Có hay không khoảng trống quyền lực trong cách mạng tháng 8/1945 ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo cách hiểu của Tonnnesson thì “quyền lực” ở đây chỉ được hiểu là quyền lực thống trị (ruling power). Và do đó, “khoảng trống quyền lực” chỉ là sự thiếu vắng của quyền lực thống trị. Ngay cả với cách hiểu này cũng không phù hợp với thực tế lịch sử ở Việt Nam khi đó. Tuy rằng ở thời điểm đó quyền lực thực dân của người Pháp đã bị quân Nhật thủ tiêu thông qua cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 và các lực lượng Đồng Minh được phân công giải giáp quân Nhật còn chưa kịp tiến vào, nhưng ở Việt Nam vẫn còn tồn tại hai bộ phận trong cấu trúc quyền lực thống trị, đó là quân đội Nhật và hệ thống chính quyền của Nội các Trần Trọng Kim. Về quân đội Nhật, tuy việc Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đã làm cho chúng dao động, hoang mang nghiêm trọng, nhưng không vì thế mà đội quân này bị tan rã, suy yếu hay tê liệt hoàn toàn. Ở thời điểm đó, quân đội Nhật có quân số lên đến trên 90.000 người, được trang bị đầy đủ, và cần phải nhớ rằng đây là đội quân chưa từng thua trận nào trong toàn bộ cuộc chiến. Tuy có bị khủng hoảng tinh thần, nhưng trước sau đây vẫn là đội quân có tinh thần kỷ luật cao, và hơn nữa, quân Nhật đã không hề tự mình tước bỏ quyền lực thống trị của chúng. Có những bằng chứng hiển nhiên cho nhận định này: – Sau khi Nhật hoàng đã tuyên bố đầu hàng, trước nguy cơ Nội các Trần Trọng Kim và Hoàng đế Bảo Đại có thể bị quân cách mạng lật đổ, quân Nhật vẫn cho người vào gặp Bảo Đại và Trần Trọng Kim, nói rõ: “Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng Minh đến thay” và nếu Chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật có thể giữ trật tự.” Tuy nhiên, nhận thấy tình hình là không thể cứu vãn nên Bảo Đại và Trần Trọng Kim đã khước từ lời đề nghị của quân Nhật. – Tại Thái Nguyên, ngày 16/8/1945 Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc đã tung lực lượng vũ trang tinh nhuệ nhất tấn công quân Nhật, có cả sự tham gia của “đội Con Nai” của OSS (Office of Strategic Service) do Allison Thomas chỉ huy. Tuy nhiên, sau nhiều ngày tấn công quân Nhật vẫn không bị tiêu diệt hoặc đầu hàng. Chỉ tới khi Hà Nội giành được chính quyền và quân Nhật ở Thái Nguyên nhận được lệnh ngừng bắn, chúng mới chấp nhận thương lượng và bàn giao vị trí cho quân cách mạng. – Tại Hà Nội, trong quá trình Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, quân Nhật dứt khoát không chịu nhượng bộ ở Nhà Ngân hàng Đông Dương. Lực lượng cách mạng cũng không thể giành được ngân hàng này nên phải nhượng bộ, cùng cử người canh gác. Trong khi đó, cuộc đánh chiếm Trại Bảo An Binh đã gặp khó khăn lớn, phải tạm gián đoạn khi quân Nhật cho xe tăng ra, định can thiệp. Chỉ đến khi lãnh đạo Ủy ban Khởi nghĩa thương lượng thành công với quân Nhật thì cuộc đánh chiếm Trại Bảo An binh mới thành công. Nêu một vài sự kiện như trên để thấy rằng đội quân Thiên hoàng gồm trên 90.000 quân chính quy có mặt ở Việt Nam khi đó thực sự là một quyền lực vẫn còn rất mạnh, không hề có một “khoảng trống quyền lực” nào như Stein Tonnnesson giả định cả. Ý thức được rất rõ vấn đề này, nên trong quá trình lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tất cả các nơi, nhất là ở các đô thị trọng trấn, vấn đề được các Ủy ban khởi nghĩa cân nhắc kỹ lưỡng nhất là làm thế nào trung lập hóa được quân Nhật, ngăn chặn được bàn tay can thiệp của chúng để nhân dân vùng lên giành chính quyền. Ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, lãnh đạo Đảng và Việt Minh đã tiến hành thành công cuộc đấu tranh ngoại giao đầy mưu trí, sáng tạo và dũng cảm, cuối cùng đều đã thương lượng thành công, trung lập hóa được quân Nhật. Nhờ đó mà cuộc giành chính quyền đã diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu. Cần phải nhìn nhận cuộc đấu tranh ngoại giao này như một hình thức của cuộc đấu tranh quyền lực và là một bộ phận của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, có đóng góp to lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Đương nhiên, không ai có thể tiến hành đấu tranh ngoại giao chỉ với hai bàn tay trắng. Cuộc đấu tranh này của Đảng và Việt Minh giành thắng lợi chính là vì nó dựa chắc trên sự hậu thuẫn của lực lượng cách mạng to lớn của quần chúng nhân dân đã được Đảng ta dày công xây dựng từ năm 1930, nhất là từ tháng 5 năm 1941. Cần nhớ rằng ở thời điểm nửa sau tháng Tám năm 1945 không chỉ có lực lượng của Việt Minh đang đấu tranh giành chính quyền mà còn có một số lực lượng khác cũng ra sức tranh thủ thời cơ giành chính quyền, trong đó có cả những lực lượng thân Nhật, như Phục Quốc, Cao Đài, Đại Việt Quốc gia liên minh vv… Tất cả những lực lượng này cũng tìm cách thương lượng để được quân Nhật trao chính quyền và vũ khí. Vậy, tại sao quân Nhật chỉ chấp nhận thương lượng với Việt Minh mà không phải là với các lực lượng khác? Tình báo Kempeitai của Nhật không phải “gà mờ”. Chúng biết rõ khi đó chỉ có Việt Minh là có thực lực hơn cả. Đây chính là lý do căn bản nhất giúp cho cuộc đấu tranh ngoại giao với quân Nhật của Việt Mình giành thắng lợi. Chủ thể quyền lực thứ hai đang tồn tại ở Việt Nam sau khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng chính là hệ thống chính quyền do Nội các Trần Trọng Kim lãnh đạo. Ai cũng biết rằng hệ thống chính quyền này không mạnh, rệu rã và bị rơi vào khủng hoảng sâu sắc sau khi Nhật đầu hàng. Tuy vậy, với tính chất là một bộ phận hợp thành của cấu trúc quyền lực thống trị khi đó, hệ thống chính quyền này không tự rời bỏ vị trí quyền lực của mình. Ở Hà Nội, ngày 17 tháng 8, Tổng hội Công chức vẫn còn tổ chức một cuộc mít tinh để ủng hộ Nội các Trần Trọng Kim. Nhờ mưu trí, sáng tạo và quyết đoán, Ủy ban Quân sự Cách mạng đã huy động quần chúng đến tham dự và cướp diễn đàn cuộc mít tinh này, sau đó biến cuộc mít tinh thành cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ Việt Minh. Vậy mà đến hôm sau, với tư cách đại diện Nội các Trần Trọng Kim, bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn vẫn đến nhà số 101 phố Gambetta (Trần Hưng Đạo) gặp đại diện Ủy ban Khởi nghĩa đề nghị hoãn cuộc khởi nghĩa lại, và: “Việt Minh các ông cứ nắm tất cả các vùng nông thôn, nhưng nên để Chính phủ tiếp tục quản lý các thành phố lớn, cốt để có danh nghĩa mà nói chuyện với Đồng Minh…” Cũng thời gian đó, đến tận ngày 21 tháng 8, khi mà làn sóng khởi nghĩa giành chính quyền do Việt Minh lãnh đạo đang trào dâng sục sôi trên khắp cả nước thì ở Sài Gòn, Mặt trận quốc gia thống nhứt – một tập hợp các tổ chức và giáo phái thân Nhật ở Nam Kỳ, vẫn tổ chức một cuộc mít tinh lớn với khoảng nửa triệu người tham gia, trên danh nghĩa là để chào mừng Nam Kỳ trở về với Việt Nam, thực chất là để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và đón Khâm sai Nguyễn Văn Sâm. Qua đó, có thể thấy hệ thống chính quyền bù nhìn thân Nhật tuy rệu rã nhưng không phải là tê liệt hoàn toàn. Trong quá trình tổng khởi nghĩa, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến lực lượng cách mạng phải trả giá đắt. Sự phản bội và chống đối ngoan cố của Quản Dưỡng ở Hà Đông khiến cho 47 người thiệt mạng là ví dụ rõ nhất. Rõ ràng là cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vào mùa Thu năm 1945 đã diễn ra trong điều kiện khách quan thuận lợi, nhanh gọn, ít đổ máu, nhưng chắc chắn không phải là diễn ra trong một “khoảng trống quyền lực” nào đó. Các chủ thể quyền lực thống trị, bao gồm quân đội Nhật, hệ thống chính quyền do Nội các Trần Trọng Kim đứng đầu được sự hậu thuẫn của một số đảng phái thân Nhật, không những vẫn đang nắm giữ quyền chính trong tay mà vẫn còn có thể vung ra những đòn trấn áp khốc liệt hoặc ngăn cản việc cách mạng giành chính quyền. Với lực lượng quần chúng áp đảo, với bản lĩnh và trí tuệ vô song, Đảng và mặt trận Việt Minh đã chớp thời cơ, lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công trên phạm vi toàn quốc. Nhân đây, cũng cần phải xem xét lại thuật ngữ “khoảng trống quyền lực” của Stein Tonnesson từ một góc độ khác. Quyền lực chính trị – xã hội, theo cách định nghĩa của Max Weber là “cơ hội mà ở đó người ta có thể áp đặt được ý chí của mình, bất chấp cả sự chống đối”. Do đó, quyền lực chính trị không phải lúc nào cũng chỉ nằm trong tay các chủ thể đang ở vị trí thống trị (rulers) mà còn có thể nằm trong tay các thế lực đối lập (oppositions) hoặc đang bị chuyển dịch sang tay các thế lực đối lập đó. Trên thực tế, ở Việt Nam từ tháng 9 năm 1940 đến tháng 9 năm 1945 đã diễn ra những sự phân chia và dịch chuyển quyền lực chính trị quan trọng. Trước tháng 9 năm 1940, quyền lực chính trị nằm trọn trong tay thực dân Pháp. Từ khi quân Nhật tiến vào Đông Dương và Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải chia sẻ / chuyển giao một phần quyền lực chính trị sang tay người Nhật. Thậm chí người Nhật mới là kẻ nắm giữa quyền lực tối cao ở Đông Dương. Ngày 9/3/1945, quân Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao, chủ chốt nhất. Ở Việt Nam, do nhu cầu thống trị, chúng buộc phải chia sẻ một phần quyền lực cho chính phủ Trần Trọng Kim. Nhưng cũng chính vào thời gian này, những chủ thể quyền lực mới đã xuất hiện và bắt đầu giành lấy một phần quyền lực chính trị ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Đó chính là các tổ chức, các phong trào yêu nước và cách mạng của người Việt Nam. Trong đó, Mặt trận Việt Minh do Đảng CSĐD lãnh đạo là chủ thể quyền lực mới đáng kể nhất, được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, với hệ thống tổ chức có quy mô và phạm vi toàn quốc ở cả nông thôn và thành thị. Quan trọng hơn, sau ngày 9/3 chủ thể quyền lực này thông qua các cuộc khởi nghĩa từng phần đã chiếm được quyền lực chính trị ở nhiều nơi. Đầu tháng 6 năm 1945, Khu Giải phóng chính thức được thành lập với “thủ đô” ở Tân Trào. Lực lượng của Việt Minh tiếp tục phát triển vô cùng nhanh chóng, đến ngày Nhật hoàng đầu hàng thì đã thực sự trở thành một trong những chủ thể quyền lực mạnh nhất ở Việt Nam. Hiện thực chính trị này đã được chính hai chủ thể quyền lực đang giữ vị trí thống trị khi đó là quân Nhật và Chính phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim nhận thức rõ. Vì vậy mà hai chủ thể này đã buộc phải chấp nhận nhượng bộ và chuyển giao quyền lực cho chủ thể mới là Mặt trận Việt Minh. Việc chuyển giao quyền lực này đã được thực hiện thông qua những hành vi mang tính biểu tượng, nhưng rất rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng, đó là sự chấp thuận giữ thái độ trung lập, không can thiệp của tướng