[Chuyện nghề] Nghề PR - Quan hệ công chúng

  1. Marketing

  2. Truyền thông đa phương tiện

  3. Hướng nghiệp

  4. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Chào các bác chào các bác, gần đây mình thấy trên Noron có chiến dịch chia sẻ nghề nghiệp rất thú vị, cho nên bản thân cũng muốn đóng góp một chút hehe. Bài viết này sẽ nói một cách tổng quát về ngành PR, PR làm gì? PR cần gì ở bạn cũng như những khó khăn và thách thức trong nghề. Hy vọng sẽ giúp đỡ được các bạn đang có định hướng theo ngành này có góc nhìn rõ hơn.

1. PR hay Quảng cáo?

Đầu tiên mình muốn làm rõ 1 chút về PR và Quảng cáo vì nhận thấy không ít người nhầm lẫn chúng với nhau. Hiểu đơn giản quảng cáo là bạn nói với khách hàng: “ sản phẩm của tôi tốt lắm, chất lượng lắm, thiết kế bao bì tối giản, chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn,...HÃY MUA HÀNG!” còn PR sẽ bao gồm các hoạt động nhằm làm cho khách hàng nghĩ “ Brand này uy tín, đáng tin cậy, dịch vụ chăm sóc rất chỉn chu,....và sẽ THÚC ĐẨY HÀNH VI MUA HÀNG”

Vậy PR là cách thức của tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua bên thứ 3, từ đó tác động tới suy nghĩ, hành vi, thói quen mua hàng của khách hàng.

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/506149712141220-1646834570.png(nguồn: ATP Academy)

2. Vậy PR làm công việc gì hằng ngày?

Các công việc liên quan tới viết và biên tập các văn bản, tài liệu như: thông cáo báo chí, bản tin nội bộ, brochure, diễn văn…

Tổ chức sự kiện: Thực hiện các chiến dịch quảng bá cho công ty, doanh nghiệp của mình hoặc cho đối tác, khách hàng.

Phối hợp và tư vấn cho các phòng ban khác nhằm tạo dựng và phát triển các mối quan hệ với các nhóm đối tượng theo mức độ ưu tiên của từng công ty như: nhân viên công ty, đối tác, khách hàng, truyền thông, các cấp chính quyền, chính phủ…dĩ nhiên rồi đây được coi như hoạt động cốt lõi của một PR

Thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích và đưa ra ý kiến và hỗ trợ giải quyết những vấn đề về hình ảnh của công ty. Nếu chẳng may có vấn đề gì đó ảnh hưởng tới độ uy tín của công ty thì mình sẽ trở thành Hero đứng ra giải quyết xử lý nó để cứu “mỹ nhân”. Hiểu như hình ảnh của công ty là đứa con mình nó thi hoa hậu vậy, cần được nâng niu, bảo vệ và khiến nó lúc nào cũng đẹp trong mắt công chúng ( mặc dù thực tế trong công việc thì không phải lúc nào cũng vậy).

Đa phần ở các công ty, bạn sẽ làm việc, đặt quan hệ tốt với các bên báo chí để có thông tin và sẵn sàng nhờ vả khi có khủng hoảng truyền thông.

3. Ngành PR cần gì ở bạn?

Nhìn chung các kỹ năng yêu cầu của Marketing nói chung và PR nói riêng đều khá giống nhau. Vì ngành PR thiên về làm việc trực tiếp với các bên liên quan nên cần đặc biệt chú trọng hơn các kỹ năng như: khả năng giao tiếp; viết lách; kỹ năng thuyết trình, đàm phán; kỹ năng thu thập, xử lý và giải quyết các thông tin,..

Ngoài ra những kỹ năng tưởng là râu ria nhưng cũng chả kém phần quan trọng như là: xây dựng kế hoạch; kỹ năng tư duy, sáng tạo, nắm bắt xu hướng,....

Nếu bạn có 1 niềm đam mê với nghề sẵn rồi thì không nói làm gì, nhưng nếu bạn cảm thấy chưa đủ giỏi để theo đuổi lĩnh vực này thì may mắn thay những kỹ năng kia bạn hoàn toàn có thể trau dồi và cải thiện nó từng ngày! Mà muốn như vậy thì chỉ còn một cách, đó là lăn người vào mà làm:v, có vất vả, có áp lực đó! Nhưng mình nghĩ nếu bạn đủ nỗ lực thì thứ bạn nhận được sẽ rất xứng đáng (vì đãi ngộ, lương ngành này khá cao)!

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/506149712141230-1646834954.jpg(nguồn: ecd)

4. Khó khăn của nghề PR

Nếu ai đã từng tìm hiểu hoặc làm trong nghề thì hẳn biết rằng PR là một nghề có áp lực rất cao!

Chúng tôi có một câu nói vui rằng “tuổi thọ trung bình của ruồi còn dài hơn mấy lần tuổi thọ của người làm quan hệ công chúng”. Không phải tự nhiên mà lại nói như vậy, theo một nghiên cứu của Mỹ năm 2011 thì PR là nghề có áp lực cao hai trong mười nghề chịu áp lực cao nhất, chỉ sau phi công lái máy bay thương mại! Nhìn vào Việt Nam cũng sẽ thấy, số người trụ lại được ở trong ngành cũng rất ít.

Bên cạnh đó PR cũng cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, thách thức về tính minh bạch,công khai của thông tin (dù là thông tin có xảy ra sai sót).

Những năm trước đây (khoảng 3-4 năm) thì công cụ đo lường PR còn chưa phổ biến nên người làm PR gặp khá nhiều khó khăn về việc xác định kết quả công việc. Nhưng hiện này có nhiều công cụ cũng như chỉ số vừa giúp đo lường chính xác vừa tiết kiệm nguồn lực!

Nói đi cũng phải nói lại, ngành PR cũng có nhiều cái hay của nó. Bản thân luôn được học hỏi và đúc kết được 1 lượng kinh nghiệm, kiến thức xã hội khổng lồ. Làm PR sẽ được thỏa sức bay nhảy, công việc linh động chứ không còn nhàm chán như công việc văn phòng ngồi 8h/ngày. Tuy áp lực cao, nhưng bù lại môi trường năng động và chế độ lương thưởng tốt! Thêm vào đó một điều khá thú vị cho những ai có niềm đam mê vè thời trang đó là làm PR sẽ được “diện” rất chỉn chu, đương nhiên rồi vì tiếp xúc với nhiều đối tác, khách hàng mà!

By the way bài chia sẻ hôm nay tới đây thôi! chúc mọi người có một ngày học tập và làm việc hiệu quả.

#thaunganhhieunghe #chiasenghenghiep

 

Từ khóa: 

pr

,

quan hệ công chúng

,

thấu ngành hiểu nghề

,

marketing

,

truyền thông đa phương tiện

,

hướng nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề