chỉ cắm mặt vào đồ công nghệ, chả có tính tương tác cộng đồng ".Hoặc " Tết nay không vui bằng tết xưa".

https://cdn.noron.vn/2023/01/16/ban-bi-16841-100719077-1673856888.jpg

Nếu là bạn, bạn sẽ muốn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa cũ hay muốn thay đổi để phù hợp với thời đại mới?

Từ khóa: 

gen z lạ lắm

,

cuộc sống hại điện

,

xã hội

Cái gì xấu, ko tốt thì nên loại bỏ. Cái gì tốt thì nên dùng tiếp. Và ko phân biệt nó là mới hay là cũ. Bạn sẽ bán chiếc ô-tô đi đc 3 năm của mình và mua về 1 chiếc xe đạp mini "mới ceng xà beng" để đi chứ?

Áp đặt đặt là ko đúng nhưng ko phải lúc nào cũng sai. Bố mẹ ko chơi với con như bố mẹ ngày xưa và vứt cho nó cái điện thoại xem như đi theo lối sống mới và từ đó, đẻ ra 1 mớ bệnh "thời đại". Hỏng mắt, tự kỷ, quấy quá, rồi học theo những thứ xấu xa của những nội dung độc hại, lớp 3-4 đã có bồ các kiểu,... Đến nỗi nhiều phụ huynh phải cai điện thoại cho con. Điện thoại như ma túy vậy. Vậy thì theo lối sống mới là đúng chăng?

Tất nhiên, cái cũ cũng ko phải là tốt hoàn toàn, như chiếc ô tô ở trên mà hỏng phanh ko sửa đc thì bán quách đi rồi đi bộ cũng đc. Chứ ráng lại có ngày chết mình, chết ng. Cái cũ, với những thứ ko phù hợp, ko tốt thì cũng cần loại bỏ. Cái gì tốt thì phải giữ chứ. Kiểu như cả đám rủ nhau đi đá bóng, ok quá chứ, giữ sức khỏe, thắm tình đồng động. Nhưng cả đám rủ nhau đi trộm đồ cho vui, cũng thắm tình đồng đội đấy, cũng chạy cắm đầu để có sức khỏe đấy, nhưng mà thói đó xấu thì cần loại bỏ.

Nên cái mới ko phải là chối bỏ cái cũ, cái mới phải là thứ kế thừa cái cũ, đồng thời bổ sung cho phù hợp. Và mình, như 1 ông già, sẽ chọn lọc bỏ những cái xấu trong cả mới và cũ, chỉ giữ lại những cái tốt rồi hòa chúng vào nhau.

Kiểu như Tết này vẫn nhận lì xì nhé, nhưng dán thêm cái QR ai ko có bì thì cứ chuyển khoản trực tiếp. Truyền thống theo 1 cách thật hiện đại 🤣🤣 *J4F*

Trả lời

Cái gì xấu, ko tốt thì nên loại bỏ. Cái gì tốt thì nên dùng tiếp. Và ko phân biệt nó là mới hay là cũ. Bạn sẽ bán chiếc ô-tô đi đc 3 năm của mình và mua về 1 chiếc xe đạp mini "mới ceng xà beng" để đi chứ?

Áp đặt đặt là ko đúng nhưng ko phải lúc nào cũng sai. Bố mẹ ko chơi với con như bố mẹ ngày xưa và vứt cho nó cái điện thoại xem như đi theo lối sống mới và từ đó, đẻ ra 1 mớ bệnh "thời đại". Hỏng mắt, tự kỷ, quấy quá, rồi học theo những thứ xấu xa của những nội dung độc hại, lớp 3-4 đã có bồ các kiểu,... Đến nỗi nhiều phụ huynh phải cai điện thoại cho con. Điện thoại như ma túy vậy. Vậy thì theo lối sống mới là đúng chăng?

Tất nhiên, cái cũ cũng ko phải là tốt hoàn toàn, như chiếc ô tô ở trên mà hỏng phanh ko sửa đc thì bán quách đi rồi đi bộ cũng đc. Chứ ráng lại có ngày chết mình, chết ng. Cái cũ, với những thứ ko phù hợp, ko tốt thì cũng cần loại bỏ. Cái gì tốt thì phải giữ chứ. Kiểu như cả đám rủ nhau đi đá bóng, ok quá chứ, giữ sức khỏe, thắm tình đồng động. Nhưng cả đám rủ nhau đi trộm đồ cho vui, cũng thắm tình đồng đội đấy, cũng chạy cắm đầu để có sức khỏe đấy, nhưng mà thói đó xấu thì cần loại bỏ.

