Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khi lựa chọn lĩnh vực này bạn có thể trở thành: Điều hành du lịch: Bao gồm các công việc từ nghiên cứu thị trường, xây dựng các sản phẩm (chương trình du lịch, sự kiện…), tổ chức các hoạt động marketing và bán sản phẩm, liên hệ với các nhà cung cấp để tổ chức thực hiện các chuyến du hành, các hoạt động cho khách. Hướng dẫn viên du lịch: Bao gồm các công việc từ đón tiếp khách, tổ chức thực hiện các dịch vụ đến việc thuyết minh, hướng dẫn cho du khách về các điểm đến có trong chuyến đi. Quản lí doanh nghiệp lữ hành: Bao gồm các công việc từ hoạch định đến điều hành việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh nhằm đảm bảo cho công ti phát triển một cách có hiệu quả. Các yêu cầu về năng lực, tính cách: Có hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực; Có khả năng giao tiếp tốt; Năng động, sáng tạo; Ham hiểu biết; Có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc… Cơ quan, đơn vị tuyển dụng: Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên cả nước.Các doanh nghiệp tổ chức sự kiện, truyền thông. Triển vọng nghề: Hiện tại, cả nước có trên 7.000 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động và con số này vẫn không ngừng tăng. Nghề khách sạn, nhà hàng: Đây là một lĩnh vực sử dụng nhiều nhân lực và cho phép bạn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, có tính kỉ luật cao với thu nhập ổn định và nhiều cơ hội phát triển. Khi lựa chọn lĩnh vực này bạn có thể làm một trong các vị trí sau: Lễ tân: Vừa là bộ mặt, vừa là nơi liên kết tất cả các dịch vụ của khách sạn. Họ có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lí những yêu cầu của khách từ trước khi khách đến cho đến lúc khách rời khỏi khách sạn. Nhân viên phục vụ: Tại các bộ phận trong khách sạn như buồng, bàn, bar, bếp… Các nhân viên luôn làm việc theo một quy trình nhất định để đảm bảo việc phục vụ khách được tốt nhất. Nhân viên quản lí: Ngoài lãnh đạo chung, mỗi bộ phận trong khách sạn đều phải có các nhân viên quản lí. Họ phải luôn đảm bảo cho bộ phận của mình hoạt động một cách hiệu quả và phối hợp tốt với các bộ phận khác trong khách sạn. Các vị trí khác: Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc tại rất nhiều vị trí khác trong khách sạn như marketing, chăm sóc khách hàng, sảnh… Giảng viên du lịch (Giảng dạy kiến thức và nghiệp vụ Du lịch): Yêu cầu:Kiến thức chuyên môn rộng và sâu; Hiểu biết cuộc sống và xã hội đa văn hoá; Yêu thích nghề sư phạm; Tận tâm và có trách nhiệm với người học; Kĩ năng giao tiếp, truyền đạt tốt.Các đơn vị tuyển dụng: Khoa Du lịch học (Trường ĐH KHXH&NV); Khoa Du lịch, Khách sạn tại nhiều trường Cao đẳng, Đại học, Trung cấp nghề trên toàn quốc. Quản lí du lịch: Đây là một lĩnh vực rất hấp dẫn. Làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước là một công việc ổn định và mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển. Khi lựa chọn lĩnh vực này bạn có thể làm một trong các đơn vị sau: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; Các Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch; Các Ban quản lí di tích. Các yêu cầu về năng lực, tính cách: Nghiêm túc và kiên nhẫn trong công việc; Có tính kỉ luật; Có lòng yêu nghề.
Trả lời
Khi lựa chọn lĩnh vực này bạn có thể trở thành: Điều hành du lịch: Bao gồm các công việc từ nghiên cứu thị trường, xây dựng các sản phẩm (chương trình du lịch, sự kiện…), tổ chức các hoạt động marketing và bán sản phẩm, liên hệ với các nhà cung cấp để tổ chức thực hiện các chuyến du hành, các hoạt động cho khách. Hướng dẫn viên du lịch: Bao gồm các công việc từ đón tiếp khách, tổ chức thực hiện các dịch vụ đến việc thuyết minh, hướng dẫn cho du khách về các điểm đến có trong chuyến đi. Quản lí doanh nghiệp lữ hành: Bao gồm các công việc từ hoạch định đến điều hành việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh nhằm đảm bảo cho công ti phát triển một cách có hiệu quả. Các yêu cầu về năng lực, tính cách: Có hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực; Có khả năng giao tiếp tốt; Năng động, sáng tạo; Ham hiểu biết; Có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc… Cơ quan, đơn vị tuyển dụng: Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên cả nước.Các doanh nghiệp tổ chức sự kiện, truyền thông. Triển vọng nghề: Hiện tại, cả nước có trên 7.000 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động và con số này vẫn không ngừng tăng. Nghề khách sạn, nhà hàng: Đây là một lĩnh vực sử dụng nhiều nhân lực và cho phép bạn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, có tính kỉ luật cao với thu nhập ổn định và nhiều cơ hội phát triển. Khi lựa chọn lĩnh vực này bạn có thể làm một trong các vị trí sau: Lễ tân: Vừa là bộ mặt, vừa là nơi liên kết tất cả các dịch vụ của khách sạn. Họ có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lí những yêu cầu của khách từ trước khi khách đến cho đến lúc khách rời khỏi khách sạn. Nhân viên phục vụ: Tại các bộ phận trong khách sạn như buồng, bàn, bar, bếp… Các nhân viên luôn làm việc theo một quy trình nhất định để đảm bảo việc phục vụ khách được tốt nhất. Nhân viên quản lí: Ngoài lãnh đạo chung, mỗi bộ phận trong khách sạn đều phải có các nhân viên quản lí. Họ phải luôn đảm bảo cho bộ phận của mình hoạt động một cách hiệu quả và phối hợp tốt với các bộ phận khác trong khách sạn. Các vị trí khác: Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc tại rất nhiều vị trí khác trong khách sạn như marketing, chăm sóc khách hàng, sảnh… Giảng viên du lịch (Giảng dạy kiến thức và nghiệp vụ Du lịch): Yêu cầu:Kiến thức chuyên môn rộng và sâu; Hiểu biết cuộc sống và xã hội đa văn hoá; Yêu thích nghề sư phạm; Tận tâm và có trách nhiệm với người học; Kĩ năng giao tiếp, truyền đạt tốt.Các đơn vị tuyển dụng: Khoa Du lịch học (Trường ĐH KHXH&NV); Khoa Du lịch, Khách sạn tại nhiều trường Cao đẳng, Đại học, Trung cấp nghề trên toàn quốc. Quản lí du lịch: Đây là một lĩnh vực rất hấp dẫn. Làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước là một công việc ổn định và mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển. Khi lựa chọn lĩnh vực này bạn có thể làm một trong các đơn vị sau: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; Các Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch; Các Ban quản lí di tích. Các yêu cầu về năng lực, tính cách: Nghiêm túc và kiên nhẫn trong công việc; Có tính kỉ luật; Có lòng yêu nghề.