[Chuyện nghề] Product manager / Project manager

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  2. Hướng nghiệp

I. Giới thiệu về bản thân:

Mình sinh năm 1997, đã tốt nghiệp và đi làm khoảng 4 năm. Hiện tại, mình đang phát triển chiều ngang về quản lý dự án, quy trình, kỹ năng mềm, giao tiếp,... tại vị trí PM kiêm Account Manager/Minimum back office/Coodinator của team size 12 người trong khoảng 10 tháng và vừa back lại làm BA. 

Hưởng ứng chiến dịch chia sẻ của bạn Hoàng Thu Hà, mình mong những thông tin của mình sẽ giúp đỡ được phần nào.

II. Những công cụ làm việc cá nhân và làm việc nhóm HIỆU QUẢ:

Để làm việc cá nhân cũng như việc nhóm hiệu quả nhất thì mọi người nên thống nhất những phần mềm nhất định. Mình gợi ý một số những phần mềm mình đã và đang sử dụng, mình thấy khá tối ưu. 

  • Các phần mềm trao đổi thông tin: Zalo, skype, discord
  • Các phần mềm confirm thông tin: Email 
  • Phần mềm quản lý tài liệu: Google drive
  • Phần mềm quản lý công việc: Jira
  • Phần mềm chuyên môn: Draw.io, figma, AI, balsamiq,...
  • Phần mềm họp online: google meet, microsoft team, call skype/zalo (Thời điểm mình viết bài này thì công việc vẫn đang bị ảnh hưởng do covid-19 nên trong những lúc cách ly thì team vẫn phải họp online) 

III. Những kỹ năng cần có của một PM?

    1. Kỹ năng chuyên môn: Dù bất cứ công việc gì cũng thế, các bạn cần có chuyên môn nhất định thì mới có thể làm việc hiệu quả. Tuy nhiên để công việc phát triển tốt hơn thì nên phát triển mạnh cả kỹ năng mềm. 
    2. Kỹ năng mềm: 
      1. Làm việc nhóm 
      2. Giao tiếp 
      3. Quản lý đầu việc 
      4. Quản lý dự án: Tiến độ, output, deadline,...
    3. Áp lực PM có nhiều không? 

Dạo này lướt các hội nhóm thấy khá nhiều người “đổ xô” theo mảng này với suy nghĩ là: Công việc nhàn - Thu nhập cao. Mình ở đây để “vạch trần” những góc khuất của nghề mà nếu bạn không bước chân vào thì sẽ không hiểu.

Đầu tiên, xét ở khía cạnh bản thân trước nhé. Mình cũng mới chập chững làm mảng này được vài năm thôi nên vẫn cần phải học hỏi rất nhiều. Từ những ngày đầu cho đến hiện tại, đôi khi mình vẫn cảm thấy bị “quá sức”. Mình vẫn thường xuyên gặp những dự án mà mình thấy không đáp ứng đủ deal size về năng lực cuối cùng của mình là PO (Product Owner). 

IV. Học gì, học ở đâu?

  • Học các trung tâm: Không khó tìm các trung tâm dạy về BA, PM hoặc những ngôn ngữ chuyên sâu. Các bạn cứ tìm hiểu xem cách dạy và học phí ở đâu phù hợp với bản thân là được. 
  • Học bạn bè: Mình có 1 vài người bạn khá giỏi trong mảng ngành nghề này. Họ là những người đã support mình rất nhiều từ những ngày đầu. Thậm chí chuyên môn lẫn kinh nghiệm. Nhưng đứng ở vị trí 1 BA, 1 PM, mình chỉ có thể làm và nỗ lực hết mình. Thành ra những đợt ấy mình stress hơn hẳn bình thường. Còn chưa kể đặc thù công việc làm mình phải ngồi rất nhiều và sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên.
  • Xét về các khía cạnh tới từ bên ngoài, mình tạm chia ra thành 2 tác động: Nội bộ công ty và thị trường Tech.
  • Nội bộ công ty:
  • Quy trình nội bộ không rõ ràng 
  • Sai theo dây chuyền (hiệu ứng domino)
  • Chất lượng/số lượng nhân sự không đáp ứng đủ cho các dự án lớn
  • Rủi ro hỏng hóc về máy móc thiết bị 
  • Thị trường tech
  • Khả năng cạnh tranh với các cty khác 
  • Đôi khi khách hàng không hiểu về tech hoặc giá trị của tech trong giải pháp đưa ra. 
  • Giới hạn về mặt công nghệ 
  • Các rủi ro về việc chơi xấu trên thương trường

