Có một bô phim cung đấu thời Thánh Tổ Nhân Hoàng đế - Minh Mạng thì hay phải biết.
THIÊN HẠ CHÚT NỮA ĐÃ THUỘC VỀ NGƯỜI KHÁC....
Vua Minh Mạng có tới 142 người con, trong đó có 78 hoàng nam. Ắt hẳn cuộc chiến chốn hậu cung cũng đầy quyết liệt....
- Đáng lẽ ra khi chọn người kế vị, vua Minh Mạng đã từng có ý định không chọn con trưởng của ông với bà Hồ Thị Hoa là hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông (1830 được phong làm Trường Khánh Công). Bởi vì trong hàng trăm mỹ nhân, phi tần xung quanh vua Minh Mạng, vua rất sủng ái Hiền phi Ngô Thị Chính (con gái tướng nhà Tây Sơn Ngô Văn Sở - không phải là Đại Tư mã Ngô Văn Sở) , từ khi tiến cung bà gần như nhận mọi tình cảm của vua dành cho. Bà là một trong hai người vợ hạ sinh được cho vua nhiều con nhất, năm hoàng tử và bốn công chúa. Vì sự sủng ái đặc biệt nên vua có ý định chọn hoàng tử cả của vua với bà là Nguyễn Phúc Miên Hoằng lên nối ngôi chứ không phải là Miên Tông. Vua định lập bà Hiền phi làm Đệ nhất giai phi, lại bí mật cho đúc ấn Hoàng hậu để chờ khi thuận lợi sẽ tấn phong bà lên làm Hoàng hậu, lại dự định phong người con trai do bà Chính sinh ra là Miên Hoằng làm Hoàng Thái tử. ( dù là hoàng tử trưởng, mẹ hoàng tử Miên Tông là bà Hồ Thị Hoa được vua Minh Mạng vô cùng yêu quý, hạ sinh cho vua một công tử khi vua Minh Mạng còn là hoàng tử Đảm. Tuy nhiên bà lại mất quá sớm nên có lẽ dù yêu quý, sủng ái bà thế nào đi chăng nữa thì giữa chốn hậu cung cả trăm phi tần vua cũng khó có thể giữ trọn mối tình ấy, cộng thêm với chuyên tranh quyền đoạt vị chốn hậu cung, ai cũng muốn con trai mình được chọn nối ngôi thì không khó gì để có thể hiểu rằng tình cảm vua Minh Mạng với bà sẽ phai nhạt dần theo năm tháng, và việc quyết định chọn con của bà phi được mình dành nhiều tình cảm nhất, luôn bên cạnh vua là điều đương nhiên).
Tuy nhiên sự việc này nhanh chóng lan đến cung Từ Thọ, nơi ở của Thái hậu Thuận Thiên. Bà cho triệu vua Minh Mạng vào cung, rồi quở trách và ban chỉ dụ cho vua: "Ta nghe xưa nay, lập tự phải lập con cả, nay hoàng đế bỏ trưởng lập thứ, sau này anh em tranh quyền đoạt vị thì như thế nào?".
- Vì lời mẹ dạy và để giữ chữ hiếu với mẹ, vua Minh Mạng đã thay đổi ý định, lập Miên Tông làm Thái tử, cho huỷ ấn đã đúc. Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng: "Hoàng tử Trường Khánh công lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy". Vua Minh Mạng qua đời ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý (tức ngày 20 tháng 1 năm 1841) tại điện Quang Minh, hưởng thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm, miếu hiệu là Thánh Tổ. Khi vua Minh Mạng qua đời, hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu (tức 11 tháng 2 năm 1841) ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.
- Nhờ công nuôi dưỡng từ nhỏ và nhờ tác động của bà nội mà hoàng tử Miên Tông mới được ngồi trên ngai vàng nên ông vô cùng quý trong và tôn kính bà nội. 1844 ông cho xây dụng tháp Từ Nhân cao 7 tàng (sau đổi là tháp Phước Duyên) trong khuôn viên chùa Thiên Mụ để cầu ước cho bà nội mình sống thọ.
#ĐạiNam
Vua Minh Mạng có tới 142 người con, trong đó có 78 hoàng nam. Ắt hẳn cuộc chiến chốn hậu cung cũng đầy quyết liệt....
