Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có 1 ngày bạn được tự do tạo nên một nền giáo dục như mong muốn?

  1. Giáo dục

https://cdn.noron.vn/2022/12/22/web-kv-teachers-online-teaching-1671708627.jpg

Bạn nghĩ sao nếu một ngày bạn có cơ hội tự tạo cho mình một nền giáo dục hoàn toàn mới? Bạn sẽ làm những gì ở nền giáo dục đó? Tại sao?

Từ khóa: 

giáo dục

Câu hỏi của bạn rất hay. Nếu là mình, mình sẽ từ chối độc quyền tự tạo cho mình một nền giáo dục mới (vì thứ hợp với ý mình chắc gì đã mang lại lợi lạc cho tất cả?). Giáo dục mà độc quyền thì đó không hẳn là giáo dục mà là lối tập trung đào tạo để đóng gói các tư tưởng, học thuyết vào tâm trí con người trước khi lắp họ vào các hệ thống đã được lập trình sẵn. Đó không phải là giáo dục vị nhân sinh.

Mình nghĩ giáo dục là phát triển con người theo hướng nhân văn, khai phóng, trân trọng sự sống. Nên tùy cảnh, tùy người mà vận dụng, miễn sao mọi con đường đều dẫn tới đỉnh núi và khiến cho con người có khao khát chinh phục bản thân thay vì chinh phục ngọn núi là được. Việc leo lên đỉnh núi là để thưởng ngoạn, để khám phá ra rằng luôn có những đỉnh núi khác cao hơn, để biết yêu quý ngọn núi mình đang đứng nhưng cũng biết trân trọng những dãy núi khác.

Cái mới không thể tự nhiên sinh ra được mà cần dựa trên nền cái cũ. Mình thấy giáo dục hiện nay có những điểm thuận lợi song cũng đi kèm thách thức là nhiều học sinh giàu tiềm năng nhưng ít giáo viên quan tâm và biết cách khơi dậy tiềm năng ấy. Có những giáo viên giỏi chuyên môn nhưng cái giỏi của họ không có chỗ dùng và có những giáo viên tâm huyết, đạo đức nhưng cái hay của họ không được hiểu.

Đôi lúc, giáo dục vẫn né tránh những việc khó như là tập trung vào con người, nền tảng đạo đức, nhân cách, tập trung vào việc khiến trường học là nơi cả thầy lẫn trò đều muốn đến và cảm thấy đáng để đến. Hình như, giáo dục vẫn loay hoay với những cải cách tập trung vào nhưng thứ vô tri, bề nổi như cơ sở vật chất, khẩu hiệu, danh hiệu, sách giáo khoa, giáo án v.v... trong khi chống chọi với khao khát về danh của gia đình và về lợi của xã hội khi đầu tư cho lớp trẻ vào thứ được tạm gọi là "giáo dục". 

Mình nghĩ chọn gắn bó với giáo dục thời đại này đúng là cần mượn tâm của Địa Tạng Vương Bồ Tát: "Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục?"

Liệu mình có bi quan quá không? mong được lắng nghe thêm những quan điểm khác, đặc biệt là từ những nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Trả lời

Câu hỏi của bạn rất hay. Nếu là mình, mình sẽ từ chối độc quyền tự tạo cho mình một nền giáo dục mới (vì thứ hợp với ý mình chắc gì đã mang lại lợi lạc cho tất cả?). Giáo dục mà độc quyền thì đó không hẳn là giáo dục mà là lối tập trung đào tạo để đóng gói các tư tưởng, học thuyết vào tâm trí con người trước khi lắp họ vào các hệ thống đã được lập trình sẵn. Đó không phải là giáo dục vị nhân sinh.

Mình nghĩ giáo dục là phát triển con người theo hướng nhân văn, khai phóng, trân trọng sự sống. Nên tùy cảnh, tùy người mà vận dụng, miễn sao mọi con đường đều dẫn tới đỉnh núi và khiến cho con người có khao khát chinh phục bản thân thay vì chinh phục ngọn núi là được. Việc leo lên đỉnh núi là để thưởng ngoạn, để khám phá ra rằng luôn có những đỉnh núi khác cao hơn, để biết yêu quý ngọn núi mình đang đứng nhưng cũng biết trân trọng những dãy núi khác.

Cái mới không thể tự nhiên sinh ra được mà cần dựa trên nền cái cũ. Mình thấy giáo dục hiện nay có những điểm thuận lợi song cũng đi kèm thách thức là nhiều học sinh giàu tiềm năng nhưng ít giáo viên quan tâm và biết cách khơi dậy tiềm năng ấy. Có những giáo viên giỏi chuyên môn nhưng cái giỏi của họ không có chỗ dùng và có những giáo viên tâm huyết, đạo đức nhưng cái hay của họ không được hiểu.

