[Chuyện nghề] - UI/UX DESIGN làm gì?

  1. Hướng nghiệp

*Cảnh báo: Trong bài có sử dụng nhiều khái niệm bằng tiếng Anh, và đôi khi mình cũng không biết nên phải dịch như thế nào cho phải. Các bạn thông cảm cho mình nhá!

“Ủa làm UX/UI designer có được vẽ nhiều không, thích làm gì làm hả, sao đặt cái đó đấy hừm sao không để lên đi trông màu sắc hơn mà…?”, một người quen vồ vập hỏi mình, mình nhéo người đó một cái, quấy quá!

Giận hết sức giận à, làm giao diện mà không giải quyết được nhu cầu của người dùng thì ai dùng giờ? UI phải dựa trên UX đó, nghiên cứu hoài nghiên cứu mãi rồi nên cái gì đặt đâu cũng có lí do cả nha bạn ơi!

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/506149712139800-1646799606_1024.png

Nguồn ảnh: unsplash.com

Về Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX/UI design), mình đã từng được hỏi những câu mà mình không biết trả lời sao, vì mình thấy nó lấn cấn từ bản thân câu hỏi đó. Nay trên giao diện Noron xinh đẹp như này, mong các bạn sẽ có được trải nghiệm thú vị khi đọc bài viết của mình, hy vọng những câu từ này có thể giúp bạn chút ít nào đó, nhớ ^^

Thì hiểu lầm phổ biến mà mình thấy nhiều nhất, đó chính là về “UX/UI designer”. Thực sự có cái vị trí đó không? Hong bé ơi… UX/UI design hay còn gọi là Thiết kế trải nghiệm người dùng, là một ngành, và trong ngành thì có nhiều vị trí khác nhau, UX design có những vị trí riêng và UI design có những vị trí riêng. Để làm được tất cả thì phải xịn lắm ấy!

Hiện tại thì UX/UI ở Việt Nam chưa là một ngành chính thức được đưa vào các trường Đại học, nó mới chỉ là một vài môn học để bạn bổ sung kĩ năng dần dần, và thường đây là các môn của Chuyên ngành Thiết kế. Và bởi vì nó chưa phải một ngành phổ biến tại Việt Nam, nên rất nhiều đầu việc bị gộp lại với nhau, chưa có lộ trình để đào tạo nhưng chuyên viên riêng biệt, nên thường những người học thiết kế sẽ có lợi thế vào nghề trước, vì có sự tiếp cận trước, và biết sử dụng phần mềm đồ họa.

Lúc đầu mình cũng thắc mắc lắm, tại sao trong các bài đăng tuyển dụng, người ta luôn viết hai cụm đó đi kèm với nhau, “Tuyển dụng UX/UI designer” nhờ? Bởi vì ngành chưa được làm rõ và thực sự bạn sẽ phải làm một khối lượng lớn công việc như vậy: UX research, Usability analyst, Information architect, Interaction designer, UI design, UX Writing, Motion design... và woa nếu bạn mới chỉ biết UX là gì và UI là gì thì chúng ta còn khá nhiều thứ để bàn đến í. Khi đi làm, mình còn biết thêm 1 khái niệm nữa, là CX (Customer Experience, trải nghiệm khách hàng) đứng cạnh hai khái niệm UI, UX.

Nhưng khoan hãy hoang mang vì quá nhiều cụm từ lạ lẫm như vậy nhá! Theo mình thì giai đoạn khởi đầu khi mà mình lờ mờ về mọi khái niệm như này là quan trọng nhất, cũng là giai đoạn mà mình cảm thấy nó tốn nhiều thời gian nhất. Thay vì search google để nhận lại các kết quả “Lộ trình học…” thì mình đã tìm hiểu chính bản thân mình, mình học cái gì, mình đang ở đâu, mình có thể làm gì, và mình sẽ làm được gì.

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/506149712139804-1646799690_1024.png

Nguồn ảnh: pexels.com

Mình có người bạn học Quản trị dữ liệu, rất hoạt bát, giỏi nghiên cứu và phân tích, bạn ấy hỏi mình rằng bạn ấy làm được “UX/UI designer” không, mình bảo có chứ, chắc chắn rồi “cậu có thể tìm hiểu công việc UX design, UX research, Usability Analyst”.

Mình có người bạn học Hoạt hình, vừa ngồi làm chuyển động logo vừa hỏi mình rằng bạn ấy làm được “UX/UI designer” không, mình bảo rất hoan nghênh, “cậu có thể làm Motion designer”.

Mình có người bạn học Báo chí, giỏi viết lách, biết làm content, bạn ấy cũng hỏi mình rằng bạn có làm được “UX/UI designer” không, mình bảo tại sao không, “cậu có thể thử sức với UX Writing, Information Architect”.

Mình có người bạn học Kỹ thuật phần mềm, siêu logic và đỉnh về code, mình nói luôn cho bạn ấy biết bạn ấy có thể làm UX designer (Information design, taskflow), học thêm kiến thức về thiết kế là hoàn toàn có thể làm UI designer.

Còn mình, mình học thiết kế đồ họa, mình biết ti tỉ phần mềm thiết kế, biết vẽ, có kiến thức cơ bản về thiết kế như chữ, bố cục, màu sắc,... thì UI design chính là một vị trí mà mình có thể hơi hơi tự tin để nhắm tới, và mình đang bì bà bì bõm lội vào rồi.