Tsuchihashi tại Hà Nội ngày 19/8/1945. Sau đó, việc này được xác nhận bởi bức điện văn của Đại sứ Nhật gửi về Tokyo: “Chiều ngày 19, Đại sứ đã ‘được mời’ đến dự cuộc gặp với các lãnh đạo Etsumei (Việt Minh) và đã tham gia bàn bạc với những người đó, được coi như là các nhà chức trách chính thức.” Ở Sài Gòn, hành động chuyển giao quyền lực có ý nghĩa biểu tượng quan trọng là lời cam kết ngày 22 tháng 8 của Thống chế Terauchi với Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch – hai đại diện cao cấp của Việt Minh – về việc quân Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền. Ông ta còn trao kiếm cá nhân và khẩu súng tùy thân cho đại diện của Việt Minh để làm tin. Ở Huế, biểu tượng của sự chấp thuận chuyển giao quyền lực cho Việt Minh chính là bản Chiếu thoái vị của Bảo Đại (ngày 25/8/1945) và nghi lễ bàn giao ấn và kiếm của Hoàng đế cho đại diện Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức tại Ngọ Môn (Huế) ngày 30/8/1945. Lễ Độc lập với lời Tuyên ngôn đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945 đã đánh dấu việc hoàn tất quá trình chuyển dịch quyền lực chính trị giữa các chủ thể chính trị tại Việt Nam thông qua cuộc Cách mạng tháng Tám: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.” Một phân tích tiếp cận quá trình lịch sử Việt Nam từ tháng 9 năm 1940 đến tháng 9 năm 1945 từ góc độ của khoa học chính trị như trên giúp chúng ta thấy rõ hơn, rằng thực tế đã không hề tồn tại cái gọi là “khoảng trống quyền lực” ở Việt Nam vào thời gian đã diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc đảo chính quân sự của Nhật (9/3/1945) và đặc biệt là điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi để nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa “đem sức ta mà giải phóng cho ta” từ sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Tuyệt nhiên không thể coi điều kiện khách quan thuận lợi này là yếu tố quyết định nhất đã dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám. Thứ nhất, thời cơ cho việc giành chính quyền bao giờ cũng là kết quả của sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan. Chỉ riêng các yếu tố bên ngoài, yếu tố khách quan không thể tạo thành thời cơ cho việc giành chính quyền. Hơn nữa, dù thời cơ có thuận lợi đến đâu mà phía lực lượng cách mạng không đủ sức chớp lấy thời cơ thì thời cơ đó sẽ trôi đi và trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Vì thế, phải khẳng định rằng không phải là yếu tố bên ngoài, mà chính là các yếu tố bên trong, đã đóng vai trò quyết định nhất đến sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Thứ hai, xét trong bối cảnh Việt Nam thì từ sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp cho tới giữa tháng Tám năm 1945, không phải chỉ có Đảng CSĐD và mặt trận Việt Minh đang tích cực chuẩn bị cho “cuộc chạy đua” giành quyền lực, mà còn có Việt Nam Quốc dân Đảng, hàng chục các đảng phái khác và các giáo phái lớn như Cao Đài, Hoà Hảo. Và như vậy thì “khoảng trống quyền lực” không chỉ mở ra thời cơ thuận lợi cho riêng Việt Minh, mà là cho tất cả các đảng phái và các lực lượng trên. Nhưng thực tế cho thấy, trừ một số nơi ở Bắc Kỳ Việt Nam Quốc dân đảng và một số tổ chức núp bóng quân Tưởng giành được chính quyền ở một vài tỉnh và địa phương, còn tất cả các lực lượng, đảng phái khác đã không chớp được thời cơ. Chỉ có Việt Minh là giành được chính quyền trên phạm vi toàn quốc. Điều đó cho thấy chỉ có Việt Minh và các lực lượng do Đảng CSĐD lãnh đạo là đã chuẩn bị tốt nhất cho việc giành chính quyền, và do đó đã chớp được thời cơ, giành thắng lợi.
