[Chuyện nghề] Công việc của một Digital Marketing là gì?

  1. Marketing

  2. Hướng nghiệp

1. Digital Marketing là gì?

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về 

Digital Marketing
từ các chuyên gia với các hướng khác nhau được đưa ra. Nhưng với cách hiểu của mình, có thể hiểu rằng Digital Marketing chính là những hoạt động về marketing và trao đổi thông tin nhằm quảng cáo cho các thương hiệu. Điều này được diễn ra trên môi trường Internet và kỹ thuật số.

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/668026271327932-1646811054_1024.jpg

 

2. Một ngày làm việc của mình gồm những gì?

Digital Marketing là một lĩnh vực rộng lớn với rất nhiều mảng công việc, với từng quy mô doanh nghiệp mà một bạn làm Digital Marketing sẽ đảm nhận số lượng công việc khác nhau. Trong doanh nghiệp lớn, thường các nhân viên được phân công chuyên môn hoá cho 1 công việc cụ thể ví dụ nhân viên làm Content SEO, nhân viên Social Media, nhân viên chạy Ads,... Vì mình làm trong doanh nghiệp SME nên đảm nhiệm khá nhiều công việc. Về cơ bản công việc hàng ngày của mình bao gồm:

Đặt mục tiêu và lên kế hoạch

Việc đặt mục tiêu và lên kế hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng. Mỗi giai đoạn đều cần 1 bản kế hoạch rõ ràng để triển khai: kế hoạch quý, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và thậm chí là kế hoạch hàng ngày. Không chỉ kế hoạch về mặt thời gian mà còn có các kế hoạch để triển khi cho 1 chiến dịc hay 1 sự kiện nào đó. Nhìn chung khi bắt tay vào thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó cũng cần có 1 bản kế hoạch chi tiết cho nó.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Việc nghiên cứu khách hàng giúp mình thấu hiểu khách hàng của mình hơn từ đó đưa ra những định hướng truyền thông và định hướng cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Để nghiên cứu hiệu quả mình cần đào sâu được những thông tin như nhân khẩu học, insight và hành vi của họ.

Làm ''tình'' với các con số

Mọi quyết định mình đưa ra đều phải dựa trên số liệu thu thập được từ công cuộc nghiên cứu. Dữ liệu này mình có thể lấy được từ việc khảo sát khách hàng hoặc từ những công cụ phân tích dữ liệu chuyên dụng như Google adwords, google analytic,... hay thậm chí là các con số từ kết quả kinh doanh. Nói chung ở đâu có số liệu liên quan đến khách hàng và kinh doanh thì người làm Marketing đều cần có mặt để nắm bắt được. Từ các con số đó mình sẽ cần phân tích, đánh giá và đi đến kết luận bằng việc đưa ra insight khách hàng hoặc đề xuất những cải tiến hoặc tính năng/sản phẩm mới…

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/thong-tin-traffic-1646810777_1024.png

Các chỉ số mà Digital Marketer cần quan tâm và theo dõi (Ảnh Google)

Sáng tạo nội dung

Ngoài làm công việc “rình mò”, mình còn kiêm việc viết và sáng tạo. Ngỡ cứ tưởng kẻ làm marketing chỉ tôn thờ số má khô khan, vậy mà đi làm rồi hiểu là chúng ta cũng cần biết tạo nội dung. Từ những con số mà mình đã chia sẻ ở trên chúng rất có ích cho việc làm nội dung ở đây, có số ta mới biết nội dung cần có gì để đánh chiếm trái tim khách hàng. Nội dung cần làm có thể là mẩu post trên các kênh Social hay là 1 bài phân tích dài cung cấp kiến thức và thông tin cho khách hàng trên website.

Ngoài những việc kể trên thì mình còn cần phải giải quyết những công việc khác nhưng nó không chiếm đa số thời gian mà chỉ phát sinh trong 1 khoảng thời gian nhất định như làm Email Marketing, Affiliate Marketing, đi khảo sát, tổ chức sự kiện hay gặp khách hàng,...

Công việc của một Digital Marketer là thế: ba đầu sáu tay niệm thần chú may ra được đi ngủ, không dành cho những người yếu tim và lười nhác!

Bức hình dưới phản ảnh khá giống với công việc mà mình cần làm hàng ngày (Nguồn: marketingchienluoc.com)

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/digitalmarketer-1646810835_1024.jpg

 

3. Học Digital Marketing ở đâu?

Vì mình làm đúng chuyên ngành mà mình học là Marketing ở trường Đại học nên các kiến thức chung về Marketing đã được thu nạp khá bài bản. Nhưng như vậy thôi là chưa đủ, để có thể làm được công việc này mình cần 

tự học thêm rất nhiều kiến thức về Digital
ở bên ngoài để nâng cao các kỹ năng cũng như sử dụng tối ưu các công cụ.

Một vài khoá học online miễn phí mình đã học trong thời gian qua:

  • Khóa học Digital Marketing của Hubspot:
 
 
  • Các khoá học Google Analytics của Google:
 
 
  • Khoá học Digital Marketing cơ bản của Goolge:
 
 
  • Và một số khoá học có phí khác về Digital Marketing và Branding của Brandcamp:
 
 

 

4. Chọn ‘’rộng'’ hay ‘’sâu'’?

Digital Marketing là một lĩnh vực quá rộng lớn vậy nên chúng ta cần định hướng cho bản thân nên phát triển theo chiều rộng hay chiều sâu. Trong thời gian đầu chúng ta nên học một cách tổng quan về tất cả mọi thứ trong Digital Marketing sau đó chọn ra thứ thích nhất và theo đuổi nó.

Nếu như lựa chọn theo chiều rộng chúng ta có thể định hướng đi theo làm Manager, với định hướng này kỹ năng quản lý và lãnh đạo là cực kỳ quan trọng và cần phải học bao quát tất cả những kiến thức liên quan đến Digital. Còn nếu lựa chọn đi chiều sâu chúng ta có thể định hướng bản thân trở thành một Chuyên viên hay một Chuyên gia trong một mảng nhất định.

Khi đã bắt đầu hiểu hơn với Digital Marketing các bạn có thể tìm đọc bài viết 

21 "bí kíp" của Digital Marketing
của bạn tác giả Như Trương mình thấy khá giá trị và thực tế để hỗ trợ cho học tập và công việc của mình

Trên đây là một số mô tả về công việc digital marketing dựa trên trải nghiệm công việc hiện tại và góc nhìn của mình. Hy vọng bài viết này phần nào giúp các bạn hiểu hơn về nghề và có định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa: 

digital marketing

,

hướng nghiệp

,

nghề marketing

,

digital marketing là làm

,

chia se nghe nghiep

,

marketing

,

hướng nghiệp

bài viết chi tiết quá, cám ơn bạn rất nhiều nha.

Trả lời

bài viết chi tiết quá, cám ơn bạn rất nhiều nha.