Có gì đặc biệt trong phong tục tập quán của người Thái Lan?
kiến thức chung
Văn hóa Thái Lan: chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo – tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
Hôn nhân: Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá.
Văn hóa dân gian: Xưa kia, người Thái quan niệm chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về “mường trời”. Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái
Nhà cửa: Nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Còn những người Thái khác thì nhà cửa có hoa văn trang trí kiểu cung đình hoặc giống phương Tây.
Văn hóa Thái Lan trong giao tiếp: Người dân Thái thật thà mến khách, nhưng cũng có một vài phong tục, tập quán của họ mà bạn nên lưu ý để tạo sự thân thiện đối với người dân nơi đây:
1. Chào người Thái theo kiểu 2 tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống.
2. Khi bước vào nhà phải bỏ giày dép ra, tránh dẫm lên ngưỡng cửa vì người Thái quan niệm thần linh cư ngụ ngay ngưỡng cửa.
3. Người Thái kiêng đụng chạm vào đầu người khác, bạn không nên xoa đầu trẻ em, hay là vỗ vai người khác.
4. Không tỳ cánh tay lên lưng ghế đang ngồi, vỗ vai, lưng hay chỉ tay vào người khác. Người Thái cho rằng đó là những cử chỉ xúc phạm.
5. Không nên bức xúc hay tức giận khi giao tiếp với người dân nơi đây.
Nền văn hóa Thái Lan với đặc trưng là một quốc gia nông nghiệp và phật giáo, chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa lân cận, có một bản sắc riêng vô cùng độc đáo.
Lễ hội Thái Lan: Đất nước Thái Lan tươi đẹp cũng như những quốc gia khác tại khu vực, có những ngày lễ, tết riêng trong năm, với những phong tục tập quán vô cùng đa dạng và phong phú góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa Thái Lan. VD như:
Lễ hội Songkran: Lễ hội Songkran hay còn gọi là lễ hội té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15/4 hằng năm là lễ hội nổi tiếng nhất, được chờ đợi nhất trong năm của người dân Thái Lan. Theo phong tục của người dân Thái Lan thì lễ hội này cũng là dịp chào đón năm mới, và trong thời gian diễn ra lễ hội đặc sắc này, người nào được té càng nhiều nước thì càng may mắn. Có tham gia lễ hội này, ta mới hiểu hết được sự náo nhiệt, thân thiện, cũng như tình cảm của người dân nơi đây, và hiểu tại sao đây là một trong những lễ hội thu hút đông du khách nhất trên thế giới.
Lễ hội Loy Krathong: Nếu có dịp đến Thái Lan vào giữa tháng 11-12 âm lịch (khoảng đầu năm dương lịch) du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng một cuộc trình diễn vô cùng ngoạn mục, độc đáo của ánh sáng và sắc màu: lễ hội Loy Krathong. Được tổ chức hoành tráng với nhiều hoạt động phong phú như diễu hành, tổ chức văn nghệ, âm nhạc, các trò chơi dân gian hay bắn pháo hoa, đặc biệt là chứng kiến những “dòng sông” đèn lồng nhẹ nhàng trôi, hay là cả bầu trời đèn lồng lấp lánh thật là một kỉ niệm không thể nào quên đối với du khách.
Lễ hội Khao Phansa.
Với hơn 90% dân số theo đạo Phật, Phật giáo chiếm một vai trò rất quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng của người dân Thái Lan, và lễ hội Khao Phansa là một lễ hội phật giáo lớn nhằm ăn mừng 3 tháng tịnh tu của các tăng sĩ ở Thái. Lễ hội này bắt đầu vào tháng 7, xem như là lễ mở đầu cho mùa An cư của Phật tử. Vào ngày lễ này, những tăng nhân sẽ không rời khỏi chùa, còn những người dân sẽ cúng dường, bái lễ, cầu nguyện.
Lễ hội Hoàng Gia.
Đất nước Thái Lan vẫn còn tồn tại vua và nền quân chủ lập hiến, vua trong lòng người dân Thái Lan có một vị trí hết sức quan trọng và lễ hội Hoàng Gia là một trong những lễ hội độc đáo tại Thái Lan. Lễ hội Hoàng Gia có nhiều ngày lễ quan trọng điển hình là sinh nhật vua và hoàng hậu. Trong những ngày này, các địa điểm công cộng được trang hoàng rực rỡ, bắn pháo hoa. Người ta tiến hành rất nhiều nghi lễ trang trọng trong ngày lễ này.
Chùa Thái Lan và văn hóa Phật Giáo.
Được du nhập vào Thái Lan khoảng năm 241 TCN, tồn tại cùng lịch sử lập quốc của Thái Lan, đến nay phật giáo có thể coi là quốc giáo của Thái Lan với 93,4% nhân dân theo đạo. Vai trò phật giáo trong nền văn hóa, tín ngưỡng của người dân Thái Lan là vô cùng quan trọng, ngay cả trong hiến pháp vai trò của phật giáo cũng được biểu dương. Chính phủ và người dân Thái Lan vô cùng tôn trọng và tạo điều kiện cho phật giáo phát triển với những viện phật học, tăng đoàn phật giáo hay là các trường đại học phật giáo….Không những thế Thái Lan còn là một trong những quốc gia phật giáo còn lưu giữ được rất nhiều các công trình phật giáo nổi tiếng, các chùa chiền, tượng, kinh kệ…..
Múa Thái Lan:
Ai đã từng đến Thái Lan mà chưa thưởng thức qua những điệu múa cổ truyền của dân tộc này thì thật là một thiếu sót lớn trong việc khám phá nét đẹp của văn hóa Thái Lan. Những vũ công xinh đẹp, những điệu múa dịu dàng, đằm thắm và hết sức hấp dẫn…, có rất nhiều thứ để nói về vẻ đẹp của nghệ thuật múa Thái Lan.
Múa cổ điển Thái Lan có đến 3 loại và thường được trình diễn, biểu diễn trong những dịp lễ hội khác nhau. Trang phục và cách trang sức là một yếu tố không thể thiếu để làm nên vẻ đẹp của những điệu múa. Những bước chân điêu luyện, hòa cùng điệu nhạc, những vũ công như tiên nữ trong các trang phục lấp lánh, độc đáo, tất cả làm nên một điệu múa Thái hoàn mĩ. Không chỉ có giá trị nghệ thuật cao, múa Thái còn tượng trưng cho tấm lòng thật thà, đôn hậu, mến khách của người dân nơi đây.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Đinh Minh Tú