Có các hình thức giao thông du lịch nào trên Thế giới?
kiến thức chung
1. Hình thức giao thông du lịch đường bộ .
Đây là hình thức giao thông du lịch chủ yếu và quan trọng nhất trên thế giới, năm 1998, hình thức này chiếm 42% tổng số du khách.
Đi du lịch bằng ô tô có 2 loại: ô tô tư nhân và ô tô khách công cộng.
• Ưu điểm của du lịch bằng ô tô.
Sự di chuyển linh hoạt, khả năng kích ứng các điều kiện tự nhiên mạnh, có thể mở rộng phạm vi hoạt động, trực tiếp thâm nhập các điểm du lịch và có thể dừng lại bất cứ lúc nào.
Hiệu suất tiện lợi cao và có tính độc lập.
• Nhược điểm của du lịch bằng ô tô.
Tốc độ vận chuyên không cao, lượng tiêu hao nhiên liệu lớn.
Tính an toàn tương đối thấp, đặc biệt tỷ lệ tai nạn của loại hình này cao nhất so với các hình thức vận chuyển khác.
2. Hình thức giao thông du lịch bằng đường hàng không
Giao thông du lịch hàng không ngày càng trở thành hình thức giao thông quan trọng, năm 1998 số du khách đi du lịch bằng hàng không chiếm 43% tổng số du khác quốc tế.
• Ưu điểm của giao thông du lịch hàng không.
Tốc độ vận chuyển nhanh, hiệu quả cao. Hiện nay tốc độ của máy bay hạng lớn, hạng vừa đạt 700-800 km/h; do vậy tốn ít thời gian, cho phép đi du lịch xa.
Vận chuyển bằng hàng không đảm bảo an toàn, thoải mái, trang thiết bị của máy bay tiên tiến đầy đủ, phục vụ chu đáo.
Tỷ lệ tử vong của hàng không là thấp nhất trong các loại phương tiện giao thông.
Hàng không có thể khắc phục được những địa hình như núi, đồi, tới những nơi hiểm trở mà các phương tiện khác không đến được.
• Nhược điểm của giao thông du lịch hàng không.
Giá vé tương đối cao nên có phần hạn chế lượng du khách đi du lịch.
Chỉ có thể đưa du khách từ điểm đi tới điểm đến, không thể triển khai lữ hành diện rộng.
Gây tiếng ồn và ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy thường phân bổ ở các vùng ngoại ô xa, gây khó khăn cho việc đến sân bay của du khách.
3. Hình thức giao thông du lịch bằng đường thủy.
Số lượng du khách vận chuyển bằng đường thủy chiếm 8% số lượng khác quốc tế vào năm 1998
Bản thân tàu du lịch hạng sang, hạng vừa là phương tiện chuyên chở du khách vừa là vật thu hút du lịch, tạo nên sự kết hợp du lịch với lữ hành.
Giao thông du lịch bằng đường thủy có 4 loại:
o Dịch vụ theo chuyến định kỳ đường xa.
o Dịch vụ theo máy hành trình ngắn trên biển.
o Tuần du trên biển, đây là loại hình du lịch đặc biệt, có sức thu hút du khách rất mạnh, cho phép du khách ngắm cảnh quan của biển và có thể lên bờ du lịch, vừa có thể nghỉ ngơi thoải mái trên tàu, chính vì vậy nó được gọi là “thắng cảnh du lịch nổi”.
o Vận chuyển trên sông.
Số du khách đi du lịch tàu biển năm 1993 là 5 triệu lượt người, năm 1999 là 8,7 triệu lượt người, trong đó thị trường Bắc Mỹ chiếm 2/3 tổng số của thế giới.
Theo dự báo nhu cầu của Bắc Mỹ và Châu Âu sẽ đạt hơn 12 triệu hành khách vào năm 2010.
Năm 1993, trên thế giới tổng cộng có hơn 4 triệu chiếc tàu du lịch các loại.
Xu hướng hiện nay, các tàu du lịch viễn dương được hiện đại hóa, sang trọng hóa theo tiêu chuẩn khách sạn cao cấp như một khách sạn nổi trên biển.
• Ưu điểm của du lịch đường thủy
Đảm bảo tiện nghi sang trọng, thoải mái giá rẻ.
Cho phép kết hợp vừa di chuyển vừa tham quan trên biển, trên bờ.
Tải trọng lượng du khách lớn.
• Nhược điểm của du lịch đường thủy.
Tốc độ vận chuyển thấp, tốn nhiều thời gian, chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết.
4. Hình thức giao thông du lịch đường sắt
Lượng du khách đi du lịch bằng đường sắt chiếm 7% tổng số du khách quốc tế vào năm 1998.
• Ưu điểm của giao thông đường sắt.
Lượng vận chuyển du khách lớn, có thể vận chuyển hàng ngàn người.
Giá cả tương đối thấp, lại do sử dụng đường ray chuyên dùng, chịu ảnh hưởng của nhân tố thời tiết nhỏ, vì vậy ít xảy ra sự cố, có thể đảm bảo xuất phát và vận hành đúng giờ.
• Nhược điểm của giao thông du lịch đường sắt.
Do hạn chế của việc đặt đường ray, nên rất khó khăn xây dựng mạng đường sắt dày đặt.
Không thể kết hợp với tham quan du lịch.
• Xu hướng phát triển của giao thông du lịch đường sắt.
- Gia tăng đầu tàu chạy điện tốc độ nhanh, đạt hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng.
Sự phát triển cao tốc hóa của đường sắt thế giới. Nhật Bản, Châu Âu đã xây dựng mạng đường sắt cao tốc tương đối hoàn thiện.
Các công ty đường sắt không ngừng đưa ra hạng mục mới nhằm thu hút khách. Như công ty đường sắt phía Tây nước Mỹ khai thác toa xe du lịch để du khách có thể thưởng thức phong cảnh dọc đường đi.
5. Đường cáp treo.
Đường cáp treo là hình thức giao thông dùng động cơ chuyền kéo dây cáp chở toa khách hoặc toa vận hành trên không, cách mặt đất ở một độ cao nhất định.
6. Các phương tiện giao thông du lịch truyền thống
Xe đạp: Đây là phương tiện vận chuyển lữ hành dựa vào thể lực bản thân và chức năng cơ giới.
Xe ngựa: Là phương tiện giao thông mang nét thôn quê, có thể đáp ứng nhu cầu của du khách là “tìm cái mới, cái lạ, cái lạc thú”, dùng ở các khu du lịch ngoại thành.
Thuyền rồng, bè tre: Thuyền rồng được một số nước ở Châu Á đưa vào sử dụng trong du lịch như ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Ở một số nước còn dùng bè tre để du khách du lãm trên sông, trên hồ.
• Ngoài ra còn có một phương tiện giao thông du lịch đặc biệt như kiệu, ngựa, lạc đà, xe người kéo
Nội dung liên quan
Trường Bích Hằng