Cơ cấu tổ chức quân đội của các triều đại phong kiến được tổ chức thế nào?

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

Ví như quân đội hiện đại có các binh chủng khác nhau, không biết ngày xưa họ tổ chức quân đội ra sao nhỉ?

Từ khóa: 

phong kiến

,

quân đội

,

lịch sử

,

văn hóa

Có nhiều cách tổ chức quân đôi,

1 Theo vùng : Có 2 dạng gồm Cấm quân ở kinh đô, quân địa phương ( sương quân) ở các trấn, châu, quân và lính biên cương hoặc chỉ chia thành cấm quân và sương quân. Dĩ nhiên dù cách nào thì cấm quân sẽ thương hội tụ thanh niên tài giỏi trong dân gian và con em tập ấm nhà quý tôc.

2. Theo binh chủng: Đến khoảng thế kỷ 17, cơ bản các nước trên thế giới gồm có bộ binh, kỵ binh, pháo binh, thủy binh, 1 số có thêm tượng binh, lạc đà nhưng k phổ biến trong đó bộ binh ưu tiên phòng thủ, kỵ binh ưu tiên tấn công, còn lại đóng vai trò phối hợp tùy trận tùy địch

3. Theo các cấp đơn vị như doanh, lữ, thiên, bách, thập, ngũ. Mình k nhớ đầy đủ lắm, cơ mà hình như doanh là cỡ 25000 quân (theo số liệu tàu)

Trả lời

Có nhiều cách tổ chức quân đôi,

1 Theo vùng : Có 2 dạng gồm Cấm quân ở kinh đô, quân địa phương ( sương quân) ở các trấn, châu, quân và lính biên cương hoặc chỉ chia thành cấm quân và sương quân. Dĩ nhiên dù cách nào thì cấm quân sẽ thương hội tụ thanh niên tài giỏi trong dân gian và con em tập ấm nhà quý tôc.

2. Theo binh chủng: Đến khoảng thế kỷ 17, cơ bản các nước trên thế giới gồm có bộ binh, kỵ binh, pháo binh, thủy binh, 1 số có thêm tượng binh, lạc đà nhưng k phổ biến trong đó bộ binh ưu tiên phòng thủ, kỵ binh ưu tiên tấn công, còn lại đóng vai trò phối hợp tùy trận tùy địch

3. Theo các cấp đơn vị như doanh, lữ, thiên, bách, thập, ngũ. Mình k nhớ đầy đủ lắm, cơ mà hình như doanh là cỡ 25000 quân (theo số liệu tàu)

Về cơ bản thì gồm 3 loại:
Quân địa phương: Do các địa phương tự tuyển chọn, huấn luyện và trang bị. Lực lượng này gần giống như dân quân tự vệ bây giờ. 
Ưu điểm:quân số đông, có thể nhanh chóng huy động và triển khai. 
Nhược điểm là huấn luyện và trang bị kém. Lực lượng này lại là một phần của lực lượng sản xuất, nên không thể tùy tiện điều đi xa. Thường chỉ dùng để thủ nhà.
Thân binh: là quân đội riêng của các quý tộc, quan lại. Lực lượng này rất phổ biến trong các thời kỳ từ Trần đổ về trước. Từ thời Lê Sơ, cùng với sự tập quyền dần của trung ương thì những đội thân binh của quý tộc bị hạn chế dần. Nhưng họ vẫn là một lực lượng quan trọng trong quân đội.
Ưu điểm: tinh nhuệ và thiện chiến. 
Nhược điểm: chỉ trung thành với người đã tuyển họ. Trang bị và huấn luyện cũng phụ thuộc vào quý tộc đã tuyển họ.
Quân triều đình: là lực lượng do triều đình tuyển chọn và huấn luyện. Đây là lực lượng tinh nhuệ nhất, trung thành nhất với triều đình.
Quân triều đình thường được bố trí quanh kinh thành và các vị trí quan trọng. Chia ra thành các doanh, vệ,... quy mô trên giấy tờ có thể lên tới hàng vạn. 
Khi có chiến tranh, đây là lực lượng đầu tiên tham chiến và bảo vệ đất nước, cũng như là lực lượng chủ yếu khi đi mở cõi.
Ưu điểm: trang bị tốt, huấn luyện tốt, rất trung thành với triều đình.
Nhược điểm: do được nhiều đặc quyền đặc lợi nên dễ kiêu ngạo, làm loạn (như nạn kiêu binh cuối thời Lê Trung Hưng). 
Quân đội chia ra làm nội binh (thường là quân triều đình) chuyên bảo vệ kinh thành, vị trí trọng yếu. Ngoại binh (thường là quân địa phương, thân binh) lo bảo vệ những vị trí bên ngoài .
Thời xưa chưa phân biệt quân binh chủng rõ ràng như bây giờ. Nên binh sĩ tùy vào người chỉ huy mà binh sĩ có thể trang bị và huấn luyện theo nhiều hình thức khác nhau.
Nhưng triều đình vẫn mở thêm các doanh, cơ chuyên về huấn luyện một loại binh chủng nào đó. Như tượng cơ chuyên về tượng binh. Những đơn vị chuyên dụng do các doanh, cơ huấn luyện khi tham chiến sẽ đóng vai trò là "kỳ binh" làm các nhiệm vụ đặc biệt trong chiến đấu.
Tới thời Lê Sơ thì hải quân vẫn chưa quá tách biệt hẳn khỏi lục quân như bây giờ. Nên ngoài một số đơn vị chuyên trách có nhiệm vụ bảo vệ đường biển và sông. Thì chủ yếu là khi nào có biến mới kiếm thêm thuyền và trưng dụng quân từ lục quân.
Cũng cần lưu ý thêm là thời xưa tình trạng "lính ma" khá nghiêm trọng. Giáo sĩ phương tây nói khá nhiều về việc các đơn vị khi tham chiến chỉ huy động được một lượng ít quân so với lý thuyết.