Trả lời
Theo cách hiểu của Tonnnesson thì “quyền lực” ở đây chỉ được hiểu là quyền lực thống trị (ruling power). Và do đó, “khoảng trống quyền lực” chỉ là sự thiếu vắng của quyền lực thống trị. Ngay cả với cách hiểu này cũng không phù hợp với thực tế lịch sử ở Việt Nam khi đó. Tuy rằng ở thời điểm đó quyền lực thực dân của người Pháp đã bị quân Nhật thủ tiêu thông qua cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 và các lực lượng Đồng Minh được phân công giải giáp quân Nhật còn chưa kịp tiến vào, nhưng ở Việt Nam vẫn còn tồn tại hai bộ phận trong cấu trúc quyền lực thống trị, đó là quân đội Nhật và hệ thống chính quyền của Nội các Trần Trọng Kim. Về quân đội Nhật, tuy việc Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đã làm cho chúng dao động, hoang mang nghiêm trọng, nhưng không vì thế mà đội quân này bị tan rã, suy yếu hay tê liệt hoàn toàn. Ở thời điểm đó, quân đội Nhật có quân số lên đến trên 90.000 người, được trang bị đầy đủ, và cần phải nhớ rằng đây là đội quân chưa từng thua trận nào trong toàn bộ cuộc chiến. Tuy có bị khủng hoảng tinh thần, nhưng trước sau đây vẫn là đội quân có tinh thần kỷ luật cao, và hơn nữa, quân Nhật đã không hề tự mình tước bỏ quyền lực thống trị của chúng. Có những bằng chứng hiển nhiên cho nhận định này: – Sau khi Nhật hoàng đã tuyên bố đầu hàng, trước nguy cơ Nội các Trần Trọng Kim và Hoàng đế Bảo Đại có thể bị quân cách mạng lật đổ, quân Nhật vẫn cho người vào gặp Bảo Đại và Trần Trọng Kim, nói rõ: “Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng Minh đến thay” và nếu Chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật có thể giữ trật tự.” Tuy nhiên, nhận thấy tình hình là không thể cứu vãn nên Bảo Đại và Trần Trọng Kim đã khước từ lời đề nghị của quân Nhật. – Tại Thái Nguyên, ngày 16/8/1945 Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc đã tung lực lượng vũ trang tinh nhuệ nhất tấn công quân Nhật, có cả sự tham gia của “đội Con Nai” của OSS (Office of Strategic Service) do Allison Thomas chỉ huy. Tuy nhiên, sau nhiều ngày tấn công quân Nhật vẫn không bị tiêu diệt hoặc đầu hàng. Chỉ tới khi Hà Nội giành được chính quyền và quân Nhật ở Thái Nguyên nhận được lệnh ngừng bắn, chúng mới chấp nhận thương lượng và bàn giao vị trí cho quân cách mạng. – Tại Hà Nội, trong quá trình Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, quân Nhật dứt khoát không chịu nhượng bộ ở Nhà Ngân hàng Đông Dương. Lực lượng cách mạng cũng không thể giành được ngân hàng này nên phải nhượng bộ, cùng cử người canh gác. Trong khi đó, cuộc đánh chiếm Trại Bảo An Binh đã gặp khó khăn lớn, phải tạm gián đoạn khi quân Nhật cho xe tăng ra, định can thiệp. Chỉ đến khi lãnh đạo Ủy ban Khởi nghĩa thương lượng thành công với quân Nhật thì cuộc đánh chiếm Trại Bảo An binh mới thành công. Nêu một vài sự kiện như trên để thấy rằng đội quân Thiên hoàng gồm trên 90.000 quân chính quy có mặt ở Việt Nam khi đó thực sự là một quyền lực vẫn còn rất mạnh, không hề có một “khoảng trống quyền lực” nào như Stein Tonnnesson giả định cả. Ý thức được rất rõ vấn đề này, nên trong quá trình lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tất cả các nơi, nhất là ở các đô thị trọng trấn, vấn đề được các Ủy ban khởi nghĩa cân nhắc kỹ lưỡng nhất là làm thế nào trung lập hóa được quân Nhật, ngăn chặn được bàn tay can thiệp của chúng để nhân dân vùng lên giành chính quyền. Ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, lãnh đạo Đảng và Việt Minh đã tiến hành thành công cuộc đấu tranh ngoại giao đầy mưu trí, sáng tạo và dũng cảm, cuối cùng đều đã thương lượng thành công, trung lập hóa được quân Nhật. Nhờ đó mà cuộc giành chính quyền đã diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu. Cần phải nhìn nhận cuộc đấu tranh ngoại giao này như một hình thức của cuộc đấu tranh quyền lực và là một bộ phận của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, có đóng góp to lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Đương nhiên, không ai có thể tiến hành đấu tranh ngoại giao chỉ với hai bàn tay trắng. Cuộc đấu tranh này của Đảng và Việt Minh giành thắng lợi chính là vì nó dựa chắc trên sự hậu thuẫn của lực lượng cách mạng to lớn của quần chúng nhân dân đã được Đảng ta dày công xây dựng từ năm 1930, nhất là từ tháng 5 năm 1941. Cần nhớ rằng ở thời điểm nửa sau tháng Tám năm 1945 không chỉ có lực lượng của Việt Minh đang đấu tranh giành chính quyền mà còn có một số lực lượng khác cũng ra sức tranh thủ thời cơ giành chính quyền, trong đó có cả những lực lượng thân Nhật, như Phục Quốc, Cao Đài, Đại Việt Quốc gia liên minh vv… Tất cả những lực lượng này cũng tìm cách thương lượng để được quân Nhật trao chính quyền và vũ khí. Vậy, tại sao quân Nhật chỉ chấp nhận thương lượng với Việt Minh mà không phải là với các lực lượng khác? Tình báo Kempeitai của Nhật không phải “gà mờ”. Chúng biết rõ khi đó chỉ có Việt Minh là có thực lực hơn cả. Đây chính là lý do căn bản nhất giúp cho cuộc đấu tranh ngoại giao với quân Nhật của Việt Mình giành thắng lợi. Chủ thể quyền lực thứ hai đang tồn tại ở Việt Nam sau khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng chính là hệ thống chính quyền do Nội các Trần Trọng Kim lãnh đạo. Ai cũng biết rằng hệ thống chính quyền này không mạnh, rệu rã và bị rơi vào khủng hoảng sâu sắc sau khi Nhật đầu hàng. Tuy vậy, với tính chất là một bộ phận hợp thành của cấu trúc quyền lực thống trị khi đó, hệ thống chính quyền này không tự rời bỏ vị trí quyền lực của mình. Ở Hà Nội, ngày 17 tháng 8, Tổng hội Công chức vẫn còn tổ chức một cuộc mít tinh để ủng hộ Nội các Trần Trọng Kim. Nhờ mưu trí, sáng tạo và quyết đoán, Ủy ban Quân sự Cách mạng đã huy động quần chúng đến tham dự và cướp diễn đàn cuộc mít tinh này, sau đó biến cuộc mít tinh thành cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ Việt Minh. Vậy mà đến hôm sau, với tư cách đại diện Nội các Trần Trọng Kim, bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn vẫn đến nhà số 101 phố Gambetta (Trần Hưng Đạo) gặp đại diện Ủy ban Khởi nghĩa đề nghị hoãn cuộc khởi nghĩa lại, và: “Việt Minh các ông cứ nắm tất cả các vùng nông thôn, nhưng nên để Chính phủ tiếp tục quản lý các thành phố lớn, cốt để có danh nghĩa mà nói chuyện với Đồng Minh…” Cũng thời gian đó, đến tận ngày 21 tháng 8, khi mà làn sóng khởi nghĩa giành chính quyền do Việt Minh lãnh đạo đang trào dâng sục sôi trên khắp cả nước thì ở Sài Gòn, Mặt trận quốc gia thống nhứt – một tập hợp các tổ chức và giáo phái thân Nhật ở Nam Kỳ, vẫn tổ chức một cuộc mít tinh lớn với khoảng nửa triệu người tham gia, trên danh nghĩa là để chào mừng Nam Kỳ trở về với Việt Nam, thực chất là để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và đón Khâm sai Nguyễn Văn Sâm. Qua đó, có thể thấy hệ thống chính quyền bù nhìn thân Nhật tuy rệu rã nhưng không phải là tê liệt hoàn toàn. Trong quá trình tổng khởi nghĩa, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến lực lượng cách mạng phải trả giá đắt. Sự phản bội và chống