Đôi lúc, giáo dục vẫn né tránh những việc khó như là tập trung vào con người, nền tảng đạo đức, nhân cách, tập trung vào việc khiến trường học là nơi cả thầy lẫn trò đều muốn đến và cảm thấy đáng để đến. Hình như, giáo dục vẫn loay hoay với những cải cách tập trung vào nhưng thứ vô tri, bề nổi như cơ sở vật chất, khẩu hiệu, danh hiệu, sách giáo khoa, giáo án v.v... trong khi chống chọi với khao khát về danh của gia đình và về lợi của xã hội khi đầu tư cho lớp trẻ vào thứ được tạm gọi là "giáo dục". 

Mình nghĩ chọn gắn bó với giáo dục thời đại này đúng là cần mượn tâm của Địa Tạng Vương Bồ Tát: "Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục?"

Liệu mình có bi quan quá không? mong được lắng nghe thêm những quan điểm khác, đặc biệt là từ những nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Cá nhân tui thì có lẽ sẽ bắt đầu từ việc chuyển dần sang dạy học sinh cách khám phá, cách nhìn nhận cuộc sống và con người khách quan hơn, cách giúp đỡ và nhờ vả, dạy cảm ơn nhiều hơn nhận lỗi, dạy nhận trách nhiệm về bản thân trước và đặc biệt là củng cố việc dạy và học về giáo dục giới tính. Mấy cái lý thuyết công thức gì đó nên xếp sau sự tự ý thức về bản thân và trách nhiệm cộng đồng. Có phần "con" rồi thì buộc phải hoàn thiện phần "người" thôi.
Không hẳn là t không thích nền giáo dục ở Việt Nam hiện tại, nhưng t nghĩ việc giáo dục đề cao con người và ý thức bây giờ quan trọng hơn. Nếu có thể kết hợp cả 2 nền giáo dục này lại thì quá là okela luôn.
Riêng t vẫn thích 1 chút nền giáo dục Nho giáo hơn, do nhứng lý do này:
- Thầy giáo ( thầy đồ) góp phần định hướng cách sống và tư tưởng cho học sinh (người xưa đều nể những người có học, một phần vì cách sống đẹp và một phần vì sự khôn ngoan). Cái này thật sự giáo dục bây giờ rất thiếu. Có một thời gian hàng loạt các giáo viên bức xúc vì có đề xuất bỏ tiên học lễ hậu học văn đi. Những thầy cô được học sinh nhiều thế hệ kính nể không có phản ứng mạnh như thế (mình xem các gv mình từng học). Mình nhớ hồi nhỏ có thầy giáo lớn tuổi giải thích câu đó là: Học làm người trước khi học chữ. (Lễ= lễ giáo, đạo đức?? đúng không nhỉ) và phản ứng các thầy cô gay gắt như thế vì sợ học trò sẽ hỗn láo với giáo viên (lễ = lễ lạy, khúm núm). 1 bộ phận giáo viên hình như đang coi trường học là thuộc địa và hách dịch rất nhiều, thời đi học mình rất ghét những giáo viên đó. 10 năm về trước việc gv bạo hành học sinh là bình thường, tát trước lớp, chửi bới và nhục mạ trước lớp xảy ra không hiếm, hay chính gv cũng là người nhỏ mọn khi đi thù 1 đứa trẻ với nhiều lý do khác nhau bằng cách chèn ép chúng trên trường. Và t vẫn muốn với sự phổ cập bây giờ sẽ có những thứ tốt đẹp trên của nền gd cũ. Ngày xưa không phải ai cũng có điều kiện đi học, học chữ, và thầy đồ trong vùng cũng chỉ có 1 2 người, nhưng những người có học thì đều sống rất chuẩn mực. Giáo viên giờ rất nhiều, nhà nước, nhà trường vận động đi học mỏi miệng mà nhiều học sinh vẫn chê, nhưng nếu chỉ trong trường các thầy cô mới được học sinh tôn trọng, nể sợ vì nhiều lý do và vì những bài giảng trong sgk nhan nhản trên internet đấy, có ai nghĩ chúng nó khi ra trường rồi sẽ thế nào không? Quan nhất thời, dân vạn đại mà :>

Mình muốn đề cao sự tự học ngay từ tiểu học thay vì đại học. Ở nền giáo dục hiện nay, mình thấy các cấp dưới đại học vẫn nhận được sự hướng dẫn, quan tâm khá sát sao của các thầy cô. Chính vì vậy có rất nhiều học sinh chây lì không chịu sáng tạo, không chịu cố gắng. 

Mình muốn tạo ra một nền giáo dục mà ở đó sự tự học được quan tâm sát sao và triệt để. Có như vậy thì ý thức trách nhiệm trong việc học tập và rèn luyện của học sinh mới được đề cao, sau này thành sinh viên cũng khỏi bỡ ngỡ. 

https://cdn.noron.vn/2022/12/25/how-to-self-study-effectively-1671953585.png