Chuyện phá thai - Nên bị cấm hay không cấm?
Theo thống kê số liệu từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em, ở nước ta mỗi năm có đến 250.000- 300.000 các ca phá thai tại cơ sở y tế được báo cáo chính thích. Trong đó, có tới 80% các ca phá thai trên 12 tuần tuổi.
Theo số liệu thống kê khác từ Hội Kế hoạch hóa gia đình nước ta, khoảng 20- 30% phụ nữ phá thai chưa lập gia đình, 60- 70% là học sinh, sinh viên, chủ yếu trong độ tuổi 15- 19. Điều này đang báo độ một bộ phận trẻ ở nước ta chưa ý thức được việc tự bảo vệ an toàn cho bản thân mình, từ đó để xảy ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Số liệu nạo phá thai ở Việt Nam tại các bệnh viện, trung tâm y tế được cấp phép là khoảng 80 ca nạo, phá thai được tiếp nhận mỗi ngày. Cứ 5 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản, thì có đến 2 người từng thực hiện phá thai ít nhất một lần. Việt Nam là đất nước được xếp vào danh sách những nước có tỷ lệ phá thai cao nhất theo Tổ chức Y tế thế giới.
Người thì cho rằng việc nạo phá thai này là bởi thiểu số phụ nữ trẻ thiếu hiểu biết, vì vậy họ ủng hộ việc chống phá thai, ủng hộ nhà nước đưa ra điều luật mới về việc nạo phá thai này. Ngược lại, có người thì cho rằng việc nạo phá thai là bởi hoàn cảnh của người đó không cho phép giữ lại đứa con, và họ cho rằng đây cũng là quyền của con người, quyền được làm chủ cơ thể nên việc nạo phá thai không nên bị cấm.
Bạn nghĩ sao về chuyện nạo phá thai và con số báo động ở Việt Nam? Bạn nghĩ việc nạo phá thai nên cấm hay không nên cấm?
tình dục
,giới tính
,giáo dục
Mình nghĩ vấn đề này không giải quyết ở phần ngọn được, vì gốc rễ nằm ở nhận thức và hành vi của những người tạo ra bào thai ấy. Nhưng nhận thức và hành vi của những người ấy lại là sản phẩm của gia đình, giáo dục và môi trường sống, hoàn cảnh cụ thể.
Đọc câu hỏi này xong, mình liên tưởng tới một hiện tượng cũng phức tạp không kém là tự sát. Vậy nên cấm hay không cấm việc tự sát? liệu rằng khẳng định chúng ta có đủ hiểu biết, thẩm quyền để cấm hay không cấm có quá vội vàng, phiến diện không?
Mình cho rằng giáo dục là chìa khóa. Đặc biệt là giáo dục khuyến khích sự tự chủ.
Nguyenphuhoang Nam
Mình nghĩ vấn đề này không giải quyết ở phần ngọn được, vì gốc rễ nằm ở nhận thức và hành vi của những người tạo ra bào thai ấy. Nhưng nhận thức và hành vi của những người ấy lại là sản phẩm của gia đình, giáo dục và môi trường sống, hoàn cảnh cụ thể.
Đọc câu hỏi này xong, mình liên tưởng tới một hiện tượng cũng phức tạp không kém là tự sát. Vậy nên cấm hay không cấm việc tự sát? liệu rằng khẳng định chúng ta có đủ hiểu biết, thẩm quyền để cấm hay không cấm có quá vội vàng, phiến diện không?
Mình cho rằng giáo dục là chìa khóa. Đặc biệt là giáo dục khuyến khích sự tự chủ.
Trung Kiên
Pháp luật muốn cấm thì phải có nhiều quyền lợi hơn cho sự sinh đẻ "lỡ kế hoạch" kiểu như này. Cấm mà không đưa ra bất kì phương pháp có lợi nào cho người phụ nữ, thì đẻ ra không biết ai nuôi, đứa trẻ có được bảo vệ và phát triển hay không? Nếu không có thì chỉ khiến những đứa trẻ ấy được sinh ra trong sự đau khổ và thiếu thốn mà thôi, như vậy thì sau rất dễ trở thành mối tiêu cực hoặc gánh nặng của xã hội.
Tốt nhất là không cấm.
Long PT
Nếu thụ thai là một quyền tự nhiên của con người...
Thì thằng ngáo cần lại đi cho rằng undo-thụ thai không phải quyền tự nhiên của con người...?
Mấy nước mà tranh cãi nhau chuyện phá thai hay không toàn mấy thằng cãi nhau 1 chuyện làm 1 chuyện khác hết.
Mấy ông mù chữ chịu khó lên mạng đọc hộ tôi cái, người ta cãi nhau vấn đề phá thai hay không, nhưng cái người ta lôi ra chửi và tranh luận là có nên áp dụng kinh thánh, tôn giáo vào cuộc sống, như thế thì chả có có liên quan đến phụ nữ hay thai nhi ở đây hết, nó là câu chuyện giữa quyền lực thế tục và quyền lực tôn giáo trong chính trị...
Vì thế nhà nước XHCN là xã hội tân tiến nhất, ở nơi đây không take care mấy vấn đề ngu xuẩn thế, tôn giáo chỉ quản mặt tinh thần, còn khi nói về con người, chúng tôi tôn trọng tự nhiên tối đa, cái gì tự nhiên đã quy định, chúng tôi không xờ vào.
Còn tại sao giới hạn tuần tuổi của thai nhi để không cho Undo? vì nó to quá thì không Undo được chứ sao, chủ yếu là to quá mà đi Undo thì mẹ bé sau này khéo không đẻ con được nữa đâu, vậy thì nó là vấn đề thuần khoa học thôi.
