Có ích kỷ quá không khi chỉ cố tìm 1 công việc ổn định?
TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ ĐANG DẦN CHIẾM MẤT VIỆC LÀM CỦA CON NGƯỜI, TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM VIỆC LÀM GIA TĂNG, KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ, CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ KHÔNG ĐẢM BẢO. LIỆU CÓ QUÁ ÍCH KỶ KHÔNG KHI CHÚNG TA CHỈ CỐ KIẾM TÌM 1 CÔNG VIỆC ‘ỔN ĐỊNH’?
phong cách sống
Bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn như vậy, không có gì là ích kỉ cho một sự an toàn cả. An toàn được đưa vào tầng thứ 2 của Maslow thì mình có cớ gì mà phán xét một ai đó về nhu cầu ấy của họ được.
Một điều mình muốn nói là đừng hi vọng mọi thứ sẽ ổn định, bạn thấy không bạn dù cả Thế giới có ngồi im thì Covid vẫn tới và tàn phá cuộc sống này. Các tỉnh miền Trung có ẩn náu thế nào thì lũ vẫn tới và càn quét.
Không có gì là ổn định, không có gì là bất động 100% cả. Do đó hãy chuẩn bị cho mình tâm thái ổn định ở giai đoạn này, và sẵn sàng cho mọi biến cố nếu có. Như vậy sẽ không bao giờ bị khủng hoảng bạn ạ.
Trần Huyền
Bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn như vậy, không có gì là ích kỉ cho một sự an toàn cả. An toàn được đưa vào tầng thứ 2 của Maslow thì mình có cớ gì mà phán xét một ai đó về nhu cầu ấy của họ được.
Một điều mình muốn nói là đừng hi vọng mọi thứ sẽ ổn định, bạn thấy không bạn dù cả Thế giới có ngồi im thì Covid vẫn tới và tàn phá cuộc sống này. Các tỉnh miền Trung có ẩn náu thế nào thì lũ vẫn tới và càn quét.
Không có gì là ổn định, không có gì là bất động 100% cả. Do đó hãy chuẩn bị cho mình tâm thái ổn định ở giai đoạn này, và sẵn sàng cho mọi biến cố nếu có. Như vậy sẽ không bao giờ bị khủng hoảng bạn ạ.
Nguyễn Quang Vinh
Mình lại thấy không ổn định công việc mới là ích kỷ ấy. Không hiểu tìm 1 công việc ổn định thì ích kỷ như thế nào. Nhưng khi làm 1 công việc ổn định, 1 ng sẽ luôn ở vị trí đó và những vị trí khác sẽ dành cho người khác. Trái lại 1 người làm những công việc thiếu ổn định thì đòi hỏi phải làm những công việc khác nữa lúc công việc chính thiếu ổn định. Có nghĩa ng đó đã chen chân vào những vị trí người khác, đẩy ng khác vào chỗ thiếu ổn định, thậm chí là ko tìm đc việc. Vậy thì việc làm càng khan hiếm, càng cần ng ta ổn định chứ nhỉ. 1 lớp học chạy loạn thì sao biết đc hàng nào thừa hàng nào thiếu mà sắp xếp cho cân đối đội hình. Nên tìm 1 công việc ổn định, cá nhân mình chưa thấy có thể gọi là ích kỷ chỗ nào.
Đặng Thị Lan Anh
Có nhiều bạn cứ suy nghĩ rằng: “Nếu ai cũng muốn làm chủ thì lấy ai đi làm công?” – Thế tại sao chúng ta không hỏi ngược lại rằng: “Nếu ai cũng đi làm công thì lấy đâu ra các ông chủ để tạo công ăn việc làm cho các bạn?”. Thực tế chỉ ra rằng, chúng ta luôn luôn phải đối mặt với tình trạng “thiếu việc làm” (dự đoán trong tương lai, tình trạng này sẽ ngày càng trầm trọng hơn). Trong khi đó, có những quốc gia nhỏ, tuy rất phát triển nhưng dân số lại ít, mặc dù thiếu nguồn nhân lực nhưng họ lại có thể dễ dàng giải quyết vấn đề bằng cách thuê nhân công từ các nước khác (trong đó có Việt Nam).
Như vậy, chúng ta có nên chăng, cần phải tỉnh táo lại để nhận thấy 1 điều rằng: “Xã hội của chúng ta luôn cần những người tạo ra việc làm nhiều hơn là những người đi xin việc làm”.
Tương lai của “1 công việc ổn định” chỉ là những đồng lương hưu và nhận trợ cấp xã hội. Trong khi đó, nếu làm chủ 1 doanh nghiệp, bạn sẽ đóng góp rất nhiều cho xã hội. Bạn đóng thuế thu nhập nhiều hơn, bạn có điều kiện tốt hơn để làm từ thiện – giúp đỡ nhiều người hơn. Tìm 1 công việc ổn định tức là tìm 1 công việc vừa đủ sống, mà làm “1 công việc vừa đủ sống” thì cũng tức là áp lực tài chính sẽ đè nặng lên gia đình của bạn. Cha mẹ vẫn phải kiếm tiền, con cái vẫn phải lớn lên trong 1 điều kiện không phải là tốt nhất. Rốt cuộc, bạn cũng chỉ có thể thỏa mãn được chính bản thân mình (mà có khi là ngay cả điều đó, bạn cũng không thỏa mãn được). Chưa kể khi về già, chính bạn lại trở thành gánh nặng của con cái (Hãy nhớ rằng, Việt Nam đang bùng nổ đại dịch ung thư). Đó chính là “Bi kịch tuổi về già” (Điều mà ai cũng biết là nó sẽ tới nhưng lại cố gắng không thừa nhận).
Và đặc biệt, quan niệm “Học thật giỏi để có 1 tấm bằng” ngày nay đã lỗi thời. Đây không còn là thời đại công nghiệp, không còn là thời đại của những tấm bằng, đây là thời đại của “Tinh thần khởi nghiệp”. Những Israel, Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản, v…v… đã nêu cao “Tinh thần khởi nghiệp”, xem “Tinh thần khởi nghiệp” là ngọn cờ đầu để đưa Quốc gia của họ đi lên. Trong lịch sử, chưa bao giờ những “doanh nhân khởi nghiệp” vụt sáng trên bầu trời Thế Giới nhiều như thế. Chẳng phải, ông Phạm Nhật Vượng (chủ tịch tập đoàn Vingroup tại Việt Nam) cũng mạnh mẽ sử dụng câu slogan “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” đó sao. Có lẽ đã đến lúc bạn cần phải thay đổi!