đối ngoan cố của Quản Dưỡng ở Hà Đông khiến cho 47 người thiệt mạng là ví dụ rõ nhất. Rõ ràng là cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vào mùa Thu năm 1945 đã diễn ra trong điều kiện khách quan thuận lợi, nhanh gọn, ít đổ máu, nhưng chắc chắn không phải là diễn ra trong một “khoảng trống quyền lực” nào đó. Các chủ thể quyền lực thống trị, bao gồm quân đội Nhật, hệ thống chính quyền do Nội các Trần Trọng Kim đứng đầu được sự hậu thuẫn của một số đảng phái thân Nhật, không những vẫn đang nắm giữ quyền chính trong tay mà vẫn còn có thể vung ra những đòn trấn áp khốc liệt hoặc ngăn cản việc cách mạng giành chính quyền. Với lực lượng quần chúng áp đảo, với bản lĩnh và trí tuệ vô song, Đảng và mặt trận Việt Minh đã chớp thời cơ, lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công trên phạm vi toàn quốc. Nhân đây, cũng cần phải xem xét lại thuật ngữ “khoảng trống quyền lực” của Stein Tonnesson từ một góc độ khác. Quyền lực chính trị – xã hội, theo cách định nghĩa của Max Weber là “cơ hội mà ở đó người ta có thể áp đặt được ý chí của mình, bất chấp cả sự chống đối”. Do đó, quyền lực chính trị không phải lúc nào cũng chỉ nằm trong tay các chủ thể đang ở vị trí thống trị (rulers) mà còn có thể nằm trong tay các thế lực đối lập (oppositions) hoặc đang bị chuyển dịch sang tay các thế lực đối lập đó. Trên thực tế, ở Việt Nam từ tháng 9 năm 1940 đến tháng 9 năm 1945 đã diễn ra những sự phân chia và dịch chuyển quyền lực chính trị quan trọng. Trước tháng 9 năm 1940, quyền lực chính trị nằm trọn trong tay thực dân Pháp. Từ khi quân Nhật tiến vào Đông Dương và Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải chia sẻ / chuyển giao một phần quyền lực chính trị sang tay người Nhật. Thậm chí người Nhật mới là kẻ nắm giữa quyền lực tối cao ở Đông Dương. Ngày 9/3/1945, quân Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao, chủ chốt nhất. Ở Việt Nam, do nhu cầu thống trị, chúng buộc phải chia sẻ một phần quyền lực cho chính phủ Trần Trọng Kim. Nhưng cũng chính vào thời gian này, những chủ thể quyền lực mới đã xuất hiện và bắt đầu giành lấy một phần quyền lực chính trị ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Đó chính là các tổ chức, các phong trào yêu nước và cách mạng của người Việt Nam. Trong đó, Mặt trận Việt Minh do Đảng CSĐD lãnh đạo là chủ thể quyền lực mới đáng kể nhất, được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, với hệ thống tổ chức có quy mô và phạm vi toàn quốc ở cả nông thôn và thành thị. Quan trọng hơn, sau ngày 9/3 chủ thể quyền lực này thông qua các cuộc khởi nghĩa từng phần đã chiếm được quyền lực chính trị ở nhiều nơi. Đầu tháng 6 năm 1945, Khu Giải phóng chính thức được thành lập với “thủ đô” ở Tân Trào. Lực lượng của Việt Minh tiếp tục phát triển vô cùng nhanh chóng, đến ngày Nhật hoàng đầu hàng thì đã thực sự trở thành một trong những chủ thể quyền lực mạnh nhất ở Việt Nam. Hiện thực chính trị này đã được chính hai chủ thể quyền lực đang giữ vị trí thống trị khi đó là quân Nhật và Chính phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim nhận thức rõ. Vì vậy mà hai chủ thể này đã buộc phải chấp nhận nhượng bộ và chuyển giao quyền lực cho chủ thể mới là Mặt trận Việt Minh. Việc chuyển giao quyền lực này đã được thực hiện thông qua những hành vi mang tính biểu tượng, nhưng rất rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng, đó là sự chấp thuận giữ thái độ trung lập, không can thiệp của tướng Tsuchihashi tại Hà Nội ngày 19/8/1945. Sau đó, việc này