Có điều gì là phổ thông đối với người trong ngành của bạn, nhưng hầu hết mọi người không để ý hoặc không biết?

  1. Phong cách sống

Những điều mà do kinh nghiệm học tập và làm việc nên bạn biết, không phải là kiến thức chuyên môn, và đa số mọi người không quan tâm, không biết, hoặc hiểu sai.

Chẳng hạn mình có thời gian dài học và làm việc ở ĐHQGHN (cho đến đầu 2017), và biết mấy điều sau:

  • ĐHQGHN là cơ quan ngang với Bộ. Bộ GD-ĐT không có quyền can thiệp vào các quyết định quan trọng của ĐHQG, chẳng hạn bổ nhiệm giám đốc. Người có quyền đó là Thủ tướng.
  • Mỗi khối chuyên dành cho học sinh THPT của ĐHQG trước khi sáp nhập có tư cách ngang với một trường THPT. Hiệu trưởng hoặc lãnh đạo mỗi đơn vị thành viên của ĐHQG có tư cách ngang với hiệu trưởng một trường đại học không phải ĐHQG.
  • Chương trình học, bao gồm tiến độ chương trình, thời gian học, lịch thi, v.v. của học sinh các khối phổ thông chuyên của ĐHQG không cần phải theo chỉ đạo của Bộ GD. Chỉ có lịch thi tốt nghiệp phải làm giống với các trường khác.
  • Lương trung bình của một sinh viên ngành công nghệ của ĐHQG khi mới ra trường thường cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi sinh viên các ngành nhân văn, và bằng một nửa lương của một giáo sư trước khi về hưu. Lương của một sinh viên giỏi (không kể các trường hợp đặc biệt xuất sắc) có thể gấp đôi một sinh viên bình thường (nhóm ngành công nghệ).
  • Phiếu đánh giá giảng viên của ĐHQG thật sự được đọc. Giảng viên có thể gặp rắc rối nếu có quá nhiều đánh giá không tốt.
  • Nguồn thu nhập chính của giảng viên các ngành công nghệ thường đến từ đề tài (có tài trợ). Nguồn thu nhập phổ biến thứ hai là từ công nghiệp (công ty được hợp tác hoặc công ty của chính giảng viên). Lương cứng của các giảng viên trẻ nói chung thấp hơn lương của sinh viên mới ra trường có cùng học vị (chỉ nói về ngành công nghệ). Đa số giảng viên giàu so với mặt bằng chung (không kể các trường hợp ra trường chưa lâu và đang apply du học).
  • Để có bài đăng trên tạp chí hoặc hội nghị quốc tế các nhà nghiên cứu phải trả tiền, với tạp chí uy tín thì thường là rất nhiều tiền. Tạp chí vừa sống bằng tiền của người gửi bài vừa sống bằng tiền mua tạp chí của các trường/viện. Đây là điều mà tạp chí khoa học ngược với tạp chí bình thường.
  • Để được xuất bản, nghiên cứu của các nhà khoa học phải qua bình duyệt. Những người bình duyệt cũng là các nhà khoa học (thực ra phần đông là nghiên cứu sinh vì các giáo sư rất bận). Người bình duyệt làm không công cho tạp chí, nhưng khi gửi bài cho tạp chí họ vẫn phải nộp tiền và sẽ có những người khác bình duyệt bài của họ (cũng không công).
  • Tự nói lại lời của chính mình mà không đề cập rõ ràng về việc trích dẫn cũng là đạo văn. Viết lại lời của người khác nhiều hơn một số từ liên tiếp (5 từ với NUS, VNU không có chuẩn riêng) mà không có ngoặc kép là đạo văn. Khi dùng phần mềm kiểm tra đạo văn nếu mức độ tương tự với các văn bản khác là dưới 30% thì thường vẫn chấp nhận được. Nhiều sinh viên cho đến năm thứ hai vẫn chưa hiểu thế nào là đạo văn.
  • ...

Còn nhiều thứ tương tự, hoàn toàn không phải là thứ gì khó hiểu, chỉ là người không làm thì không quan tâm. Đó là trong trường hợp của mình. Những kinh nghiệm hoặc hiểu biết tương tự của các bạn là gì?

Từ khóa: 

phong cách sống

Mình làm trong lĩnh vực pháp lý. Có một số chuyện mọi người hay nhầm.

Mọi vấn đề đều được quy định trong luật. Không hoàn toàn. Khi tư vấn vụ việc gì đó, luật sư sẽ vận dụng luật, khái niệm pháp lý, mối quan hệ nhân quả giữa khái niệm pháp lý, kinh nghiệm,...


Trong ngành có một câu: nếu chỉ đọc luật thì ai cũng có thể làm luật sư.


Học luật là làm luật sư. Thực ra chỉ tầm 10% cử nhân luật làm luật sư.


Còn nữa, luật sư bảo vệ cho kẻ giết người là tội ác. Trách nhiệm của Luật sư là bảo vệ có “Quyền” của kẻ giết người, bảo vệ pháp luật.

Trả lời

Mình làm trong lĩnh vực pháp lý. Có một số chuyện mọi người hay nhầm.

Mọi vấn đề đều được quy định trong luật. Không hoàn toàn. Khi tư vấn vụ việc gì đó, luật sư sẽ vận dụng luật, khái niệm pháp lý, mối quan hệ nhân quả giữa khái niệm pháp lý, kinh nghiệm,...


Trong ngành có một câu: nếu chỉ đọc luật thì ai cũng có thể làm luật sư.


Học luật là làm luật sư. Thực ra chỉ tầm 10% cử nhân luật làm luật sư.


Còn nữa, luật sư bảo vệ cho kẻ giết người là tội ác. Trách nhiệm của Luật sư là bảo vệ có “Quyền” của kẻ giết người, bảo vệ pháp luật.

Mình là người làm về technique nên gặp chuyện này rất nhiều. Ví dụ:

  • All user: hacker có thể hack được mọi thứ, kể cả tivi, tủ lạnh điện thoại, gmail, zalo ... Thực tế thì hacker thường tấn công nhiều nhất vào sự chủ quan của người dùng.
  • All user: trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh hơn người. Thực tế thì AI gà vãi ra, được cái chạy 24/7 và không phụ thuộc cảm xúc.