Có điều gì bị hiểu sai vì những chiến lược marketing hiệu quả không?

  1. Marketing

  2. Truyền thông đa phương tiện

Hôm trước mình mới đọc được 1 bài là câu "Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày" thực ra xuất phát từ quảng cáo của hãng ngũ cốc Kellogg's, chứ thực ra không phải lời khuyên của nhà khoa học nào. Bạn có biết điều gì mà đa số mọi người đang hiểu sai vì marketing của 1 công ty nào đó không?

Từ khóa: 

marketing

,

marketing

,

truyền thông đa phương tiện

Dear Angela Vu,

Vấn đề mà bạn đưa ra vô cùng hay. Đây là khía cạnh marketing đi kèm với trách nhiệm xã hội (social responsibility marketing) mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm, nhất là trong kỷ nguyên thông tin ngày nay.

Trong quá khứ từng xảy ra nhiều trường hợp các doanh nghiệp chủ động triển khai những chiến dịch marketing nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu và đánh vào lòng trắc ẩn của công chúng, tuy nhiên nó khiến cho công chúng mục tiêu bị hiểu sai về thông điệp và khiến thị trường phẫn nộ. Mình sẽ lấy ví dụ về case study thương hiệu Mỳ Gấu đỏ. Mỳ Gấu đỏ từng triển khai một chiến dịch kích cầu bằng cách kêu gọi người tiêu dùng mua sản phẩm của họ, và với mỗi sản phẩm được bán ra, Mỳ Gấu đỏ sẽ trích 10đ để góp vào một quỹ X. Quỹ X này được sử dụng để hỗ trợ kinh phí chữa trị cho trẻ em bị ung thư tại Việt Nam. Dưới đây là link video về chiến dịch quảng cáo mà mình nói bên trên của thương hiệu Mỳ Gấu đỏ:

----------

Khi công chúng phát hiện ra nhân vật bé Tuấn trong đoạn video trên không phải là bệnh nhi ung thư mà chỉ là một diễn viên đóng thế, họ tỏ ra rất phẫn nộ. Công chúng được định hướng rằng họ đang rơi nước mắt vì một đứa bé mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng thực tế thì tất cả chỉ là sự dàn dựng. Ngoài ra, trong campaign quảng cáo này, nhiều chuyên gia trong ngành marketing cũng phản ánh rằng việc ủng hộ 10đ trên mỗi sản phẩm được bán ra lúc đó (3.500đ) là một động thái không rõ ràng của thương hiệu này. Sự không rõ ràng được thể hiện ở việc doanh nghiệp này không minh bạch khoản tiền từ thiện này là bao nhiêu, được trích ra từ doanh thu do chiến dịch này mang lại hay do lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó là chưa kể về sự tương xứng của số tiền làm từ thiện so với giá bán nhé. Với 10đ/sản phẩm tức là bạn phải tiêu thụ tới tận 1.000 gói mỳ chỉ để mang lại cho quỹ số tiền là 10.000đ. Quá chênh lệch.

Kết luận là gì? Ở bề nổi, có thể nhìn nhận đây là một chiến dịch marketing nhằm mục tiêu đánh vào lòng thương người của người Việt Nam dưới góc độ là một doanh nghiệp đang làm từ thiện. Tuy nhiên, nếu nhìn về bề chìm của chiến dịch (thuê diễn viên để mua nước mắt + không minh bạch khoản tiền từ thiện + sự thiếu tương xứng trong kết cấu chi phí từ thiện), đây vẫn sẽ được coi là một chiến dịch marketing nhằm kích cầu thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Đây là một case study điển hình cách đây khoảng gần 10 năm về việc một doanh nghiệp bị coi là vi phạm đạo đức kinh doanh do lạm dụng niềm tin của công chúng nhằm mục tiêu mang lợi cho doanh nghiệp.

Marketing có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng rất nhiều bởi nó đánh trúng insight của công chúng. Cho nên, chúng ta hãy là một người làm marketing có đạo đức nhé.

