[Chuyện nghề ] Nghề Front-end Developer và những điều newbie cần biết!

  1. Hướng nghiệp

  2. Thấu Ngành Hiểu Nghề

 

Chào các bạn, chập chững những bước đầu khi còn là sinh viên trường Bách Khoa (Hà Nội), sau gần 7 năm vật lộn với vị trí “khó nhằn” này, mình mạn phép chia sẻ một chút dựa trên kinh nghiệm thực chiến của mình để các bạn sinh viên có thêm những thông tin tham khảo nhé.

1. KHÁI NIỆM:

Thời điểm mình mới bắt đầu biết tới công việc này thì mình chỉ coi nó đơn giản là ngồi và làm giao diện. Nhưng sau thời gian được trải nghiệm vị trí này thì mình giải thích như sau: Front-end tập trung vào việc phát triển giao diện và trải nghiệm tốt nhất của người dùng cho ứng dụng web. Tức là cái cảm nhận đầu tiên của users về app sẽ ảnh hưởng khá nhiều do phần giao diện này.

https://cdn.noron.vn/2022/03/12/625022233243428-1647079502.jpgnguồn Bizfly

2. KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

Công việc của mình nghe thì khá đơn giản, nhưng thật ra để đưa user đến những trải nghiệm tốt nhất thì front-end luôn phải:

  • Cập nhật các bản update hàng ngày.
  • Tối ưu website cho người dùng: Tối ưu với từng thiết bị.

Giả sử: Giữa Samsung, Iphone, Oppo và những hãng điện thoại khác sẽ có độ phân giải màu ảnh khác nhau. Front-end phải tối ưu được trải nghiệm trên từng loại thiết bị như thế.

  • Ngoài ra, không phải bất cứ sản phẩm nào cũng có thiết kế, bản thân front-end đôi khi phải ngồi tự làm những phần chưa được hoàn thiện đấy.

3. LÀM FRONT-END CÓ ÁP LỰC KHÔNG?

Làm ở bất cứ vị trí nào thì luôn có những áp lực nhất định. Đáng sợ nhất không phải là áp lực, mà là đi làm nhưng không có áp lực. Phải có áp lực các bạn mới có thể phát triển.

Các dự án thường được vạch ra các mốc thời gian cụ thể, nhiều khi mình làm xong rồi mới phát hiện thiết kế có vấn đề. Những lúc ấy khá stress vì gần như phải “đập đi làm lại” mà vẫn chạy theo đúng deadline của dự án.

Quan trọng là sau mỗi lần xảy ra vấn đề như thế, mình nhìn nhận lại và rút kinh nghiệm để các dự án sau tránh rơi vào tình trạng như thế.

4. CÓ NÊN THAM GIA TRAINING?

Nếu các bạn đặt ra các câu hỏi tại sao phải training khi mà các bạn đã học các khóa học rất nhiều thì câu trả lời là: Thực tiễn khác xa lý thuyết. Quá trình training cũng giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và những bước đầu tiếp xúc với công việc để sau không bị “sốc”.

5. LỘ TRÌNH NGHỀ NGHIỆP CỦA MÌNH

Mình đã phỏng vấn kha khá các bạn sinh viên, không chỉ riêng mình mà khá nhiều các bạn xuất phát điểm từ Front-end sẽ có mong muốn làm được cả Back-end (Full Stack được luôn)

  • Fresher: Nên rèn luyện tư duy và học những cái cơ bản về Front-end

  • Junior: Tự xây dựng và triển khai được các dự án

  • Senior: Lên đến vị trí này thì thường trình độ của các bạn đã khá cao. Chủ yếu sẽ hỗ trợ các bạn khác để tối ưu và xử lý những vấn đề khó: Thường liên quan đến phần cứng hoặc những lỗi “oái oăm”.

Front-end lộ trình nghề nghiệp không được dài, chỉ có thể phát triển đến 1 ngưỡng nhất định rồi sẽ dừng lại. Nếu muốn phát triển lên cao thì khó kiếm được việc làm với mức lương tương xứng với năng lực. Vậy nên mình đang hướng dẫn lên các vị trí quản lý, Leader hoặc Product Manager.

6. HỌC GÌ ĐỂ TRỞ NÊN ‘ĐỘT PHÁ’

Mình là sinh viên Bách Khoa, mình tập trung vừa học vừa thực tập nên chỉ trong 4,5 năm mình đã ra trường. Cho đến hiện tại, tính cả thời gian thực tập lẫn đi làm chính thức thì mình đã làm việc được 7 năm.

