Có ai ghét học thơ trong trường như em ko?
Mặc dù thơ ca khi đọc, ngẩm rất hay nhưng qua sự diễn giải, phân tích thơ trên trường thì thấy như nó được phóng đại hoá lên?
văn thơ
,thơ
,giáo dục
Mình thấy cách dạy văn là để hướng dẫn học sinh cách để thưởng thức/phân tích cái hay cái đẹp của tác phẩm. Dù đôi khi nó quá rập khuôn và đi xa hơn cả suy tính ban đầu của tác giả nhưng qua đó ta đã ghi nhớ được cách để cảm nhận một tác phẩm. Sau này các tác phẩm khác ta có thể nhận ra được cái hay, ý nghĩa của tác phẩm đó bằng những các đã học ở trường.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Bùi Quốc Anh
Usagii
Haiz, việc nêu cảm nhận đáng lẽ nên đến từ chính mỗi học sinh và tôn trọng cảm nhận của mỗi người, giống như khi chúng ta xem phim hay đọc truyện rồi bàn luận với bạn bè về cảm nhận đối với tác phẩm đó vậy, xem phim có người bảo anh A làm thế là đúng, có người bảo anh A làm thế là sai, đấy là cảm nhận cá nhân, văn chương trong sgk đáng lẽ cũng nên được tiếp cận như thế, nhưng không hiểu sao bộ giáo dục cứ muốn mọi người phải cảm nhận giống như nhau.
Mà chúng ta, với tư cácách là những học sinh lại không thể thay đổi được gì mang tính cách mạng cả, nếu đã ở trong hệ thống mà muốn thay đổi nó thì trước hết phải làm mình trở nên mạnh mẽ, ở đây chính là học tập và đạt nhiều thành tích cao, tiến thân vào nghành giáo dục thì mới mong có cơ hộ cải tổ nó.
Ghost Wolf
Bạn thấy chán vì bạn học trong trường và thi theo kiểu phát biểu cảm nghĩ của e, nhưng chấm điểm theo cảm nghĩ của cô. Vì chạy theo điểm số, học bạ đẹp nên bài kiểm tra của bạn cũng biến thành phát biểu cảm nghĩ của cô theo cách viết của e, chán là phải thôi.
Nó là vấn đề chung từ xưa của nền giáo dục VN rồi, dạy theo kiểu dập khuôn máy móc. Theo ý kiến cá nhân mình, học văn ở cấp dưới đại học ko phải là để đọc mấy bài thơ, xem mấy bài văn rồi đoán xem tác giả muốn truyền tải cái gì, ẩn ý trong đấy là gì... nó là công việc của nhận xét, phê bình văn học. Và môn này trừ các bạn có ý định đi theo con đường viết lách múa bút kiếm cơm ra thì chẳng có mấy tác dụng cho người bình thường. Mục đích của việc học môn văn ở cấp 1-3 chỉ nên dừng lại ở việc day cho học sinh biết cách viết văn. Biết cách trình bày một bài văn sao cho hợp lý, bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy đọc mượt 1 chút là được. Có thể thêm vào 1 số bài luận để tập cho học sinh cách diễn đạt, bảo vệ luận điểm của mình.
Nguyễn Quang Vinh
Thơ văn là thứ cảm nhận chứ ko phải là thứ nhồi nhét. Nên người ta đọc thơ chứ không học thơ. Trên ghế nhà trường, việc học thơ thường là việc giảng cái thiên kiến của giáo viên hoặc người soạn bài. Vì văn thơ ko phải là thứ chính xác như toán lý (đọc câu chuyện: "Nửa con bò đen" sẽ hiểu). Nên nó phụ thuộc vào cảm nghĩ mỗi cá nhân, và cái cảm nhận đó lại rất khác nhau ở mỗi người. Ngay trong 1 lớp cùng giới tính, độ tuổi, môi trường đã có cảm nhận khác nhau thì giữa mấy đứa học trò với thầy cô dạy văn ko khỏi khác nhau quá nhiều. Và thông thường ít ai "nghĩ đến cảm nhận của người khác" nên không khỏi có chuyện giáo viên áp đặt lên học sinh và từ đó, xung đột xảy ra. Tôi thấy có nửa con bò đen mà anh lại nói là 1 đàn bò thì sao tôi chấp nhận cho được và ngược lại. Nên xung đột nhưng ko đc giải quyết thành thử chán là hiển nhiên, chán lâu thành ghét. Vì vậy mà giờ văn là giờ ru ngủ với rất nhiều học sinh.
Giải quyết cái này, có lẽ, học sinh và giáo viên nên hiểu và tôn trọng ý kiến cá nhân của nhau. Từ đó họa may mới có thể thấy đc cái hay của bài văn bài thơ ở các góc nhìn khác nhau.
Người ẩn danh
Haiz biết sao được,bản chất văn chương mà:((
Kiểu tác giả nhìn thấy lá vàng rơi thì vô văn chương cái thành nỗi buồn thấu tim của tác giả:)) ngộ nghĩnh lắm:))
Solitary
Vì mình học trên trường để đi thi, để làm bài theo định hướng chứ không phải là nhận định cá nhân, cảm xúc của cá nhân nên thơ mới bớt hay đi đó chứ bản chất vẫn là bài thơ ấy có khi nhiều năm sau đọc lại rồi lại thấy hay rụng rời hihi.
Híp Huân
giáo viên dạy văn của tôi bảo văn chỉ hay khi ta đọc lại, giờ ngẫm lại thấy đúng, đọc lại mấy bài thơ bài văn trong SGK thấy nó hay hơn lúc mình học nhiều.