Nên cái mới ko phải là chối bỏ cái cũ, cái mới phải là thứ kế thừa cái cũ, đồng thời bổ sung cho phù hợp. Và mình, như 1 ông già, sẽ chọn lọc bỏ những cái xấu trong cả mới và cũ, chỉ giữ lại những cái tốt rồi hòa chúng vào nhau.

Kiểu như Tết này vẫn nhận lì xì nhé, nhưng dán thêm cái QR ai ko có bì thì cứ chuyển khoản trực tiếp. Truyền thống theo 1 cách thật hiện đại 🤣🤣 *J4F*

Áp đặt hay không còn tuỳ vào tầm ảnh hưởng của thời đại hiện tại đối với trẻ con bây giờ. Đa số trẻ em hiện tại đều được xem smartphone sớm. Nhưng nó cũng ảnh hưởng một phần đến bọn trẻ. Nhiều những trẻ em cấp 1 đã đi chửi bậy, chửi thề trên mạng, xưng hô"mày-tao" với các anh chị lớn hơn. Vì sao? Vì những trẻ em này đã xem những clip văng tục hay đại loại thế. Cho trẻ em tiếp xúc với smartphone sớm, okay đó là niềm vui của bọn trẻ. Nhưng những gì chúng nên xem là những clip không chửi thề, không văng tục và dành cho trẻ em chứ không phải mở miệng ra là 1 chữ "c*c" hai chữ "l*n"
( Tất cả đều là ý kiến cá nhân, nếu có phản biện thì xin hãy nhẹ lời )
người khác thì k rõ, nhưng với t thì tuổi thơ có công nghệ hay không vẫn vui, không công nghệ thì chúng ta gặp mặt nhau hẹn nhau chơi những trò chơi, tắm mưa tắm sông,.... còn có công nghệ thì cũng chơi với nhau tuy không gặp nhau nhưng cùng nhau chơi game, làm bạn với những người chưa gặp bao giờ,.. cũng rất thú vị.
Cần gì phải thay đổi. Thời nào theo thời đấy, ai thích cái cũ thì cứ giữ những thói quen cũ. Ai thích cái hiện đại thì dùng cái hiện đại. Săm soi được gì đâu :)))

Tui thấy hong chỉ có 1 câu lời cho câu hỏi này, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nhưng một số lý do có thể hữu ích khi áp dụng văn hóa cũ vào lối sống mới bao gồm: giữ gìn và truyền tải các giá trị và truyền thống quan trọng, cải thiện sự kết nối giữa các thế hệ, và tạo ra sự độc đáo và sự khác biệt so với xã hội hiện tại. Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc kỹ các giá trị và hành vi của văn hóa cũ có thể không phù hợp với xã hội hiện tại hay không.