Vị trí công việc của mình bây giờ (năm 2022) là Leader Developer. Mình sẽ chia sẻ lộ trình học tập của cá nhân mình cũng như là lời khuyên mình cho rằng “tốt nhất” cho vị trí Front-end:

  • Học đại học: Mình thấy nhiều bạn trẻ bây giờ có những quan điểm khá sai lệch, cho rằng việc học trên trường là vô bổ và không cần thuyết. Tuy nhiên, rèn luyện tư duy các môn trên trường là cực kì quan trọng. Việc học lý thuyết như là xây dựng móng cho một ngôi nhà, tuy không lộ ra ngoài nhưng nếu móng không chắc thì không xây được nhà cao. Nên xây dựng kiến thức thật chắc, vì nếu về sau đi làm mới thấy mình có những lỗ hổng thì rất khó để bổ sung.

Các môn trên trường đóng vai trò khá “chủ chốt” thì có môn: hệ điều hành, mô hình thực toán, cấu trúc dữ liệu,...

  • Kiến thức chuyên môn: HTML, CSS, một ít về thiết kế, frame work về front end, xây dựng dự án đầu tiên
  • Thực tập: Xin vào làm ở các mô hình thực tập hoặc phòng lab từ năm 2 trở đi
  • Làm part time năm cuối, ra trường thì có thể xin làm chính thức luôn. Chủ động tìm kiếm công việc từ khi đang học. Mình thấy nếu học xong, ra trường mới bắt đầu đi kiếm việc làm thì khá “bị động” và gặp nhiều áp lực hơn.
  • Nên tìm hiểu về back-end vì đó là bộ phận front-end phải tiếp xúc và làm việc cùng khá nhiều.
  • Cần tìm hiểu thêm về hệ điều hành và phần cứng các thiết bị laptop, mobile, tablet vì các ứng dụng chạy ở máy người dùng thỉnh thoảng cũng xảy ra lỗi mà khi lập trình không gặp phải.

7. NGUỒN TÀI LIỆU, WEBSITE THAM KHẢO

  • Kiến thức nền tảng: Với những bạn học IT thì mình thấy kiến thức trên trường là đủ rồi. Mình cũng may mắn được học ở Bách Khoa, chất lượng kiến thức ở đây rất tốt. Nếu các bạn là sinh viên trường kinh tế muốn lấn sân sang mảng này thì nên đi xin tài liệu từ các trường lớn về công nghệ, điển hình là trường Bách Khoa.
  • Kiến thức chuyên sâu: Các bạn có thể tìm kiếm các khóa học trên mạng miễn phí, có điều kiện thì đăng kí các khóa học trả phí sẽ có nhiều tài liệu hơn. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm hiểu sâu về 1 ngôn ngữ nào đó thì nên tìm đọc các bản document của nó để hiểu rõ. Còn một cách thức nữa cổ điển nhưng cực hiệu quả, đó là đọc sách. Mình recommend các bạn tìm các tựa sách chuyên sâu bằng tiếng anh nhé.
  • Tài liệu đọc document HTML, CSS, JS: https://developer.mozilla.org https://www.w3schools.com/
  • Một vài website học khóa học FE online: freecodecamp, https://www.coursera.org, Codecademy
  • Để học chuyên sâu đọc thêm cách sách về thư viện hay framework mình học React in Action, ReactNative in Action,...
  • Trong quá trình học hỏi, làm dự án, các bạn có thể tìm kiếm các video hướng dẫn trên youtube. Nhưng đừng nên lạm dụng, các videos này thường hướng dẫn bề nổi, chỉ phù hợp nếu các bạn đang cần gấp. Còn để hiểu sâu và nắm bắt được ngôn ngữ thì các bạn vẫn nên xây dựng nền móng kiến thức thật chắc chắn.

Bài viết cũng khá dài rồi, đó là những kinh nghiệm mình đúc rút được suốt quá trình làm việc. Nếu trong tương lai có những thay đổi hoặc chia sẻ thú vị gì, mình sẽ cập nhật thêm.

#thaunganhhieunghe #chiasenghenghiep

Từ khóa: 

front end

,

cntt

,

review nghề

,

lập trình viên

,

thấu ngành hiểu nghề

,

hướng nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề

một nghề khá "hard" nhưng đọc bài của bạn mình hiểu hơn nhiều ấy, mình có đứa em zai cũng đang muốn theo, cám ơn b nha!

Trả lời

một nghề khá "hard" nhưng đọc bài của bạn mình hiểu hơn nhiều ấy, mình có đứa em zai cũng đang muốn theo, cám ơn b nha!