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/668026271327557-1646799743_1024.png

Nguồn ảnh: unsplash.com

Mình đã tốt nghiệp được nửa năm, trong khoảng thời gian mình thực hiện đồ án 4 tháng trời, ngoài sự hướng dẫn của giáo viên, mình còn có một người bạn học chuyên ngành Marketing cố vấn cho mình về Mô hình kinh doanh để giúp app tự nuôi được app, một người bạn làm Họa sĩ minh họa gợi ý về style của logo và hình khối nhân vật trong app, mình có người bạn học về Công nghệ thông tin chỉ cho mình về diagram mapping - một khái niệm mà mình chưa từng nghe trước đó. Và khi thực hiện dự án, mình chỉ tự tin duy nhất về thiết kế giao diện thôi, có những đầu việc mà mình mới chỉ biết, hoặc đã từng làm nhưng rất ít trước đó, như In-depth interview, Affinity diagram, SWOT, Persona, Empathy map, Journey map,... mình vừa làm vừa học vừa cải thiện dần từ những cái hiểu sai bét tè lè nhè.

Mình cũng chỉ là một chú gà con cỏn còn con mới vào nghề, mới được va chạm dự án thực tế và còn rất nhiều khái niệm nữa mình cần học hỏi. Kiến thức vô biên, và có khi mình học một kiểu nhưng đi vào làm, cùng một khái niệm đó, nhưng nó lại là một kiểu khác. Mình cũng hoang mang, lo lắng, giật mình, bối rối, bất ngờ,... với rất nhiều thứ mình gặp, nhưng mình chẳng trầm tư quá lâu đâu, như thế tốn thời gian lắm, đi đọc tài liệu nghiệp vụ của dự án còn hơn, nhờ?

Theo mình thì công việc thực tế sẽ cho bạn rất nhiều bài học về nghề, về người. Vậy nên, thay vì nhét rất nhiều lý thuyết, thuật ngữ vào đầu ngay lập tức, thì hòa nhập với công việc là điều nên cần được quan tâm hơn.

Nếu bạn một sinh viên đồ họa đang làm về UI và đang học thêm về UX, như mình, mình nghĩ đây là những thứ bạn cần:

  1. Thái độ: cầu tiến, chăm chỉ, nghiêm túc. Nghe hơi “sách vở” quá đúng không, nhưng bạn nghĩ tại sao người ta luôn nhắc về những thái độ này trong mọi việc? Nó không phải là “văn mẫu” suông đâu, khi bạn trả lời được câu hỏi: “bạn cầu tiến/chăm chỉ/nghiêm túc trong công việc, bạn sẽ nhận lại được gì, và đưa ra cho người ta được gì?” thì bạn chắc chắn sẽ nhận ra tầm quan trọng của những thái độ sống này.
  2. Kiến thức, kỹ năng: Đương nhiên rồi! Biết sử dụng phần mềm, biết phối màu sao cho hài hòa, chữ để sao cho dễ đọc, bố cục như nào thì hợp lý, thông tin này quan trọng nhất thì nên để đâu để thu hút người xem, giao diện dạng trình diễn thì nên trình bày các con số “nguy hiểm” như thế nào,... Trường thiết kế sẽ dạy bạn rằng màu này không được phối với màu kia, phần bên phải phía trên màn hình sẽ thu hút tầm nhìn nhất, không nên sử dụng quá 2 phông chữ trên một màn hình ứng dụng,... và bạn sẽ thực hành để tìm ra những nguyên tắc của riêng mình nữa.
  3. Tư duy: Cái này thì ai cũng có, đó là cách bạn nhìn nhận và giải quyết vấn đề, và tư duy cũng có thể được rèn luyện, cải thiện dần trong quá trình học và làm việc. Bạn sẽ biết mục đích tạo ra một sản phẩm là để giải quyết một vấn đề cho một nhóm người dùng, UI là cái bạn nhìn thấy khi dùng sản phẩm còn UX là cái bạn cảm nhận được khi dùng sản phẩm đó, UI tập trung vào trình chiếu sản phẩm còn UX tập trung vào con người.

Cứ bắt đầu làm, thử và trải nghiệm, không ngại sai, không sợ xấu, rồi từ từ mọi thứ sẽ tốt hơn. Và vì ngành này chưa phổ biến ở Việt Nam lắm, nên tài liệu bằng tiếng Anh là chủ yếu, hãy cải thiện thêm ngoại ngữ để tiếp cận thêm nhiều nguồn tri thức nhá. Trên Youtube cũng có những kênh chia sẻ và Facebook cũng có nhiều các cộng đồng UX/UI, bạn hãy tìm đến những địa chỉ bạn thấy hợp để được chia sẻ kinh nghiệm từ mọi người nha.

Kinh nghiệm của người khác sẽ không bao giờ là của mình được, mình chỉ có thể tham khảo thôi, vì vậy, hãy chăm chỉ tạo ra kinh nghiệm của chính mình nhé. Cố lên!

#thaunganhhieunghe #chiasenghenghiep

Từ khóa: 

hướng nghiệp

,

chia sẻ nghề nghiệp

,

chuyện nghề nghiệp

,

review

,

hướng nghiệp

woww chia sẻ của bạn thú vị quá, tuy mình biết ngành này khá khô khan và nhiều thuật ngữ nhưng b viết vẫn rất dê hiểu. Thanks

Trả lời

woww chia sẻ của bạn thú vị quá, tuy mình biết ngành này khá khô khan và nhiều thuật ngữ nhưng b viết vẫn rất dê hiểu. Thanks

đọc bài của bạn vừa bổ ích vừa cười xỉu =)))

cho mình hỏi giữa lập trình làm ux designer và thiết kế đồ hoạ làm ux design khác nhau chỗ nào nhỉ?

sau khi đọc xong bà của b có 2 điều

  1. trường học chưa định hướng nghề nghiệp tốt đc nên sv vn vẫn còn lạ lẫm
  2. bản thân nhà tuyển dụng cũng bê nguyên xi cái jd h mình thấy các kd tuyển dụng chỉ ux ui designer chứ mình không biết có nhiều khái niệm như vậy tksb