Có cách nào để kìm nén nước mắt khi sắp khóc không?

  1. Tâm lý học

Nhiều lúc mình không muốn khóc nhưng nước mắt cứ chảy, phải làm sao để ngăn lệ đừng rơi đây ạ :((

Từ khóa: 

khóc

,

tâm lý học

Mình nghĩ là không nên kìm nén đâu bạn.

Theo mình thì khóc nó giúp mình giải tỏa rất nhiều áp lực, cho nên khóc được cứ khóc để cho bớt áp lực lại bạn, chỉ sợ bạn không khóc được thôi.

Khóc chỉ là như kiểu giải tỏa thôi, không gì là sai trái hay gì đâu, cứ khóc cho đã đi bạn.

Quan điểm cá nhân của mình thôi nhé. Khóc rất tốt 😁

Trả lời

Mình nghĩ là không nên kìm nén đâu bạn.

Theo mình thì khóc nó giúp mình giải tỏa rất nhiều áp lực, cho nên khóc được cứ khóc để cho bớt áp lực lại bạn, chỉ sợ bạn không khóc được thôi.

Khóc chỉ là như kiểu giải tỏa thôi, không gì là sai trái hay gì đâu, cứ khóc cho đã đi bạn.

Quan điểm cá nhân của mình thôi nhé. Khóc rất tốt 😁

Cách kiềm chế nước mắt bằng liệu pháp tinh thần:

1. Đi ra ngoài: Nếu là người dễ khóc, bạn hãy bước ra khỏi nơi có đối tượng khiến bạn cảm thấy ức chế càng nhanh càng tốt! Bạn cần một không gian thoáng đãng để trút bỏ những cảm xúc giận dữ, buồn bã hay bực bội.

2. Nói ra điều bạn nghĩ: Một trong những lý do khiến bạn muốn khóc chính là vì không thể nào bộc lộ được những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của mình với đối phương. Hãy học cách diễn đạt một cách rõ ràng với âm điệu bình tĩnh nhất có thể, bạn sẽ dần cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều đấy.

3. Suy nghĩ tích cực: Thay vì chìm đắm trong những ý nghĩ tiêu cực khiến bạn cảm thấy bản thân không tốt, hãy tập cách kìm nước mắt bằng cách chuyển những điều tiêu cực thành tích cực hơn

Cách kiềm chế nước mắt bằng liệu pháp thể chất

1Tập trung vào hơi thở: Hãy hít một hơi thật sâu và thở ra thật chậm để đẩy những cảm xúc tiêu muốn khóc. Bạn nên ngồi thiền để tìm lại sự bình yên và tập trung vào hơi thở khoảng tầm 5 – 10 phút, kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

2Chuyển động nhanh đôi mắt: Nếu chưa thể bước ra ngoài thì bạn có thể kịp thời ngăn dòng nước mắt chảy xuống bằng cách chớp mắt hoặc thay đổi góc nhìn sang nơi khác. Chuyển động nhanh của đôi mắt có thể giúp bạn có thêm thời gian để tìm cách rời khỏi tình huống khó chịu.

3Thư giãn các cơ mặt: Cảm xúc muốn khóc có thể khiến các cơ mặt của bạn trở nên căng thẳng. Hãy thư giãn cơ mặt bằng cách rửa mặt và massage nhẹ nhàng.
4Làm dịu cổ họng: Cảm xúc muốn khóc cũng có ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến cho các cơ sau cổ họng mở ra. Bạn sẽ có cảm giác như cổ họng bị nghẹn lại. Hãy uống một ly nước, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
5Tập thể dục: Các bài tập thể dục sẽ giúp cơ thể sản xuất ra endorphins – một loại hormone “vui vẻ” mang đến những cảm xúc tích cực, có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm đau rất tốt.