được xác nhận bởi bức điện văn của Đại sứ Nhật gửi về Tokyo: “Chiều ngày 19, Đại sứ đã ‘được mời’ đến dự cuộc gặp với các lãnh đạo Etsumei (Việt Minh) và đã tham gia bàn bạc với những người đó, được coi như là các nhà chức trách chính thức.” Ở Sài Gòn, hành động chuyển giao quyền lực có ý nghĩa biểu tượng quan trọng là lời cam kết ngày 22 tháng 8 của Thống chế Terauchi với Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch – hai đại diện cao cấp của Việt Minh – về việc quân Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền. Ông ta còn trao kiếm cá nhân và khẩu súng tùy thân cho đại diện của Việt Minh để làm tin. Ở Huế, biểu tượng của sự chấp thuận chuyển giao quyền lực cho Việt Minh chính là bản Chiếu thoái vị của Bảo Đại (ngày 25/8/1945) và nghi lễ bàn giao ấn và kiếm của Hoàng đế cho đại diện Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức tại Ngọ Môn (Huế) ngày 30/8/1945. Lễ Độc lập với lời Tuyên ngôn đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945 đã đánh dấu việc hoàn tất quá trình chuyển dịch quyền lực chính trị giữa các chủ thể chính trị tại Việt Nam thông qua cuộc Cách mạng tháng Tám: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.” Một phân tích tiếp cận quá trình lịch sử Việt Nam từ tháng 9 năm 1940 đến tháng 9 năm 1945 từ góc độ của khoa học chính trị như trên giúp chúng ta thấy rõ hơn, rằng thực tế đã không hề tồn tại cái gọi là “khoảng trống quyền lực” ở Việt Nam vào thời gian đã diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc đảo chính quân sự của Nhật (9/3/1945) và đặc biệt là điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi để nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa “đem sức ta mà giải phóng cho ta” từ sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Tuyệt nhiên không thể coi điều kiện khách quan thuận lợi này là yếu tố quyết định nhất đã dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám. Thứ nhất, thời cơ cho việc giành chính quyền bao giờ cũng là kết quả của sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan. Chỉ riêng các yếu tố bên ngoài, yếu tố khách quan không thể tạo thành thời cơ cho việc giành chính quyền. Hơn nữa, dù thời cơ có thuận lợi đến đâu mà phía lực lượng cách mạng không đủ sức chớp lấy thời cơ thì thời cơ đó sẽ trôi đi và trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Vì thế, phải khẳng định rằng không phải là yếu tố bên ngoài, mà chính là các yếu tố bên trong, đã đóng vai trò quyết định nhất đến sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Thứ hai, xét trong bối cảnh Việt Nam thì từ sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp cho tới giữa tháng Tám năm 1945, không phải chỉ có Đảng CSĐD và mặt trận Việt Minh đang tích cực chuẩn bị cho “cuộc chạy đua” giành quyền lực, mà còn có Việt Nam Quốc dân Đảng, hàng chục các đảng phái khác và các giáo phái lớn như Cao Đài, Hoà Hảo. Và như vậy thì “khoảng trống quyền lực” không chỉ mở ra thời cơ thuận lợi cho riêng Việt Minh, mà là cho tất cả các đảng phái và các lực lượng trên. Nhưng thực tế cho thấy, trừ một số nơi ở Bắc Kỳ Việt Nam Quốc dân đảng và một số tổ chức núp bóng quân Tưởng giành được chính quyền ở một vài tỉnh và địa phương, còn tất cả các lực lượng, đảng phái khác đã không chớp được thời cơ. Chỉ có Việt Minh là giành được chính quyền trên phạm vi toàn quốc. Điều đó cho thấy chỉ có Việt Minh và các lực lượng do Đảng CSĐD lãnh đạo là đã chuẩn bị tốt nhất cho việc giành chính quyền, và do đó đã chớp được thời cơ, giành thắng lợi.