Bạn có biết case study nào tương tự như trên không? Chia sẻ với mình nhé.

Hà Anh (#DO)

Trả lời

Dear Angela Vu,

Vấn đề mà bạn đưa ra vô cùng hay. Đây là khía cạnh marketing đi kèm với trách nhiệm xã hội (social responsibility marketing) mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm, nhất là trong kỷ nguyên thông tin ngày nay.

Trong quá khứ từng xảy ra nhiều trường hợp các doanh nghiệp chủ động triển khai những chiến dịch marketing nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu và đánh vào lòng trắc ẩn của công chúng, tuy nhiên nó khiến cho công chúng mục tiêu bị hiểu sai về thông điệp và khiến thị trường phẫn nộ. Mình sẽ lấy ví dụ về case study thương hiệu Mỳ Gấu đỏ. Mỳ Gấu đỏ từng triển khai một chiến dịch kích cầu bằng cách kêu gọi người tiêu dùng mua sản phẩm của họ, và với mỗi sản phẩm được bán ra, Mỳ Gấu đỏ sẽ trích 10đ để góp vào một quỹ X. Quỹ X này được sử dụng để hỗ trợ kinh phí chữa trị cho trẻ em bị ung thư tại Việt Nam. Dưới đây là link video về chiến dịch quảng cáo mà mình nói bên trên của thương hiệu Mỳ Gấu đỏ:

----------

Khi công chúng phát hiện ra nhân vật bé Tuấn trong đoạn video trên không phải là bệnh nhi ung thư mà chỉ là một diễn viên đóng thế, họ tỏ ra rất phẫn nộ. Công chúng được định hướng rằng họ đang rơi nước mắt vì một đứa bé mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng thực tế thì tất cả chỉ là sự dàn dựng. Ngoài ra, trong campaign quảng cáo này, nhiều chuyên gia trong ngành marketing cũng phản ánh rằng việc ủng hộ 10đ trên mỗi sản phẩm được bán ra lúc đó (3.500đ) là một động thái không rõ ràng của thương hiệu này. Sự không rõ ràng được thể hiện ở việc doanh nghiệp này không minh bạch khoản tiền từ thiện này là bao nhiêu, được trích ra từ doanh thu do chiến dịch này mang lại hay do lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó là chưa kể về sự tương xứng của số tiền làm từ thiện so với giá bán nhé. Với 10đ/sản phẩm tức là bạn phải tiêu thụ tới tận 1.000 gói mỳ chỉ để mang lại cho quỹ số tiền là 10.000đ. Quá chênh lệch.

Kết luận là gì? Ở bề nổi, có thể nhìn nhận đây là một chiến dịch marketing nhằm mục tiêu đánh vào lòng thương người của người Việt Nam dưới góc độ là một doanh nghiệp đang làm từ thiện. Tuy nhiên, nếu nhìn về bề chìm của chiến dịch (thuê diễn viên để mua nước mắt + không minh bạch khoản tiền từ thiện + sự thiếu tương xứng trong kết cấu chi phí từ thiện), đây vẫn sẽ được coi là một chiến dịch marketing nhằm kích cầu thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Đây là một case study điển hình cách đây khoảng gần 10 năm về việc một doanh nghiệp bị coi là vi phạm đạo đức kinh doanh do lạm dụng niềm tin của công chúng nhằm mục tiêu mang lợi cho doanh nghiệp.

Marketing có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng rất nhiều bởi nó đánh trúng insight của công chúng. Cho nên, chúng ta hãy là một người làm marketing có đạo đức nhé.

Bạn có biết case study nào tương tự như trên không? Chia sẻ với mình nhé.

Hà Anh (#DO)

Chào bạn, mình nghĩ bạn Hà Anh có hứng thú về marketing nên có thể chia sẻ cùng bạn câu hỏi này. Mình đã mời bạn ấy trả lời câu hỏi của bạn. Bạn đợi phản hồi từ bạn ấy nhé!