V. Lộ trình nghề nghiệp của mình để tiến tới vị trí hiện tại như thế nào?

  • Mình đã xác định mục tiêu từ đầu là sẽ theo con đường BA(Business Analyst), sau đó phát triển lên PM( Product Manager/Project Manager) và cái đích đến cả khi đã làm dự án thì họ vẫn luôn đưa ra cho mình những lời khuyên và nhìn nhận để mình cải thiện bản thân.
  • Học đồng nghiệp: Trong quá trình mới đầu làm, chưa hiểu gì thì cứ mạnh dạn hỏi mọi người xung quanh, đặc biệt là những người có chuyên môn. Cứ sau mỗi dự án, team mình thường ngồi lại với nhau một buổi để nhìn nhận những điểm tốt và điểm chưa tốt để cải thiện cho những lần sau. Cá nhân mỗi người nên nhìn nhận vào điểm tốt của người khác để học tập và điểm chưa tốt để rút kinh nghiệm, tránh mắc lại lỗi sai đó.
  • Đi làm intern/fresher hoặc đi làm không lương lấy kinh nghiệm: Ở mức intern/fresher thì thường mức lương hỗ trợ sẽ dao động 1-3 triệu. Có những nơi còn không hỗ trợ. Các bạn nên tự nhìn nhận đúng năng lực của bản thân để chọn được công ty phù hợp. Vào giai đoạn đầu thì mình không quan trọng thu nhập lắm, cái chính là bạn đã học hỏi được gì. 

VI. Những tài liệu, trang web mình sử dụng để tham khảo

  • Thinhnotes: Các bạn làm mảng BA, PM chắc cũng thường nghe đến kênh blog này. Đây là một kênh mình đánh giá là RẤT HAY VÀ CÓ GIÁ TRỊ. 
  • Các tài liệu nước ngoài: Cá nhân mình thì đánh giá các tài liệu Tiếng Anh tốt hơn, chuyên sâu và nội dung viết có giá trị. Các bạn cũng có thể nâng cao khả năng đọc hiểu, từ ngữ chuyên ngành thông qua việc tra cứu tài liệu nước ngoài. Ngành PM làm việc với Tiếng Anh khá nhiều. 

Trên đây là một số những chia sẻ mình cho là hữu ích với mọi người. Vì mình cũng từng trải qua những thời điểm mới bắt đầu, mình từng “bơi” trong một bể thông tin, thậm chí nhiều bài chia sẻ trải nghiệm mà toàn những thông tin hơi “bốc phét”. Bài viết trên hoàn toàn dựa trên những gì mình đã trải qua và đúc kết lại. Mong các bạn đọc và sẽ có những lựa chọn chính xác trên con đường của mình.

Từ khóa: 

review nghề

,

pm

,

thấu ngành hiểu nghề

,

chia sẻ nghề nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề

,

hướng nghiệp

bài viết chi tiết đầy đủ từ A-> Z luôn ấy. Mình tin sẽ rất hữu ích cho những bạn đang có định hướng theo PM, rất cám ơn b nha!

Trả lời

bài viết chi tiết đầy đủ từ A-> Z luôn ấy. Mình tin sẽ rất hữu ích cho những bạn đang có định hướng theo PM, rất cám ơn b nha!