Cổ Lộng thành

  1. Lịch sử


Hồi ghé Nam Định mình không có nhiều thời gian. Có hai nơi mình muốn tới là hành cung Thiên Trường và thành Cổ Lộng. Tướng Mộc Thạnh nhà Minh bị vua Giản Định nhà Trần đánh cho chạy tóe khói ở bến Bô Cô đến nỗi phải núp trong thành Cổ Lộng.

"Nghệ An, Mô Độ ai gây nhóm,

Giản Định, Trùng Quang lại có vua,

Mật giặc vỡ tan thành Cổ Lộng,

Máu thù lai láng bến Bô Cô"

Những nơi này đều đã bị san phẳng nên cũng không hy vọng gì mấy (Lê Lợi cho san bằng thành Cổ Lộng), tuy nhiên khi cày ruộng thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp những mảnh cổ kiếm niên hiệu Vĩnh Lạc, tức Minh Thành Tổ Chu Đệ. Lê Quý Đôn đã có lần đến chơi thành Cổ Lộng và đủ cảm xúc nên mới làm ra được bài thơ này.

"Thành hoang, vườn nát, bốn trăm năm,

Dưa đậu dây leo toả rễ đâm.

Cơn giận vua Trần, tường sóng xoá,

Thẹn cho Mộc Thạnh, cỏ khôn ngăn.

Ruộng mưa cày khoẻ trồi cổ kiếm,

Lầu nát chim run lạnh dưới trăng.

Ai về nhắn lũ xâm lăng nọ,

Củu châu Nghiêu Thuấn đủ giang san."

Đông Quan, Tây Đô, Chí Linh, Xương Giang và Cổ Lộng là những thành trì cuối cùng quân Minh còn giữ được cho tới khi bị quân Lam Sơn quét khỏi nước Nam.

Từ khóa: 

lam sơn

,

hậu trần

,

cổ lộng

,

lịch sử