Chúng ta may mắn vì lớn lên ở nước XHCN, được hiểu ngôn ngữ của khoa học tự nhiên, bớt xàm loàn và âm mưu như bọn tư bản lại nha bạn?
Ngưn
Chủ đề này lùm xùm quá nhiều từ phương Tây đến phương Đông rồi nên giờ mình chỉ muốn hỏi những người ủng hộ cấm phá thai những câu này:
1/Có giúp được phụ nữ đang mang thai 9 tháng 10 ngày không (về tâm lý, kinh tế, kiến thức) trong trường hợp người phụ nữ ấy bị h*ếp d*m/bố đứa bé chối bỏ không nhận trách nhiệm?
2/Có thay thai phụ chịu được nỗi đau lẫn nguy cơ đứng trước cửa tử lúc sinh con không?
3/Có hỗ trợ hoặc chăm sóc cho mẹ bỉm sau khi sinh con (về tâm lý, kinh tế, kiến thức) trong trường hợp người phụ nữ ấy bị h*ếp d*m/bố đứa bé chối bỏ không nhận trách nhiệm?
Trả lời được 3 câu này một cách hợp tình người hợp lý lẽ đi rồi tiếp tục ủng hộ cấm phá thai.
Duy Luận
Cấm thì cũng không được -> Nhiều biểu tình hơn, càng nhiều người tìm đến dịch vụ nạo phá thai thiếu chuyên nghiệp, nguy hiểm hơn.
Không cấm cũng không ổn -> Nhiều đứa trẻ sẽ bị tước bỏ mạng sống, khả năng vô sinh cao ở phụ nữ, nhiều trẻ vị thành niên vẫn chối từ trách nhiệm...
Bản thân tôi cũng không biết là mình sẽ đứng ở phía nào, tôi ở phía trung lập vậy. Chúng ta không thể cân bằng và giáo dục điều này cho mọi người được sao? 🤔
Độc Cô Cầu Bại
Đôn Ki Hô Tê
Tuấn Đinh
Tôi thì nghĩ rằng bản thân mình nằm ở phía tôn trọng quyền con người nhiều hơn là vế còn lại...Có những người phụ nữ ấy chắc hẳn đã phải chịu nhiều tổn thương và bị áp lực từ nhiều phía (xã hội, gia đình,...) cho nên việc đi đến quyết định phá thai là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, tôi cũng không thể biện minh được cho bộ phận thiếu kiến thức tình dục, quan hệ tình dục không an toàn của giới trẻ dẫn đến cái sự này. Dù ở TH nào thì họ cũng đều đau đớn về mặt tinh thần và thể xác, thậm chí đánh đổi tính mạng hoặc khả năng vô sinh cao. Tôi nghĩ rằng quyền tự do của họ quan trọng hơn quyền của một người chưa ra đời. Đâu ai chắc chắn rằng nếu sự phá thai ấy được bác bỏ, việc đứa trẻ được sinh ra sẽ được sống hạnh phúc và an toàn? Bởi một người phụ nữ chưa hề muốn có sự ra đời của nó?
Hơn nữa, có một thực tế rằng, luật pháp không thể cản được suy nghĩ muốn phá thai của phụ nữ. Và không phải tỷ lệ nạo phá thai tại một quốc gia sẽ luôn tỉ lệ thuận với mức độ siết chặt của luật pháp ở nước đó. Vẫn có rất nhiều vụ phá thai "chui" hoặc nhờ đến các dịch vụ bất hợp pháp, thiếu an toàn hoặc các dịch vụ hợp pháp tại khu vực khác.
Nhấn mạnh một lần nữa, tôi KHÔNG ủng hộ gì việc nạo phá thai, tôi chỉ đồng tình rằng phụ nữ nên có quyền tự quyết định chuyện này. Tuy nhiên, để mọi chuyện không đi quá xa và để nhiều người phụ nữ không hiểu sai cái khái niệm này thì luật pháp vẫn nên có những biện pháp hạn chế ở nhiều hình thức khác nhau. Hơn nữa, việc giáo dục giới tính cần được tuyên truyền ở quy mô trường học và nơi làm việc một cách chi tiết và rõ ràng nhất có thể.
Nguyễn Việt Cường
Để giải quyết vấn đề phá thai thì chúng ta phải đánh vào vào chính phần gốc rễ của vấn đề (vật chất) chứ không phải là hậu quả (ý thức con người).
Tìm hiều điều gì và cái gì đã khiến cho vấn đề pha thai này diễn ra như Bao cao su quá đắt, ngoại ngùng trong việc mua bao cao su, tình hình kinh tế vẫn còn rất khó khăn khiến cho việc sinh con là gánh nặng,... và nhiều nguyên nhân khách quan khác sau đó mới đến ý thức của con người.
Nguyễn Hữu Hoài
Từ đó ta thấy, nếu chỉ cấm hoặc không cấm thì sẽ không giải quyết thỏa đáng mọi trường hợp. Nên bảo cấm cũng không đúng mà không cấm cũng không ổn.
Vấn đề này luôn có 2 luồng ý kiến:
Dù 1 hay 2 thì cũng vẫn phiến diện và nếu ủng hộ một trong hai thì lập tức nhận được những phản bác.
Vấn đề khó khăn vì chính việc phân biệt nguồn gốc sự việc dẫn đến phá thai. Nếu giải quyết được vấn đề này, chúng ta lập tức có thể quy định trường hợp nào cấm, trường hợp nào không cấm. Ví dụ:
Căn cứ vào trình độ phát triển xã hội hiện nay. Chúng ta chỉ có thể tăng cường tuyên truyền, giáo dục. Không thể ngăn cấm được. Nhưng cũng không thể hiểu "không cấm" tức là "nên".
Không cấm nhưng phải hạn chế tối đa.
Không cấm nhưng cũng không nên nạo phá thai.