Là t thì ko phải suy nghĩ lạc hậu gì đâu. Ai thì cũng nên có ít nhất một số kỷ niệm hồi nhỏ. Giờ đến cả hs cấp 1 còn có đt thì t chả hiểu. Mấy trò dân gian như ô ăn quan hỏi chúng có thèm chơi ko? Vấn đề là thế này, tiếp xúc với internet sớm làm chúng bị lệch lạc suy nghĩ sớm. Thậm chí là còn lệch cả về tâm sinh lý và tư tưởng trong tình dục nhé. Hoạt động ngày xưa như bắt đom đóm hay chơi trò dân gian mang lại cho chúng ta một sự đoàn kết và mở ra khả năng kết bạn, tạo dựng bạn thân từ rất sớm rồi. Khả năng giao tiếp đc cải thiện từ đó đấy. Trẻ là phải để tự nhiên chứ suốt ngày gó chúng trong cái màn hình thì còn làm đc gì. Cái quan trọng hơn là cái hoài niệm mà chúng có đc. Giống như việc bố mẹ thích chụp ảnh hồi nhỏ để lưu giữ lại cho bạn đấy.
Dần dần rồi t thấy sợ hơn khi giới trẻ sắp tới sẽ đọc cuốn "Cho tôi một vé đi về tuổi thơ" mà còn chẳng thật sự hiểu đc nội dung của nó
P/s: coi Khanh Sắc hay BHGaming mấy ông sẽ còn thấy đc tuy là 1 youtuber làm game nhưng lại rất quan ngại về giới trẻ bây giờ. Thậm chí còn đưa cả ra lời khuyên cho phụ huynh :))
Theo e nghĩ thì nếu ngày xưa có điện thoại vi tính thì 100% người trẻ khi đó cũng cắm đầu cắm cổ vào thôi. Thời thế thế thời, mỗi thời đại có một cái thú vui riêng. Ngày xưa không có đèn học phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng, ngày nay có chẳng nhẽ không cho dùng? 😂 Ngày xưa ở nhà không có gì chơi, không có phương tiện nào để liên lạc từ xa, phải ra ngoài mới được gặp bạn bè. Bây giờ có điện thoại, có vi tính, bạn bè vẫn nói chuyện vẫn chơi với nhau như thường, chả nhẽ đang ngồi nhà lại bắt ra ngoài gặp nhau? Hơn nữa, ngày trước không có nhiều xe cộ, không có nhiều khói bụi, thời tiết cũng mát hơn bây giờ vài °C, chạy nhảy ngoài đường hồi ý cứ phải gọi là bét nhè. Bây giờ ra ngoài tí thôi cũng suýt ngất vì say nắng, suýt bị ô tô xe máy nó đâm cho.
Mặc dù điện thoại máy tính nó tiện thật đấy, nhưng theo e dùng có chừng có mực thôi. Trẻ con đừng nên cho tiếp xúc quá sớm. Bây giờ nhiều đứa 4-5 tuổi, không chịu ăn uống một phát là các bà các mẹ dúi cho cái ipad, thế là bị phụ thuộc. Nó sẽ mãi mãi cần ipad mới ăn được cơm. Còn khi nào mà ra ngoài gặp nhau, đi chơi, đi uống nước, nói chuyện với nhau cũng nên bỏ cái điện thoại xuống, nhìn nhau mà tương tác.
Tết thì là một vấn đề khác. Bây giờ đặt nặng vấn đề tiền bạc quá, lì xì phải tiền trăm tiền triệu cơ. Trẻ con ngày xưa chỉ mong đến Tết để được ăn ngon mặc đẹp, trẻ con bây giờ Tết khách đến chỉ có chìa tay. Lì xì mất chất rồi. Đáng lẽ ra nó chỉ là tiền mừng tuổi, tiền may mắn, vài nghìn đến vài chục nghìn thôi là được. Đằng này khách lì xì xong lũ trẻ con tụm năm tụm bảy hỏi nhau được bao nhiêu tiền, chê ỏng chê eo là eo ôi sao bác kia lì xì ít thế. Người lớn nên chú ý dạy con khoản này. Rồi lại còn "văn hóa" người ta lì xì con mình bao nhiêu thì mình phải lì xì bằng như thế, không thì phải nhiều hơn để sĩ diện. Còn không lì xì hay lì xì ít hơn thì lại bị bảo là keo kiệt bủn xỉn bẩn tính. Bảo sao người lớn bây giờ sợ Tết thế.
Tóm lại là giữ những cái đáng giữ và nên giữ nè, các ông các bà ngày trước cứ bảo là bọn trẻ con chơi điện thoại này kia các thứ nhiều quá, tặng cái iphone về ông bà nào cũng một cái Facebook một cái Zalo, mở Youtube xem suốt ngày.🤣
Tất cả là do bố mẹ của cno dạy con nn thôi. Anh họ mình lớp 2 và vẫn thích mấy trò bắn bi đuổi bắt các kiểu giống mình hồi bé, còn cháu họ mình lớp 1,nó được mẹ chiều từ bé với cả chị í cũng lười nên toàn vứt cho nó đt máy tính để nó tựchơi 1 mk thì nó chả phụ thuộc vào máy tính đt.
Mỗi thời có 1 thú vui khác nhau, k thể áp đặt được, điều này đúng, nhưng cái thú vui ngày trước nó gắn kết tình cảm hơn. Đôi khi cuộc sống quá đầy đủ rồi, người ta sẽ cảm thấy không hạnh phúc và từ trong sự thiếu thốn, người ta sẽ biết trân trọng hơn. ><

Cá nhân mình là lứa 9x đời giữa, mình balance giữa 2 thứ mới và cũ. Trong công việc mình luôn muốn tìm tòi học hỏi cái mới, tuy nhiên khi giải trí thì mình tìm về cái cũ, để enjoy nó, và những giá trị về tình cảm, mình không muốn bị những thứ hiện đại mà phức tạp chi phối, đơn giản là tốt nhất 😃

Thật ra thì tính kết nối của trẻ em bây giờ rất kém. Xem nhiều máy tính, điện thoại nhưng lại thiếu sân chơi. EQ vì thế cũng không phát triển. Nhiều bạn ra ngoài còn sợ giao tiếp.

Câu hỏi này quá rộng rãi như cái sân vận động :)) Tuy nhiên vẫn có câu trả lời , có cái nên để lại và có cái cần bỏ đi