- Đáng lẽ ra khi chọn người kế vị, vua Minh Mạng đã từng có ý định không chọn con trưởng của ông với bà Hồ Thị Hoa là hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông (1830 được phong làm Trường Khánh Công). Bởi vì trong hàng trăm mỹ nhân, phi tần xung quanh vua Minh Mạng, vua rất sủng ái Hiền phi Ngô Thị Chính (con gái tướng nhà Tây Sơn Ngô Văn Sở - không phải là Đại Tư mã Ngô Văn Sở) , từ khi tiến cung bà gần như nhận mọi tình cảm của vua dành cho. Bà là một trong hai người vợ hạ sinh được cho vua nhiều con nhất, năm hoàng tử và bốn công chúa. Vì sự sủng ái đặc biệt nên vua có ý định chọn hoàng tử cả của vua với bà là Nguyễn Phúc Miên Hoằng lên nối ngôi chứ không phải là Miên Tông. Vua định lập bà Hiền phi làm Đệ nhất giai phi, lại bí mật cho đúc ấn Hoàng hậu để chờ khi thuận lợi sẽ tấn phong bà lên làm Hoàng hậu, lại dự định phong người con trai do bà Chính sinh ra là Miên Hoằng làm Hoàng Thái tử. ( dù là hoàng tử trưởng, mẹ hoàng tử Miên Tông là bà Hồ Thị Hoa được vua Minh Mạng vô cùng yêu quý, hạ sinh cho vua một công tử khi vua Minh Mạng còn là hoàng tử Đảm. Tuy nhiên bà lại mất quá sớm nên có lẽ dù yêu quý, sủng ái bà thế nào đi chăng nữa thì giữa chốn hậu cung cả trăm phi tần vua cũng khó có thể giữ trọn mối tình ấy, cộng thêm với chuyên tranh quyền đoạt vị chốn hậu cung, ai cũng muốn con trai mình được chọn nối ngôi thì không khó gì để có thể hiểu rằng tình cảm vua Minh Mạng với bà sẽ phai nhạt dần theo năm tháng, và việc quyết định chọn con của bà phi được mình dành nhiều tình cảm nhất, luôn bên cạnh vua là điều đương nhiên).
Tuy nhiên sự việc này nhanh chóng lan đến cung Từ Thọ, nơi ở của Thái hậu Thuận Thiên. Bà cho triệu vua Minh Mạng vào cung, rồi quở trách và ban chỉ dụ cho vua: "Ta nghe xưa nay, lập tự phải lập con cả, nay hoàng đế bỏ trưởng lập thứ, sau này anh em tranh quyền đoạt vị thì như thế nào?".
- Vì lời mẹ dạy và để giữ chữ hiếu với mẹ, vua Minh Mạng đã thay đổi ý định, lập Miên Tông làm Thái tử, cho huỷ ấn đã đúc. Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng: "Hoàng tử Trường Khánh công lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy". Vua Minh Mạng qua đời ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý (tức ngày 20 tháng 1 năm 1841) tại điện Quang Minh, hưởng thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm, miếu hiệu là Thánh Tổ. Khi vua Minh Mạng qua đời, hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu (tức 11 tháng 2 năm 1841) ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.
- Nhờ công nuôi dưỡng từ nhỏ và nhờ tác động của bà nội mà hoàng tử Miên Tông mới được ngồi trên ngai vàng nên ông vô cùng quý trong và tôn kính bà nội. 1844 ông cho xây dụng tháp Từ Nhân cao 7 tàng (sau đổi là tháp Phước Duyên) trong khuôn viên chùa Thiên Mụ để cầu ước cho bà nội mình sống thọ.
#ĐạiNam
lịch sử
Đúng rồi. Thời Minh Mạng trong hậu cung nhiều phi tần, công chúa, hoàng tử nhất nên chắc chắn làm phim cung đấu sẽ rất hay. :3
Mà hồi đấy các bà phi đẻ ghê thật... Không biết vào cung bao nhiêu năm mà sinh tận 9 người con. :))
Nội dung liên quan
Tống Hồ Trà Linh
Đúng rồi. Thời Minh Mạng trong hậu cung nhiều phi tần, công chúa, hoàng tử nhất nên chắc chắn làm phim cung đấu sẽ rất hay. :3
Mà hồi đấy các bà phi đẻ ghê thật... Không biết vào cung bao nhiêu năm mà sinh tận 9 người con. :))
Cà Chua Nhỏ
Thường mấy bà Thái Hoàng Thái Hậu sức ảnh hưởng tiểu sử không kém các phi tần đâu !